Chợ hải sản ăn liền giữa biển độc nhất Việt Nam

19:29 |
"Chưa ở mô có cái chợ lạ như ở Cù lao Chàm, khách chỉ cần đưa tay chỉ và hỏi giá bao nhiêu, gật đầu là bà chủ nhoay nhoáy dao thớt chưa đầy 5 phút đã tinh tươm trên đĩa thơm lừng".

Chị Nguyễn Thị Lan, du khách người Huế đến Cù lao Chàm, xuýt xoa kể về lần đầu tiên đi chợ hải sản ăn liền nơi bờ biển xã đảo thuộc Hội An, Quảng Nam này.

Hơn 30 phút đi ca nô cao tốc từ cảng Cửa Đại, Hội An vượt biển giữa trời lặng gió, xã đảo Tân Hiệp - Cù lao Chàm hiện ra giữa trời nước mênh mông.

Đây là đảo tiền tiêu nơi biển Đông, là Khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng thế giới - một phần không thể thiếu trong hành trình của du khách khi đến thăm khu đô thị cổ Hội An. Cù lao Chàm quyến rũ không chỉ vì cảnh biển xanh trong vắt mà còn bởi những thứ lạ lẫm của cư dân xã đảo, như không dùng túi ni lon, buôn bán thật thà chất phác với giá rẻ bất ngờ.

Cù-lao-chàm, Đà-Nẵng, Hội-An, hải-sản, bãi-Làng, khách-du-lịch, thực-khách
Biển núi Cù lao Chàm quyến rũ gọi mời.

Vừa đặt chân lên bờ biển bãi Làng của xã đảo Cù lao Chàm, du khách sẽ thấy ngay khu chợ ẩm thực hải sản ăn liền hiện ra. Cơ man nào là hải sản, đủ loại tươi sống bơi lội tung tăng trong những chiếc thau nhôm to đùng.

Anh bạn làm hướng dẫn du lịch nơi xã đảo này kể: "Bây giờ ra Cù lao Chàm không còn khó khăn như cách đây 2 năm. Chỉ cần có thời gian và chút ít tiền lận lưng là vô tư thưởng thức đủ món ngon vật lạ mà dân các đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn gọi là đặc sản".

Anh bảo, khách bình dân cũng có thể vi vu ngắm biển trời, núi rừng miễn phí và ăn hải sản rẻ chỉ bằng ½ trong đất liền và ¼ ở các thành phố lớn.

Sau khi lựa chọn tôm, mực, ốc, ghẹ... tươi ngon, chỉ cần khách gật đầu đồng ý mua là chủ hàng tay dao tay thớt nhoay nhoáy khoảng 5 phút là các món ăn đã tinh tươm trên chiếc đĩa sứ trắng, thơm ngào ngạt của hương vị hải sản biển.

Cù-lao-chàm, Đà-Nẵng, Hội-An, hải-sản, bãi-Làng, khách-du-lịch, thực-khách
Giá mực sống đang bơi trong thau chỉ 120 nghìn/kg, cầu gai 30 nghìn đồng/con. Còn cá thì tùy loại có giá từ 100 đến 300 nghìn kg sau khi chế biến.

Chị Thu, một chủ quán tại đây, nói: "Mực có giá từ 120.000 đến 200.000 đồng/kg tùy loại. Cầu gai biển mỗi con 35.000. Thích thì cứ chọn, bảo đảm ngon bổ, rẻ không ở mô rẻ hơn. Em muốn ăn loại nào, chờ chị ít phút là có ngay".

Ngay loại cá mú biển, tại biển Cù lao Chàm chỉ 300.000 đồng/kg trong khi các nhà hàng trong đất liền "hét" giá hơn 1,2 triệu đồng/kg.

Trò chuyện với chúng tôi, nhiều du khách bảo nếu đến đảo Cù lao Chàm, lý thú nhất là ngồi nhâm nhi hải sản tươi sống. Chợ họp ngay bên bờ biển, từ sáng sớm đến chiều tối, với 10 gian hàng có thể phục vụ thực khách bất kể giờ nào.

"Hè năm nào tui cũng cùng vợ con đáp máy bay vào Đà Nẵng và phi thẳng đến Hội An, mua vé ra Cù lao Chàm ở lại chơi thỏa thích mới về. Cái thú ở đảo là có núi, có biển lại được thưởng thức hải sản tươi sống mà không cần phải lo nghĩ chuyện chặt chém như nhiều nơi khác" - anh Nguyễn Xuân Anh, một khách du lịch ở Hà Nội, kể.

Cù-lao-chàm, Đà-Nẵng, Hội-An, hải-sản, bãi-Làng, khách-du-lịch, thực-khách
Du khách chỉ cần bỏ ra 200.000 đồng mua vé khứ hồi (đi tàu cao tốc) hoặc 5 triệu đồng (ca nô) để ra đảo của lao Chàm.
Cù-lao-chàm, Đà-Nẵng, Hội-An, hải-sản, bãi-Làng, khách-du-lịch, thực-khách
Cầu cảng trên đảo
Cù-lao-chàm, Đà-Nẵng, Hội-An, hải-sản, bãi-Làng, khách-du-lịch, thực-khách
Nhiều du khách kể rằng mỗi năm vài ba lần họ tranh thủ ra Hội An, Đà Nẵng và ra thẳng Cù lao Chàm để tận hưởng không khí trong lành và thưởng thức đặc sản biển tươi ngon, bổ rẻ.
Cù-lao-chàm, Đà-Nẵng, Hội-An, hải-sản, bãi-Làng, khách-du-lịch, thực-khách
Chợ hải sản ăn liền trên bờ biển Cù lao Chàm, Hội An
Cù-lao-chàm, Đà-Nẵng, Hội-An, hải-sản, bãi-Làng, khách-du-lịch, thực-khách
Du khách đi chợ, chọn đồ hải sản để nhờ chế biến ăn ngay tại chỗ.

Cù-lao-chàm, Đà-Nẵng, Hội-An, hải-sản, bãi-Làng, khách-du-lịch, thực-khách
Bếp than hồng phục vụ thực khách món nướng ngay tại chợ hải sản tươi sống, trên bờ biển Cù lao Chàm

Cù-lao-chàm, Đà-Nẵng, Hội-An, hải-sản, bãi-Làng, khách-du-lịch, thực-khách
Đĩa mực tươi ngon vừa được chế biến, du khách có thể thưởng thức tại chỗ.

Hơn 100 tàu Trung Quốc tiếp tục vây quanh giàn khoan trái phép

19:23 |
Trong ngày 29/6, phía Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.


Chiều 29/6, Cục Kiểm ngư cho biết, các tàu của Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 116-122 tàu các loại, trong đó có 45-47 tàu hải cảnh, 14-16 tàu vận tải, 17-19 tàu kéo, 34 tàu cá vỏ sắt và 6 tàu quân sự.

Tại thực địa giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đã chia các tàu trên hiện trường thành 2 vòng: vòng ngoài gồm 7-11 tàu loại lớn, được bố trí trên các hướng tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 của tàu Việt Nam, vòng trong gồm các tàu loại nhỏ bố trí cách giàn khoan khoảng 6-8 hải lý.
Hơn 100 tàu Trung Quốc tiếp tục vây quanh giàn khoan trái phép
Tàu Trung Quốc bám đuổi tàu Việt Nam ở khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép (Ảnh: Quang Tùng)
Các tàu kiểm ngư của ta vẫn thực hiện các đợt tiếp cận giàn khoan đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các lực lượng tàu bảo vệ của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ở phạm vi cách giàn khoan từ 10-11 hải lý.

Khi các tàu của ta tiếp cận giàn khoan 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật thì các tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, tàu vận tải và tàu kéo của Trung Quốc đều tăng tốc độ, tập trung ngăn cản.

Các tàu vòng ngoài của Trung Quốc bao vây hai bên, vòng trong áp sát ngăn cản phối hợp với vòng ngoài sẵn sàng ủi đẩy, đâm va, lúc gần nhất cách tàu ta khoảng 100m, kiên quyết không cho các tàu của ta cơ động vào gần giàn khoan.

Dưới sự ngăn cản của các tàu Trung Quốc, các tàu kiểm ngư của ta đã vòng tránh đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.

Các tàu cá của ngư dân ta trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt cá ở phía Tây Tây Nam, cách giàn khoan 42-44 hải lý.

Ở khu vực tàu cá của ta đánh bắt có khoảng 34 tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102 và 46106 của Trung Quốc đã thường xuyên bám sát, ngăn chặn, ép hướng các tàu cá của ta, không cho tàu cá của ta tiến gần vào khu vực giàn khoan. 

Tan nát gia đình vì mang án oan gần 6 năm

19:22 |
Đang học lớp 7, Tô Phương Trọng bị bắt vì hành vi hiếp dâm và gần 6 năm sau thì được tòa tuyên trắng án khi đã là một thanh niên 19 tuổi.
  
Tô Phương Trọng (SN 1994, ngụ xã Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vừa được Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM tuyên không phạm tội hiếp dâm trẻ em sau gần 6 năm bị hàm oan.

Nhiều sai sót trong tố tụng

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 18 giờ ngày 5/11/2008, Tô Phương Trọng bị nghi hiếp dâm cháu Nguyễn Ngọc H. (5 tuổi). Năm ngày sau, Trọng bị bắt tạm giam suốt 3 năm 7 tháng để điều tra, xét xử. Thời điểm đó, Trọng mới 14 tuổi 3 tháng, học lớp 7 Trường THCS Hiệp Bình, xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

Ngày 18/6/2010, TAND tỉnh Cà Mau xử sơ thẩm, tuyên Trọng 6 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em. Sau đó, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM xét xử phúc thẩm, hủy án sơ thẩm yêu cầu điều tra lại. Ngày 30/7/2013, TAND tỉnh Cà Mau xét xử sơ thẩm lần 2, tuyên Trọng không phạm tội hiếp dâm trẻ em. Đến ngày 13/5/2014, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM xử phúc thẩm, tuyên y án sơ thẩm.

Tan nát gia đình vì mang án oan gần 6 năm - 1

Tô Phương Trọng mong sớm nhận được bản án để kiếm việc làm nuôi mẹ già

Suốt quá trình bị tạm giam, truy tố, xét xử, Trọng luôn kêu oan, không thừa nhận hành vi hiếp dâm trẻ em và khẳng định mình bị dụ cung, ép cung. Theo Trọng, 2 bản khai nhận tội và lời khai có hiếp dâm bé H. trước đây do cán bộ điều tra hướng dẫn và hứa nếu chịu nghe theo thì được cho về nhà. Trong khi đó, Trọng khẳng định mình chỉ rủ bé H. ra sau bưu điện để bẻ trái cau.

Việc phủ nhận tội của Trọng được HĐXX đặc biệt quan tâm bởi hồ sơ vụ án thể hiện không có đại diện gia đình hoặc luật sư chứng kiến việc Trọng khai đã dụ bé H. vào bưu điện để cướp đôi bông tai bằng vàng, khi lại khai để hiếp dâm. Nhưng khi có mẹ ruột và luật sư bên cạnh (và tại tòa), Trọng lại khai chỉ rủ cháu H. đi hái cau.

Tại thời điểm bị quy kết thực hiện hành vi phạm tội, Trọng chỉ mới hơn 14 tuổi nên theo luật, khi lấy lời khai và hỏi cung phải có đại diện gia đình bị can. Thế nhưng, 2 bản nhận tội do Trọng viết và ký tên không có người đại diện gia đình chứng kiến. Tại tòa, Trọng phủ nhận 2 tờ khai nhận tội này và cho rằng do cán bộ điều tra hướng dẫn. Bảy bút lục khác thể hiện khi lấy lời khai, không có đại diện gia đình Trọng chứng kiến hoặc sai về thủ tục hỏi cung khác. Ngoài ra, tòa cho rằng kết quả giám định không bảo đảm tính khách quan và cũng không đủ căn cứ để chứng minh việc cháu H. bị hiếp dâm.

Tan nát một gia đình

Tiếp chúng tôi trong căn nhà rách nát ở ấp 2, xã Tân Thành, Trọng nghẹn ngào: "Sau khi ly hôn, mẹ mang theo em và đứa em trai đến huyện Đầm Dơi thuê phòng trọ ở. Hằng ngày, mẹ bán bánh chuối chiên nuôi 2 anh em đi học. Từ khi em bị bắt, tinh thần mẹ suy sụp rồi đổ bệnh, đứa em trai cũng bỏ học luôn. Nhiều năm trời, em lớn lên ở trại tạm giam, sống trong tủi nhục của một kẻ mang trọng tội hiếp dâm trẻ em, kêu trời không thấu. Bây giờ, em chỉ mong sớm nhận được bản án để đủ thủ tục làm giấy CMND và xin việc làm, nuôi mẹ đang bệnh nặng".

Trọng là con thứ 8 trong 9 người con của ông Tô Văn Phước và bà Lê Thị Nương. Khi hay tin con trai bị bắt giam, ông Phước đổ bệnh và chết. Bà Nương thì tái phát bệnh. Trong khi đó, các anh chị em của Trọng đều nghèo khó, đi làm mướn nuôi thân.

Anh Tô Trường An (36 tuổi), anh thứ ba của Trọng, nói trong nước mắt: "Cha mẹ tôi chỉ có 5 công đất nuôi tôm nằm phía sau đất của người khác nên luôn thiếu nước, thu hoạch bấp bênh. Nay Trọng trắng án về nhà, chúng tôi thống nhất giao lại hết cho em để nó làm kế sinh nhai, vợ chồng tôi tìm việc làm thuê kiếm sống".

Bà Nương, 60 tuổi, chỉ biết khóc khi hay tin con trắng án. Từ ngày con trai vào tù, bà khóc đã thành quen. Mấy ngày nay, bệnh tình có thuyên giảm, bà đã trở lại Đầm Dơi tiếp tục nghề bán bánh chuối chiên để kiếm tiền nuôi con trong thời gian Trọng thất nghiệp.

"Nghe người ta nói thằng Trọng bị hàm oan thì sẽ được bồi thường nhưng tôi không biết phải làm thủ tục như thế nào. Tôi chỉ mong sao người ta sớm bồi thường, cấp giấy CMND để cháu tìm một việc gì đó nuôi thân" - bà Nương nói.

Thu thập chứng cứ trái luật

Thẩm phán Nguyễn Chí Văn, chủ tọa phiên tòa sơ thẩm lần 2 (ngày 30-7-2013), cho biết: "Đồ vật, văn bản, hồ sơ được xem là chứng cứ hợp pháp, có tính pháp lý khi thu thập đúng trình tự quy định của pháp luật. Ở vụ án này, gần như toàn bộ bút lục mà VKSND dùng làm cơ sở buộc tội bị cáo được thu thập chưa đúng theo quy định của pháp luật. Cụ thể, trong nhiều bút lục thể hiện việc lấy lời khai bị cáo Trọng thiếu đại diện gia đình hoặc luật sư, có những bút lục thiếu cả hai. Từ đó, HĐXX quyết định bác toàn bộ những bút lục thu thập sai quy trình đó".

Dân Sài Gòn khiếp đảm, mua thức ăn 'tế' chuột

19:23 |
Người dân Sài thành mệt mỏi, khiếp đến mức gọi chuột là "ông tý" và hằng ngày "tế" thức ăn cho chúng để mua lấy sự bình yên.
Mùa mưa, chuột từ các cống rãnh tại TP.HCM mất chỗ chú ẩn tràn vào nhà dân, chợ búa, bến xe cắn phá, nguy hại hơn chúng đang phát tán mầm bệnh Hantavirus cho dân toàn thành phố.

Chuột đại náo nhà dân
Chuột đại náo nhà dân

Nỗi ám ảnh mang tên "ông Tý"

Cô Phạm Thị Oanh, chủ nhà trọ trên đường Trần Quang Khải (Q.1), cho biết, mới đầu mùa mưa mà chuột từ cống, rãnh thi nhau chui vào nhà dân trong xóm vì nước mưa gập, chuột không cò chỗ ở. Chính vì vậy mà người trọ trong nhà cô Oanh chuyển đi hết vì nhà nhiều chuột, tối ngủ chuột rúc vào người, cắn chân.

"Cứ 1-2 giờ khua người ở trọ lại hét lên vì chuột, dậy bật đèn thì chuột chạy tán loạn. Người tới thuê phòng buộc phải trả phòng, nhà có 4 phòng trọ thì giờ 3 phòng trọ đành bỏ trống vì không có ai giám thuê", cô Oanh kể.

Phạm Văn Cường, sinh viên trường ĐH Giao Thông Vận Tải TP.HCM, trọ tại hẻm 168 đường Ung Văn Khiêm, Q. Bình Thạnh cho biết: "Người ngủ thì chuột hoạt động bên cạnh. Mùa nóng thì đỡ chuột chứa mùa mưa thì nhiều lắm. Nấu cơm xong mới dọn ra chưa kịp ăn, chạy đi xin quả ớt phòng bên cạnh về đã thấy chuột bủa vây ăn đồ ăn. Mua bẫy về bắt những không con nào dính bẫy mà chuột vẫn lúc nhúc khắp nhà", Cường nói.

Dù đặt bẫy ngay trên đường chuột chạy nhưng chuột nhưng Cường vẫn không bắt được con chuột nào.
Dù đặt bẫy ngay trên đường chuột chạy nhưng chuột nhưng Cường vẫn không bắt được con chuột nào.

Hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Bình sống trong khu lụp xụp xóm Chiếu, P.14, Q.4 vô cùng ngao ngán khi nhắc tới chuột. "Xóm này giờ thành xóm "ông tý", những con chuột to và ghẻ đầy mình, thấy người chúng không thèm chạy. Đêm nào chuột cũng vào nhà, chúng phá đồ đạc, bài tiết ngay chỗ mình ăn ngủ nhưng không tài nào diệt được chúng", ông Bình bức xúc.

Để hạn chế chuột, người dân quanh khu vực thường xuyên tổng vệ sinh, không vứt đồ ăn thừa để chuột đói mà bỏ đi. Thế nhưng, lúc chuột đói lại tìm vào nhà dân nhiều hơn, chúng cắn phá đồ đạc, thậm chí cắn cả chân tủ, chui vào tủ quần áo để làm tổ đẻ con.

Mới mua được căn nhà tại chung cư Bình An, phường Bình An, Q.2 được 1 tháng, anh Trần Công Minh đã ngao ngán thông báo với quản lý chung cư vì bị các "ông Tý" vào nhà. "Chung cư mới xây mà chuột có khắp nơi, rác mỗi tối đều để trước cửa, sáng có nhân viên tới thu nhưng chưa kịp dọn thì trong đêm chuột đã cắn phá bầy khắp ban công", anh Minh kể.

Tại khu dân cư qua khu vực chợ Tân Sơn Nhất đường Nguyễn Thái Sơn P.2, Q.Tân Bình cứ mỗi khi tan chợ chuột lại quần tụ nhau lại ăn đồ thừa ở chợ, khi trời mưa cống ngập chuột lại chạy toán loạn vào nhà dân.

"Mùa khô thì không sao, cứ mùa mưa là chuột lại vào nhà làm tổ. Nhà có kho đựng đồ cũ trên tầng 2 lâu lâu mới động tới, hôm bữa có mở ra lấy ít đồ cũ mang cho. Khi mở ra cả đàn chuột lúc nhúc bên trong có cả chuột mới đẻ", chị Ngô Thanh Vân nhà tại chợ Tân Sơn Nhất vẫn rùng mình mỗi khi kể về chuột nhà mình.

Chị Nguyễn Minh Thư, công nhân quét rác trên đường Nguyễn Văn Trỗi quận Phú Nhuận cho biết ngao ngán vì đêm nào cũng phải hốt xác chuột bị xe cán bầy nhầy trên đường.

Mỗi năm, một cặp chuột đẻ 2.000 con

"Trên thế giới hiện nay có khoảng 500 loài chuột, tại Việt Nam có 5 loại gây hại lớn cho con người. Bao gồm chuột cống, chuột đồng, chột nhắt và chuột lợn. Chuột thường sinh sản theo cấp số nhân, mỗi năm một cặp chuột có thể đẻ ra 2.000 con", kỹ sư Phan Văn Dũng, Phó Giám đốc công ty diệt chuột Phương Thanh (Q.Phú Nhuận), người nhiều năm nghiên cứu về loài chuột cho biết.

Theo kỹ sư Dũng thì tại TP.HCM hiện tại có khoảng 5 triệu con chuột các loại sinh sống, trong đó có 2 triệu con đang sinh sản, như vậy mỗi năm có khoảng 400 triệu con chuột ra đời.

Theo anh Dũng phong trào diệt chuột ở thành phố không thiết thực, có ra quân diệt tại các quận, huyện cũng chỉ là phong trào. Để đối phó với chuột đặt bẫy thôi cũng chưa đủ vì chuột bị bẫy một vài lần thành quen và không mắc bẫy nữa, cách tốt nhất là vệ sinh sạch sẽ nơi mình sinh sống, phải diệt vào mùa khô khi chúng sinh sản.

Chuột bạo tới mức thấy người đứng cạnh nhưng vẫn không bỏ chạy. (ảnh chụp tại chợ Tân Sơn Nhất Q. Tân Bình).
Chuột bạo tới mức thấy người đứng cạnh nhưng vẫn không bỏ chạy. (ảnh chụp tại chợ Tân Sơn Nhất Q. Tân Bình).

Theo ông Nguyễn Văn Mướng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Q. Bình Thạnh, từ đầu năm tới giờ quận chưa tổ chức đợt diệt chuột nào, thường thì Trung tâm giao cho y tế dự phòng các phường theo dõi vào báo cáo tình hình chuột lên Trung tâm, hoặc đợi thành phố mở chiến dịch thì sẽ thuê công ty diệt chuột bên ngoài hỗ trợ.

Cũng theo nhân viên Trung tâm y tế dự phòng tại đây cho biết, thường xuyên tiếp nhận những ca tới tiên phòng do chuột cắn nhưng vì Trung tâm không có vắc-xin nên đành nói người dân lên viện Pasteur để tiên ngừa bệnh Hantavirus.

Người dân ở khu vực đường Trần Văn Đang (P.9, Q.3, TP.HCM, gần Ga Sài Gòn) vẫn còn nhớ trường hợp ông N.V.T. (55 tuổi, ngụ tại Trần Văn Đang, P.9, Q.3) phải nhập viện tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM vì trước đó bị chuột cống cắn vào ngón chân mà không đi chích ngừa. Tại bệnh viện, sau khi xét nghiệm, các bác sĩ cho biết ông T. dương tính với virus Hanta (virus này có khả năng gây suy gan, suy thận cấp khiến bệnh nhân tử vong).

Trung tâm Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại ở TP.HCM cho biết, mỗi tháng trung tâm diệt được 500-700 con chuột, riêng mùa muwa thì cao hơn, diệt theo định kỳ 1-3 tháng các khu công nghiệp hay khu cao ốc văn phòng lại thuê trung tâm diệt một lần.

Bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Hường, Khoa nhiễm D Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM cho biết: "Triệu chứng của những ca do Hantavirus gây ra là sốt tương tự như sốt siêu vi, có thể gây xuất huyết ngoài da như sốt xuất huyết nhưng bệnh nhân có dấu hiệu suy thận".

Bác sĩ Hường còn cho biết thêm bệnh nhân bị chuột cắn sẽ có triệu chứng đầu tiên là nhức đầu, đau lưng, đau bụng, sốt cao, lạnh run và nôn ói. Cũng có tình trạng mặt ửng đỏ, viêm đỏ kết mạc mắt, phát ban ngoài ra. Sau đó bệnh nhân có thể bị huyết áp thấp, sốt, thoát huyết tương đồng thời xuất hiện suy thận cấp. Bị suy thận cấp có thể tự phục hồi. Bệnh viện sẽ chịu trách nhiệm theo dõi các biến chứng cho bệnh nhân để bệnh nhân có thể phục hồi sau 2 tuần.

Theo thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhiệt đới TP.HCM, trong năm 2013 có tổng cộng 3 ca nhập viện do chuột cắn, trong đó có 2 ca rơi vào tháng 5 và một ca vào tháng 10. Riêng tính từ đầu năm 2014 đến nay, BV đã tiếp nhận 2 ca nhập viện với cùng nguyên nhân trên.

"Trên thực tế thì những ca chuột cắn sau khi khám đều được chúng tôi chuyển qua Viện Pasteur tiêm ngừa và theo dõi, tuy nhiên người dân dễ bị nhiễm Hantavirus khi tiếp xúc với nước tiểu hay phân của chuột, bị nhiễm bệnh khi hít vào đường hô hấp hoặc do tiếp xúc với vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc mắt, mũi, miệng hay thường xuyên nhất là bị chuột cắn", bác sĩ Hường cho biết. 

Xin làm tiếp tân, bị đề nghị khỏa thân cho xem... 3 vòng

19:20 |
Khi đi xin việc, ngoài yêu cầu cao 1,67 m trở lên, khuôn mặt đẹp không mụn, da trắng,... nhiều nơi tuyển dụng ở Sài Gòn còn yêu cầu cho họ xem 3 vòng đầy đặn thì mới tuyển vào làm.

Đang học đại học chuyên ngành tiếng Anh tại một trường ĐH ở TP.HCM nhưng lại nuôi mộng lấy chồng nước ngoài, nên Trần Thị Bích Liên (21 tuổi, ở TP.Vũng Tàu) không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để tiếp cận với những người đàn ông ngoại quốc.

Cứ sau mỗi giờ học đến trường, Liên lại cùng nhóm bạn ra phố Tây (đường Phạm Ngũ Lão) hoặc chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, Bưu biện TP, công viên 23/9 (quận 1)... để tìm và nói chuyện với các du khách. Liên cũng lên mạng tìm việc làm thêm ở những khách sạn, nhà hàng lớn trên đường Đồng Khởi (quận 1), nơi có nhiều khách quốc tế thường xuyên lui tới lưu trú.

Khách sạn S. tuyển nữ nhân viên lễ tân đứng đón khách với mức lương khởi điểm là 400 USD/tháng. Điều kiện cao từ 1,65 - 1,67 m trở lên, khuôn mặt đẹp, da trắng, không mụn. Ngoài ra người tuyển dụng còn yêu cầu diện kiến 3 vòng đầy đặn cho họ xem.

Xin làm tiếp tân, bị đề nghị khỏa thân cho xem... 3 vòng - Ảnh 1
Muốn làm tiếp viên các nhà hàng, bar thì phải đầy đặn 3 vòng (ảnh minh họa).

Thấy mình có chiều cao, tiêu chuẩn tương đương với yêu cầu, nên Liên nộp hồ sơ dự tuyển. Tới ngày phỏng vấn, quản lý khách sạn đưa ra hàng loạt yêu cầu như có khả năng giao tiếp tiếng Anh, xử lý nhanh tình huống khi tiếp xúc với khách... Mọi yêu cầu Liên đều vượt qua.

Tuy nhiên, đến vòng phỏng vấn cuối cùng, người tuyển dụng yêu cầu Liên khỏa thân chụp hình để họ "kiểm duyệt" số đo 3 vòng. Hoảng hốt với yêu cầu lạ đời này nên cô không đồng ý và cuối cùng bị đánh rớt.

"Tôi không ngờ một nơi sang trọng như thế mà có yêu cầu lạ đời trong cách tuyển dụng. Nếu họ lấy thước dây đo bình thường thì có thể chấp nhận, đằng này người quản lý bắt chúng tôi cởi hết quần áo cho họ xem...", chị Liên bức xúc.

Cũng có mộng lấy chồng nước ngoài như Liên, chị Lê Thị Ngọc Mai (22 tuổi, quê Cần Thơ) lại chọn quán bar, vũ trường là nơi để tiếp cận với quý ông ngoại quốc giàu có, Việt kiều.

Khi đi xin việc ở quán bar L. trên đường Tôn Đức Thắng (phường Bến Nghé, quận 1), quản lý cho biết lương phục vụ không cao, trong khoảng từ 2 - 3 triệu đồng, sống được chủ yếu là tiền bo của khách. Người khéo léo chiều khách thì kiếm được vài chục triệu tiền bo mỗi tháng.

Với mục đích đi làm không phải vì tiền mà là cơ hội để kiếm chồng ngoại quốc nên Mai không để ý tới mức lương. Có sẵn trình độ ngoại ngữ, nước da trắng, chiều cao đủ tiêu chuẩn, Mai được quản lý quán bar hứa hẹn, ưu tiên đưa vào danh sách phục khách VIP (khách Tây).

Tuy nhiên, để lọt vào được danh sách đó, quản lý quán bar yêu cầu kiểm tra số đo 3 vòng của cô. Xác định tư tưởng ngay từ đầu khi xin vào làm việc, nên Ngọc Mai không ngần ngại trước yêu cầu này và cô đã được nhận vào làm việc.

"Họ cho tôi xem các hình ảnh chụp của nhiều người xin việc trước đó và kêu tôi làm theo để chụp ảnh. Ở đây không yêu cầu khỏa thân, chỉ mặc bikini chụp hình và đo 3 vòng nên tôi chấp nhận", Mai cho biết.

Trong một lần đi qua đường Ngô Văn Năm (phường Bến Nghé, quận 1), PV thấy hàng loạt nhà hàng Nhật trưng biển tuyển nhân viên. Nhà hàng K. tuyển người với các yêu cầu như nữ từ 18 - 24 tuổi, có ngoại hình hấp dẫn, làm việc 19h30 - 23h30, ưu tiên biết giao tiếp tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Thời gian gọi điện phỏng vấn là từ 18 - 20h hàng ngày.

Trong vai là người đi xin việc, PV gọi vào số điện thoại của quản lý nhà hàng (tên Dương) xin làm vào lễ tân. Qua điện thoại, quản lý hỏi "em có biết ngoại ngữ không? Tôi trả lời giao tiếp tiếng Anh. Người này hỏi em bao nhiêu? Tôi nói 1,58 m! Ngay lập tức đầu dây bên kia trả lời: "Thấp quá em ơi, bên anh tuyển nhân viên cao 1,63 m trở lên không à".

Một tuần sau, PV nhờ một người bạn cao 1,67 m, dáng người mập, tiếp tục gọi điện vào số của anh quản lý nhà hàng K. xin vào làm phục vụ. Câu đầu tiên nam quản lý này hỏi, em cao bao nhiêu? 3 vòng thế nào? Khi người xin việc nói cao 1,67 m, thì quản lý hẹn tới quán cà phê trên đường Lê Lai (quận 1) để phỏng vấn trực tiếp.

Trước khi gặp, cô bạn hỏi anh Dương lương phục vụ bao nhiêu, thì được trả lời nếu biết cả tiếng Nhật và Anh 3,5 triệu đồng/tháng; còn nếu không có ngoại ngữ thì 2,5 triệu đồng/tháng. Khi chúng tôi hỏi phục vụ khách nước ngoài mà lương thấp vậy, thì Dương bảo nếu ngoại hình đẹp, biết chiều khách thì sẽ được thưởng, bo nhiều.

Theo đúng điểm hẹn, 20h tối cuối tuần, chúng tôi đến quán cà phê trên đường Lê Lai. Khi thấy cô bạn tôi, anh Dương nói ngay: 'Thôi về đi, 3 vòng của em không đạt chuẩn nên không thể phục vụ ở đây được". 

Mang thai hộ: Tử cung phụ nữ có thể... đắt hàng

19:17 |
Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi cho phép mang thai hộ là một bước tiến bộ rõ nét đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhiều người. Tuy nhiên, nếu không có những văn bản hưởng dẫn chi tiết, rất có thể tử cung người phụ nữ sẽ trở thành món hàng mua bán, nhiều người sẽ coi đẻ thuê là việc làm kiếm sống. Vì thế, Cafe đầu tuần của Kiến Thức đã có cuộc đối thoại thú vị với TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS).

Hệ quả sẽ rất nguy hại

- Ngày 19/6, Quốc hội đã thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, trong đó quy định cho phép mang thai hộ là biện pháp nhân đạo giúp cho những cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai, sinh con được ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản có cơ hội làm cha mẹ. Dưới góc nhìn của một chuyên gia, bà đón nhận thông tin này như thế nào?

Tôi hoàn toàn ủng hộ việc này, nó thể hiện sự quan tâm đến những người không có khả năng mang thai, đồng thời cũng là cơ hội để áp dụng công nghệ hỗ trợ con người. Thế nhưng ở góc độ cá nhân, tôi rất quan ngại về vấn đề thực thi pháp luật. Thực thi thế nào để người ta không lạm dụng, không thương mại hóa việc mang thai hộ dẫn đến bóc lột phụ nữ, lạm dụng cơ thể người phụ nữ dẫn đến tình trạng buôn bán phụ nữ, buôn bán trẻ em. Nếu không thực thi luật một cách thực sự có hiệu quả thì những vấn đề đó sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.

Mang thai hộ: Tử cung phụ nữ có thể... đắt hàng
TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS).

- Nhưng việc mang thai hộ trên thực tế đã tồn tại nhiều năm rồi?

Đúng vậy. Xu hướng này đang ngày càng gia tăng. Vấn đề là luật của chúng ta có điều chỉnh được điều đó hay không mà thôi. Nếu không có hệ thống theo dõi, giám sát thì hậu quả của việc mang thai hộ sẽ rất nguy hại, ví dụ như có thể xảy ra việc kết hôn giữa người cùng huyết thống. Hậu quả trước mắt là cơ thể người phụ nữ sẽ bị đem ra buôn bán, tử cung người phụ nữ sẽ bị đem ra sử dụng như một món hàng. Mà như thế thì không ổn.

- Cơ thế người phụ nữ sẽ bị lợi dụng?

Đúng vậy. Nhất là phụ nữ nghèo và thiếu hiểu biết.

- Nhưng quy định đã thành luật, không thể thay đổi nữa, hẳn là người làm luật cũng đã phải tính đến hết các điều này?

Điều tôi e ngại là với tình trạng thực thi pháp luật hiện nay thể hiện qua nhiều luật khác, việc thực thi kém như vậy thì liệu có thể đảm bảo thân thể người phụ nữ không bị buôn bán và dùng vào các mục đích thương mại hay không. Đó là điều tôi thấy rất lo ngại.

- Và lúc này chúng ta phải làm gì?

Tôi hy vọng những nghị định hướng dẫn thi hành các điều khoản của luật sau này sẽ chi tiết để làm sao hạn chế được các hậu quả đó.

Đứa trẻ ra đời là giải tán

- Ở những nước phát triển, họ kiểm soát việc này như thế nào thưa bà?

Ví dụ, để được mang thai hộ thì phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể thế nào, điều kiện ràng buộc, hợp đồng pháp luật, kiểm tra y tế rất chi tiết, có cả một quá trình theo dõi đứa trẻ lâu dài trong nhiều năm, có hồ sơ lưu giữ, chứ không phải đứa trẻ ra đời là giải tán, mỗi người một nơi như cái cách mang thai hộ mà chúng ta vẫn đang làm. Còn ở Việt Nam, liệu có làm được điều này? Ta quản lý những người hiến tặng tinh trùng, hiến tặng trứng, những người mang thai hộ như thế nào, đã có một hệ cơ sở dữ liệu thống nhất hay chưa?

- Theo bà thì chúng ta có làm được điều này không?

Về nguyên tắc thì có thể làm được, nhưng chúng ta được biết tình trạng hối lộ, mua bán, tham nhũng... xảy ra rất thường xuyên. Nên tôi không thấy có gì để đảm bảo rằng chúng ta sẽ thực thi những nguyên tắc đó chặt chẽ. Trong khi đó cái giá phải trả sẽ rất lớn. Nên tôi chưa tin lắm vào việc chúng ta có thể ngăn ngừa được tình trạng đó.

- Như bà nói, rõ ràng khi luật chưa cho phép thì người ta vẫn cứ mang thai hộ đấy thôi, có thấy hậu quả gì đâu?

Đúng là từ khi chưa có luật thì người ta đã làm việc này, dù đó là điều cấm. Bây giờ câu chuyện quản lý là vấn đề mấu chốt nhất. Nhận thức của người dân nói chung chưa thực sự thấu đáo nên bản thân tôi thấy lo ngại.

- Nghe bà nói như vậy thì tôi cũng thấy lo lắng quá, liệu cái khả năng xảy ra những nguy cơ như bà nói có cao không?

Tôi nghĩ khả năng rất cao. Hệ quả, cơ thể người phụ nữ sẽ được đem ra buôn bán, bóc lột, ảnh hưởng đến sinh mạng, sức khoẻ của người phụ nữ. Sẽ có những người phụ nữ vì quá nghèo, họ phải tìm đến mang thai hộ như là một công việc kiếm sống. Mang thai để kiếm ăn, mang thai chuyên nghiệp thì sức khoẻ người phụ nữ sẽ như thế nào. Rồi bao nhiêu người ăn theo, ăn vào cơ thể người phụ nữ ấy, kiếm lời trên cơ thể người phụ nữ. Những cái đó được điều chỉnh thế nào, ai kiểm soát. Những lo ngại đó rất đáng báo động.

- Nếu vậy thì rõ ràng là sự phát triển thụt lùi?

Đúng vậy, nó rất nguy hiểm. Tôi lo lắng là có cơ sở, bởi chỉ cần nhìn vào một số luật khác là thấy ngay. Ví dụ như luật giao thông, quy định phải đội mũ bảo hiểm chuẩn, nhưng có thực hiện được đâu. Chẳng lẽ công an đi bắt từng người xem đội mũ bảo hiểm thật hay giả? Chuyện đó nó giống như thả gà ra đuổi vậy, nó không hiệu quả một chút nào. Gần đây tôi có xem một bộ phim Mỹ, tất nhiên phim thì có hư cấu. Bộ phim nói rằng có một loạt phụ nữ trẻ bị bắt cóc, giam ở một nơi và bị dùng thuốc làm cho hôn mê, mang thai. Khi họ sinh con xong, những đứa trẻ này được bán đi. Người phụ nữ mà tố cáo sẽ bị thủ tiêu.

Thiệt cho rất nhiều người đồng tính

- Cũng trong Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, việc kết hôn giữa những người đồng tính đã không được xem xét cho vào luật, quan điểm của bà thế nào?

Tôi rất tiếc vì luật sửa đổi lần này không công nhận hôn nhân đồng giới. Tôi cho rằng chúng ta đang đi chậm hơn so với thế giới. Việc này ảnh hưởng đến nhiều gia đình, hạnh phúc của nhiều người.

- Vì sao thế ạ?

Tôi nói một ví dụ rất gần tôi là tôi có một người quen mới lấy chồng. Cưới xong mới biết anh chồng là người đồng tính, cô bé đó rất đau khổ vì phải sống trong tình cảnh đó. Vì xã hội không công nhận hôn nhân đồng giới nên cậu kia buộc phải lấy vợ, dù không có tình cảm với vợ. Hôn nhân trở nên trá hình. Đó chỉ là một ví dụ rất nhỏ.

- Theo bà, việc này chúng ta đi chậm so với thế giới?

Đúng vậy, rất nhiều nước trên thế giới đã công nhận điều này. Người đồng tính và không đồng tính đều bị ảnh hưởng. Khi xã hội cởi mở hơn thì anh chồng trong câu chuyện kia không việc gì phải che đậy bằng cuộc hôn nhân giả dối.

Xin cảm ơn

TS Khuất Thu Hồng

!

Luật quy định cấm thương mại hóa mang thai hộ nhưng được tự nguyện. Nhưng xác định thế nào là mua bán, thế nào là tự nguyện lại rất khó khăn. Ai kiểm tra, kiểm soát được việc đó là tự nguyện hay mua bán. Trong khi đó có rất nhiều người thấy hỉ hả việc cho mang thai hộ để họ đi "gửi gắm" ở chỗ khác, nhất là những người chưa có con trai. Thế là hệ quả rồi sẽ lại thừa đàn ông. Hiện ta chưa hình dung được sự nghiêm trọng của hậu quả đó. 

Sốc với người vợ bỏ chồng chạy theo con rể hờ

20:50 |
Chuyện vỡ lở, ông Huệ sốc nặng, đành viết đơn ly dị. Cô con gái không tin nổi vào những điều đang xảy ra...

Sau nhiều lần trò chuyện, thấy V điển trai lại hiền lành, ông Huệ đã có ý ưng bụng muốn tác duyên sánh đôi cùng con gái. Ông nói với vợ, ghép V với con gái đầu lòng, mong hai trẻ sớm thành đôi lứa.

Thế nhưng, ông Huệ không thể ngờ, sau thời gian V "cưa đổ" cô con gái thì cũng là lúc trong điện thoại của vợ ông xuất hiện những tin nhắn tình tứ. Chủ nhân của những tin nhắn này, không ai khác, chính là chàng rể tương lai. Chuyện vỡ lở, ông Huệ sốc nặng, đành viết đơn ly dị. Cô con gái ông thì nước mắt lưng tròng, không tin nổi vào những điều đang xảy ra...

Tán cả con lẫn... mẹ

Nghi án con rể tương lai cưa cẩm mẹ vợ xảy ra tại huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp) một thời khiến người dân nơi đây bàn tán xôn xao. Người ta trách cứ cậu thanh niên đa tình bao nhiêu thì thương cho bản tính thật thà đến khờ dại của ông Huệ bấy nhiêu. Bởi vì quá tin người mà ông mất vợ, con gái mất chồng tương lai, gia đình tan tác. Không những thế câu chuyện gia đình ông lại bị làng trên xóm dưới truyền tai nhau kể vanh vách, khiến ông "mất cả chì lẫn chài". Tình cảnh bi hài mà chúng tôi đang nói đến đã xảy ra với ông Lê Minh Huệ (SN 1969, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp).

Nhắc lại câu chuyện dở khóc, dở cười của đời mình, ông Huệ vẫn còn nguyên vẹn nỗi bức xúc. Ông nói: " Thiệt tình, tôi không thể ngờ, người vợ bao nhiêu năm đầu ấp tay gối lại như vậy. Bà ấy chẳng những phản bội tôi mà còn cướp mất chồng tương lai của con gái nữa. Giờ đây, gia đình tôi tan nát cũng bởi sự xuất hiện của gã thanh niên có khuôn mặt điển trai thanh tú kia. Nhục nhã, xấu hổ lắm nhưng không kể ra làm bài học cho người đời thì tôi có tội".

Theo lời ông Huệ kể, trước đây tình cảm gia đình mình rất tốt, các con ngoan ngoãn, vợ chồng bảo ban nhau làm ăn. Dù đôi khi trong cuộc sống vợ chồng, con cái cũng có những mâu thuẫn nhỏ phát sinh nhưng gia đình ông vẫn luôn được mọi người đánh giá là hạnh phúc. Những tưởng mái ấm êm đềm ấy sẽ được bền lâu, nào ngờ một ngày nọ người thanh niên có tên Đ.M.V (SN 1988) xuất hiện. Ông Huệ bảo, V là người huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre).

Sốc với người vợ bỏ chồng chạy theo con rể hờ - 1

Ông Huệ trò chuyện với PV. Ảnh TG

Năm 2008, sau khi học xong Trung cấp, V xin vào làm tại cửa hàng bán đồ thủy sản cạnh nhà ông Huệ. V khá điển trai, dáng người cao ráo, ăn nói hoạt ngôn, rất lễ phép. Thấy cậu ta hiền lành, dễ mến nên gia đình ông Huệ ai nấy đều thương. Mỗi lần có cỗ tiệc, ông Huệ đều dành riêng hoặc kêu chàng thanh niên sang cùng chén tạc chén thù. Nhiều lần đứng bên vườn nhà nhìn sang bên kia cửa hàng, thấy chàng thanh niên chăm chỉ, ông lại ước ao sau này nó sẽ làm rể mình. Bởi, ông Huệ có cô con gái đang tuổi trăng tròn tên Lê Thúy K (SN 1989), cái tên đẹp như nét người vậy. Trai trong vùng mỗi đêm đến lại tụ tập đầy ngõ, mong "tán" bằng được thiếu nữ. Không hiểu sao, cô gái lại chẳng thích ai cho đến khi V đến. Nhiều lần, ông Huệ thấy chàng thanh niên hàng xóm liếc mắt đưa tình con gái ông và hình như K cũng e thẹn đáp lại. Đúng là "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", ông Huệ bảo thầm với vợ là bà Nguyễn Thị Diệu H (SN 1968) rằng, chắc "cá đã cắn câu rồi". Tương lai chúng sẽ là một đôi đẹp, bà H mỉm cười gật đầu.

Nhiều lần, trong những lần trà dư tửu hậu, ông Huệ gật gù hứa sẽ gả con gái rượu cho V. Nhưng ông bảo, V phải có trách nhiệm là để con gái ông học hành xong xuôi rồi thích cưới xin lúc nào cũng được. Từ ngày được hứa, V tự coi mình là con rể ông, thường xuyên qua nhà "cha vợ", sinh hoạt như nhà của mình, bất kể lúc ông Huệ hay con gái ông đi vắng, chỉ có mỗi mình... mẹ vợ ở nhà. Cũng trong thời gian chờ con gái ông Huệ tốt nghiệp, V hay nói chuyện với bà H. V gọi bà bằng "mẹ", nghe cứ ngọt như mía lùi.

Nói về bi kịch cay đắng của gia đình, ông Huệ cho biết, cũng vì đặc thù công việc rồi cái bản tính dễ tin người, ông lỡ "nuôi ong tay áo". Ông vốn làm nghề tài xế xe tải, thường xuyên vắng nhà. Hằng ngày, ông đi từ tinh mơ, về lúc trời chập choạng. Ngoài chuyện xe cộ, rời ra ông lại chăm bẵm khu vườn cây, ao cá. Ông cứ đi biền biệt, về thấy vợ con yên ổn thì ông coi như không có chuyện gì. Dù vậy, ông được coi là người có trách nhiệm. Mong muốn con trẻ có tương lai sáng lạn, ông cố gắng làm lụng, dành dụm tiền bạc lo cho các con được ăn học đàng hoàng. Còn với vợ, ông Huệ lúc nào cũng hết lòng yêu thương, không để vợ phải làm bất cứ điều gì ngoài việc ở nhà chăm sóc cho người mẹ già đã tuổi 82. Nhưng theo ông Huệ, chính cái sự vô tư ấy đã vô tình hại ông. "Nếu tôi cảnh giác thì đâu có xảy ra cái chuyện đau lòng ấy", ông Huệ than thở.

Ông Huệ bảo, trước khi xảy ra chuyện, ông chẳng mảy may nghi ngờ sự thân thiết có phần hơi thái quá của V và vợ. Nhưng người xưa nói "cái kim trong bọc rồi cũng có ngày lòi ra". Trong một lần vô tình, cô con gái thứ hai của ông bắt gặp những dòng tin nhắn tình tứ giữa mẹ và anh rể tương lai. Cô bé đã mang chuyện kể với chị mình. Dù rất sốc và thất vọng, Thúy K vẫn cố nhịn không muốn làm lớn chuyện, vì danh dự bản thân, cũng vì sợ cha không thể nào chịu được sự thật quá đau đớn. Chính vì vậy, K năm lần bảy lượt khuyên mẹ chấm dứt ngay mối quan hệ mờ ám. Thế nhưng, mẹ cô cho rằng đó là do người khác hiểu nhầm, giữa V và bà không có chuyện gì cả.

Khi tiếp xúc với người viết, cô bé (xin giấu tên, người phát hiện ra những tin nhắn của mẹ mình và V) kể: " Lần đó, em tình cờ bắt gặp trong máy mẹ có rất nhiều tin nhắn tình tứ với một số máy lạ. Nào là những lời bay bướm, xưng hô anh anh em em ngọt sớt. Không thể chịu nổi, em đã đem chuyện này nói với chị hai (Thúy K). Không thể ngờ rằng kẻ hằng ngày vẫn ngồi chung mâm, gọi cha mẹ vợ ngọt sớt lại làm chuyện ấy. Nhưng vì không muốn làm lớn chuyện, chị hai bảo em đừng vội nói với cha, để hai chị em lựa lời từ từ khuyên can mẹ. Khuyên mãi không được, chúng em hù bà rằng: "Nếu mẹ không chấm dứt con sẽ đem chuyện này nói với cha". Thế nhưng, mọi lời nói của chúng em hình như chẳng có chút tác dụng nào với mẹ. Sau những lần ấy, em còn bắt gặp hai người nắm tay tình tứ với nhau thường xuyên".

Muốn nối lại tình xưa mà không thành

Sốc với người vợ bỏ chồng chạy theo con rể hờ - 2

Một thỏa thuận giữa ông Huệ và vợ cũ trước thời điểm ly hôn. Ảnh TG

Theo ông Huệ cho biết, một ngày nọ, bà H đi chợ bỏ quên điện thoại ở nhà thì bất ngờ có số máy lạ gọi vào. Cô con gái thứ đã bắt máy. Đúng lúc đó, ông Huệ đi nhậu về, dù hơi men nhưng ông vẫn rõ mồn một cuộc đàm thoại đó, giọng điệu con gái ông có vẻ khác lạ: " Chú là ai, đừng có gọi vào số điện thoại của mẹ tôi nữa. Mẹ tôi đã có chồng, có con rồi, hãy để cho mẹ tôi yên, đừng làm phiền bà ấy nữa. Cha tôi mà biết được chuyện này thì chú không có yên thân đâu đấy". Nghe qua mấy lời của con gái, linh tính mách bảo ông Huệ có chuyện gì đó mờ ám liên quan đến vợ. Ông Huệ gặng hỏi mãi cô con gái mới chịu nói thiệt. Khi nghe con gái nói, ông Huệ như chết lặng, trời đất như đổ sụp trước mặt. Ông nén nhịn chờ vợ đi chợ về để hỏi cho ra lẽ.

Thế nhưng khi vợ về, ông yêu cầu vợ giải thích những tin nhắn và cuộc điện thoại "lạ" thì bị vợ mắng như tát nước vào mặt. Bà H không những phủ nhận mối quan hệ lén lút này mà còn nói ông Huệ không có quyền gì xen vào chuyện của bà, không được đụng tới quyền riêng tư của bà, ai cũng có khoảng trời riêng... Không được một lời giải thích lại nghe toàn những câu thách thức của vợ, quá nóng giận, ông Huệ vung tay đập nát chiếc điện thoại của vợ, đồng thời tát thêm hai bạt tai.

Sau khi bị chồng "tặng" hai cái tát, bà H đã trình báo công an xã, tố cáo rằng mình bị chồng bạo hành dã man. Theo lời ông Huệ thì ngay ngày hôm ấy, bà H đã gom sạch quần áo, tiền vàng trở về nhà cha mẹ đẻ. Về phần V, khi thấy mọi chuyện trở nên ầm ĩ đã vơ vén quần áo rồi biến mất. Sau chuyện ấy, ngôi nhà hạnh phúc của ông Huệ phủ bóng mây bi kịch. Làng trên xóm dưới ai nấy đều biết câu chuyện động trời này.

Nhưng khi cơn giận qua đi, ông Huệ nghĩ, vợ chồng hơn hai chục năm, không tình cũng còn nghĩa, các con còn thơ dại cần có mẹ chăm sóc. Ông Huệ đã ba lần hạ cố sang nhà mẹ vợ khuyên nhủ và mong bà H trở về. Thế nhưng, người bà H quyết ly hôn, không chịu về lại mái nhà xưa. Ông đành bất lực lủi thủi bỏ về. Ông Huệ đau khổ tâm sự: " Tôi cũng không bắt gặp bà ấy tình tứ với người khác tại trận, tất cả mọi chuyện đều do các con tôi mách lại. Sau cái ngày bà ấy gom quần áo, tiền vàng về nhà cha mẹ đẻ, tôi đã nghĩ thông suốt và quyết định sang nhà mẹ vợ đón bà ấy về đoàn tụ gia đình. Cũng bởi nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng hơn hai chục năm, rồi tương lai con trẻ. Để sau này, khi dựng vợ gả chồng cho các con, chúng nó không phải xấu hổ khi bên sui gia hỏi về mẹ chúng. Nhưng bà ấy một mực không chịu và chỉ muốn ly hôn, đòi chia tài sản". Đến nước này, ông Huệ cũng không còn sự lựa chọn nào là ly hôn.

Từ ngày vỡ chuyện, bi kịch ập đến gia đình, con gái ông vì buồn tủi đã bỏ nhà đi khiến ông Huệ vô cùng đau khổ. Chưa dừng lại ở đó, người vợ cũ còn quyết tâm đòi quyền thừa hưởng phần đất riêng của ông Huệ. Suốt 6 năm dài, ông Huệ phải đi hầu rất nhiều phiên tòa chỉ để giành lại công lý.Sốc với người vợ bỏ chồng chạy theo con rể hờ - 3
Ông Huệ không bao giờ quên cái khoảnh khắc phũ phàng năm xưa. Ảnh TG.

6 năm ngược theo kiện

Sau khi bỏ về nhà cha mẹ đẻ, bà H một mực đưa đơn đòi ly dị với lý do, chồng mình là người cộc cằn, thô lỗ. Bà còn tố, ông Huệ thường xuyên thượng cẳng tay, hạ cẳng chân với vợ, dẫn đến tình cảm vợ chồng rạn nứt. Không những thế, bà một mực đòi phân chia tài sản riêng của chồng. Trong khi đó, trách nhiệm với những đứa con chung thì bà H lại không hề nhắc đến. Nhiều lần nghĩ thương các con còn nhỏ dại, cần có mẹ để chăm sóc, ông bỏ qua hết lỗi lầm của vợ mong bà quay trở về tổ ấm xưa nhưng cũng không chuyển ý được vợ.Ông Huệ càng khổ tâm hơn, khi cô con gái lớn của ông vì quá đau buồn chuyện tình cảm, gia đình tan nát đã bỏ nhà ra đi suốt mấy tháng trời. Vất vả lắm, ông mới tìm được cô trở về. Trong khi đó, hai người con nhỏ của ông thường xuyên ủ rũ đòi mẹ. Đôi mắt ông trở nên ngầu đỏ khi kể về những câu hỏi vô tư của con trai út mình: "Nhiều lần nghe con trai tâm sự, tôi cảm thấy đau lắm. Nó bảo mẹ bỏ nó thiệt rồi. Mẹ đi mà không một lần về thăm con. Mẹ không thương con nữa. Mẹ đã có chồng mới rồi. Có lần, con đòi sang ngủ với mẹ nhưng bà nhất quyết từ chối, còn đuổi con về nữa".Chưa dừng lại ở đó, ông Huệ còn phải bao phen vất vả ngược xuôi đi hầu tòa chỉ vì vợ đòi phân chia tài sản. Một điều vô lý là phần đất bà H đòi phân chia lại không thuộc sở hữu của ông Huệ. Ông Huệ kể: "Đất ấy là của người cháu của tôi, gửi lại nhờ chúng tôi canh tác để đi định cư ở nước ngoài. Tôi thấy vô lý nên đã nhiều lần đến nói chuyện thiệt hơn. Tôi bảo bà ấy đừng giành, giành cũng chẳng được đâu bởi đó là đất thuộc quyền sở hữu của cháu mà cũng là người gia đình mình mang ơn. Hãy để đất đó để tôi canh tác, lấy tiền nuôi các con". Thế nhưng, bà H vẫn nhất quyết không nghe mà còn đâm đơn kiện thẳng lên Tòa án nhân dân Tối cao. Thế là, ông Huệ phải đành phải ngược xuôi khắp nơi, dự không biết bao nhiêu phiên tòa, chỉ để chứng minh những yêu cầu của vợ đưa ra là điều vô lý, thiếu căn cứ. Cuối cùng, ông Huệ đã tìm ra chứng cứ chứng minh được phần đất ông đang canh tác không phải là phần tài sản sở hữu chung với bà H nên không thể chia đôi. Đồng thời, các con ông cũng đã đứng về phía ông, ký vào bản tường trình về toàn bộ số tài sản mà bà đã mang theo trước khi ra đi.

Đoạn kết có hậu

Ông Huệ cho biết, đoạn đời bi kịch nhất đã đi qua. Hiện, các con ông đã trưởng thành, đã nhận thức được những xích mích mẹ và cha. Chúng đã phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, ông không còn phải canh cánh nỗi lo mặc cảm của con cái. Rồi điều may mắn đã tới. Thấy ông Huệ hiền lành, thân gà trống nuôi con, nhiều người thương tình mai mối cho ông chắp nối với người phụ nữ trong vùng. Lần đầu gặp mặt, ông thấy người phụ nữ kia hiền lành, tính tình nết na, cũng bởi chữ hiếu nên chưa chịu lấy chồng. Bởi vậy, ông về nhà bàn bạc cùng mẹ già mang trầu cau đến nhà hỏi rước người ấy về làm vợ. Sau khi nghe ông thiệt tình kể đầu đuôi về mọi chuyện xảy ra với gia đình, phía bên nhà gái cũng không làm khó dễ gì mà cho cả hai tổ chức đám cưới.Nói về tổ ấm mới của mình ông Huệ tâm sự: "Chắc trời thương tình trước cảnh thân tôi một mình nuôi mẹ già cùng các con, thế nên xui khiến cho tôi gặp người vợ sau. Khi đến với tôi, bà ấy vẫn còn là con gái chưa qua đò. Có bà ấy về chăm sóc mẹ già, lo lắng cho các con, tôi rất an tâm. Giờ đây, gia đình tôi hạnh phúc lắm, bởi với mẹ chồng, bà ấy luôn làm tròn bổn phận của một người con dâu. Con riêng của tôi, bà ấy xem như con ruột. Tôi cũng mừng khi các con tôi cũng thương yêu kính trọng bà ấy như mẹ ruột. Chúng nó giờ cũng đã lớn, cũng nhận thức được nhiều điều. Tôi rất vui khi nhìn thấy các con mình trở nên ngoan ngoãn chăm lo học hành".Những năm tháng sóng gió đã đi qua, giờ đây ông Huệ đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Cuộc sống của ông có người đỡ đần, các con đã khôn lớn, biết chăm lo học hành. Người vợ cũ của ông cũng đã tìm được cho mình một gia đình mới. Mọi chuyện không hay giờ đã là quá khứ...

Đường vào nghề 'trai bao' của người phục vụ quán bar Sài Gòn

20:27 |
Khi được hỏi khách hàng thường xuyên phục vụ là ai, nam bán dâm tên Sơn trả lời: "Khi sức khỏe còn tốt chủ yếu phục vụ các quý ông lắm tiền nhiều của, sau đó là các chị góa chồng".

Được sự giúp đỡ của một Đồng đẳng viên dự án phòng chống HIV cho MSM (nam bán dâm), PV có cơ hội trò chuyện với một MSM và nghe họ trải lòng. Nam bán dâm mà chúng tôi tiếp cận là Hoàng Thanh Sơn (27 tuổi, quê Bình Thuận) - có thâm niên 8 năm bán dâm tại Sài Gòn. Khó khăn lắm chúng tôi mới khơi gợi được những tâm sự ẩn khuất của anh.

Tốt nghiệp một trường đại học dân lập, Sơn mang hồ sơ đi "rải" khắp nơi nhưng không nơi nào gọi phỏng vấn. Đang trong lúc thất nghiệp, anh được một người quen giới thiệu vào làm phục vụ quán bar trên đường Hồ Hướng Nghiệp (quận 1, TP.HCM).

Nghe những bạn đã từng làm trong bar rỉ tai "cứ vào làm đi, thu nhập bèo lắm 1 tháng cũng được 20 - 25 triệu đồng", Sơn rất thích thú. Làm công việc không liên quan gì tới tấm bằng đại học cũng khiến anh suy nghĩ, nhưng để có tiền trang trải cho cuộc sống, anh quyết định nhận lời.

Đường vào nghề trai bao của người phục vụ quán bar Sài Gòn

Sơn đăng hình "chào hàng" trên mạng. Ngày đầu tiên đến phỏng vấn, ông Lâm (chủ quán bar) nói chuyện rất hào phóng. Ông hỏi Sơn có túng thiếu thì cứ nói để mình giúp đỡ. Anh thật thà trả lời đang cần tiền mua một chiếc xe để đi làm, lập tức chủ quán bar cho mượn 20 triệu đồng.

Sau 1 tháng quay cuồng trong tiếng nhạc, khói thuốc, rượu mạnh khiến Sơn gầy đi trông thấy. Tới ngày nhận lương, cầm số tiền không như thỏa thuận, Sơn thắc mắc thì bị chủ quán bar quát: "Do mày không biết moi tiền của khách. Tiền lương của mày là nằm trong túi khách hàng".

Thấy công việc không phù hợp, anh muốn nghỉ nhưng chủ quán nhắc tới khoảng nợ 20 triệu đồng, nên đành nhắm mắt tiếp tục làm kiếm tiền trả nợ. Sơn bị cuốn vào vòng xoáy tranh giành khách để hưởng tiền bo, kiếm thêm thu nhập. Con đường hành nghề "bán thân nuôi miệng" của Sơn cũng bắt đầu từ đây.

Khi được hỏi khách hàng thường xuyên phục vụ là nam hay nữ?, Sơn trả lời: "Khi sức khỏe còn dồi dào chủ yếu phục vụ các quý ông lắm tiền nhiều của". Tiếp cận những quý ông giàu có ở đâu?, PV hỏi tiếp. Sơn nói "trong quán bar, vũ trường".

Suốt buổi trò chuyện, Sơn luôn tỏ sự tiếc nuối khi đi vào con đường mưu sinh bằng thân xác. "Nếu thời gian quay trở lại, tôi không bao giờ đi làm công việc bán thân nuôi miệng nhơ nhuốc đó. Đúng là nghề này kiếm tiền rất dễ, nhưng mạt hạng và rẻ rúng", Sơn nói.

Anh này cho biết vị khách đầu tiên tên là Hùng. Khi anh đang phục vụ rượu cho khách thì ông này gọi anh đi theo vào nhà vệ sinh rồi sờ soạng. Nhiều đêm sau đó, Hùng tới quán bar rủ anh đi chơi.

Nghĩ là 2 người đàn ông đi với nhau thì không mất gì nên Sơn nhận lời. "Ông chở tôi vào khách sạn rồi nói nếu chiều ông thì thích gì cũng có. Tôi hỏi lại "chiều" như thế nào? Thấy tôi tỏ vẻ "nai" nên ông ấy lấy máy tính mở phim mát mẻ cho xem rồi bảo làm theo", Sơn kể.

Sau lần "vui vẻ" ấy, ông tặng người tình 1 chiếc xe và ra điều kiện khi nào gọi là Sơn phải có mặt. "Một thời gian sau thấy đại gia tới bar, đang buồn thì có mấy "quý ông" khác rủ đi chơi. Những vị khách mới quen rất hào phóng. Sau mỗi lần "vui vẻ", họ cho Sơn rất nhiều tiền.

Sơn kể: "Tiếp xúc với những người trong giới thượng lưu, dần dà tôi tập tành ăn chơi. Ban đầu nghĩ hút shisha để cho biết, ai dè các 'bố' pha chế đủ thứ thuốc gây nghiện, ảo giác vào. Hút riết rồi quen, hôm nào không có là đầu óc bần thần".

"Bất thình lình 1 đêm khi tôi đang 'đi khách' thì ông Hùng tới tìm. Ông ấy nhắn tin nói đến khách sạn M. trên đường Bùi Thị Xuân (quận 1). Khi vừa bước vào phòng, Hùng tra khảo tôi đi với ai, rồi tra tấn bằng nhiều trò quái dị. Sau những màn chà đạp, thỏa mãn dục vọng, ông ném tiền vào mặt tôi", Sơn kể.

Hùng đi khắp các quán bar trong thành phố rêu rao Sơn bị nhiễm HIV, khiến những người xung quanh không dám tiếp xúc. "Nói thật là lúc đó, tôi muốn giết lão rồi nhảy cầu tự tử", Sơn kể lại chuyện cũ trong nỗi uất hận.

Kìm nén cảm xúc, Sơn kể tiếp sau lần ấy anh muốn bỏ nghề, kiếm một công việc đoàng hoàng để làm, nhưng không được. "Kiến thức học trong trường thì bị mai một, kinh nghiệm không có, đi xin việc ở đâu cũng không ai nhận. Lại mắc thêm chứng nghiện "kẹo" (ma túy đá) nên số tiền em dành dụm được rồi cũng hết", anh nói.

Hết tiền không còn cách nào khác, Sơn lại tiếp tục quay lại đi khách. Nhưng các quý ông quen mặt không thích vì lời đồn căn bệnh thế kỷ.

Sơn chia sẻ, không có tiền trang trải cuộc sống, ở thế đường cùng anh ra đường đón khách. Những hôm đầu, đứng thâu đêm nhưng không ai tới hỏi. Sau đó Sơn đành phải nhờ vả các "má mì" đăng tin lên mạng tìm khách.

"Đến lúc này, đối tượng mà tôi phục vụ là các chị đã góa chồng. Do phải ăn chia với má mì nên số tiền đi khách chẳng thấm vào đâu. Số tiền đi "dù" cũng 300.000 - 500.000 đồng/lượt. Gặp được "quý bà" nào tình cảm còn đỡ, chứ gặp phải những bà sành chơi mà phục vụ không ra gì thì bị mắng té tát. Sau những lần bị xúc phạm, chà đạp về thể xác, tổn thương về tinh thần ấy tôi muốn chết quách đi cho xong", Sơn buồn buồn kể. 

Khổ như ở biệt thự Pháp cổ, cửa bằng... cót ép giữa HN

20:23 |
Ngoài là biệt thự cổ, bên trong chật chội như nhà trọ, không nhà vệ sinh, không sổ đỏ... là những nỗi khổ mà hàng chục hộ dân đang sinh sống tại ngôi biệt thự cổ hơn 100 năm ở Hà Nội đang phải đối mặt.

Khi nhắc đến biệt thự thời Pháp, nhiều người nghĩ rằng đó là nơi ở của những người giàu có, vững chãi... Thế nhưng ít người biết rằng, từ nhiều năm nay, hơn chục hộ dân sống trong ngôi biệt thự số 8 Tăng Bạt Hổ (Hai Bà Trưng, Hà Nội) phải sống trong cảnh chật chội, bức bối, túng thiếu cả nhà vệ sinh.

Theo quan sát, bên trong ngôi biệt thự này các căn phòng rộng đã được chia nhỏ thành nhiều căn hộ. Cửa ra vào của các căn hộ nhỏ đều được mở ra lối hành lang chung. Ngoài dùng làm lối đi, hành lang chung còn được tận dụng làm khu phụ, nơi để đồ đạc, thùng chứa nước... do bên trong chật chội.

Khổ như ở biệt thự Pháp cổ, cửa bằng... cót ép giữa HN - 1

Bên ngoài căn biệt thự cổ số 8 Tăng Bạt Hổ (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ảnh: Minh Thư

Cửa ra vào các căn hộ bằng gỗ đã mục nát, thậm chí có căn hộ đang được dùng cót ép để che tạm lối ra vào. Có lẽ, đây là điều hiếm, ít ai có thể nghĩ đến ở ngôi biệt thự cổ.

Cụ Đỗ Xuân Ánh là con của GS Đỗ Xuân Hợp, năm nay đã 78 tuổi chia sẻ: Căn nhà này giờ chỉ còn "khoác áo" biệt thự Pháp cổ với lớp vỏ cũ nát bên ngoài thôi, chứ bên trong thì đâu còn là biệt thự nữa!

"Tôi về ở tại căn biệt thự này từ năm 1957, khi ấy mới ngoài 20 tuổi chỉ có vài hộ dân ở thôi, chứ không nhiều như bây giờ", cụ Ánh nói.

Theo quan sát, tường của căn biệt thự này đã bị bong tróc, lở từng mảng. Khắp các góc tường là hệ thống ống nước sạch, thoát nước thải, dây điện và rêu mốc... Các cửa sổ rộng vài mét được thiết kế ban đầu của căn biệt thự đa số đều được rào kín chống trộm hoặc một số được tận dụng để phơi quần áo.

Khổ như ở biệt thự Pháp cổ, cửa bằng... cót ép giữa HN - 2

Cửa ra vào một căn hộ trong biệt thự được làm bằng cót ép ghép tạm. Ảnh: Minh Thư

Nhiều phòng chỉ hơn chục mét vuông, đủ kê một cái giường và tủ quần áo là hết cả lối đi, có hộ đã phải làm cả gác xép để ở thêm vì quá chật chội. Cũng vì quá chật nên nhiều hộ gia đình còn không có diện tích làm nhà vệ sinh nên vẫn phải dùng nhà vệ sinh chung cách chỗ ở vài chục mét. Vài năm trước, chỉ có 1 hộ gia đình ở tầng 2 căn biệt thự có cụ già 90 tuổi nên mới được các hộ dân cùng tổ dân phố đồng ý bố trí khu phụ chừng 2m2 ở hành lang.

Có mặt tại căn phòng chỉ chừng 20m2 của gia đình anh Hoàng Anh, chúng tôi cảm giác được sự ngột ngạt, chật chội và tiết kiệm diện tích đến tối đa khi căn nhà chỉ kê được hai cái ghế nhỏ và chiếc tủ lạnh là hết chỗ. Chật chội là thế, nhưng 2 vợ chồng cùng cậu con trai đã học cấp 3 hàng đêm vẫn phải tá túc trong căn phòng nhỏ bé này.

Không những chỉ chật chội mà cái trần nhà của gia đình anh Hoàng Anh hễ mưa to là lại bị thấm dột, phải mang chậu đặt giữa nhà hứng nước.

Chưa hết, các hộ dân ở căn biệt thự này còn cảm thấy bức bối hơn khi các hộ dân xung quanh đều được mua nhà theo Nghị định 61 của Chính phủ, được cấp sổ đỏ, thì các hộ ở "biệt thự" đều bị trả lại hồ sơ, không được cấp sổ đỏ nên không thể mua bán được để mua nhà chỗ khác rộng rãi hơn.

Nhiều hộ dân lạc quan, biệt thự được Pháp xây khá tốt, tường rất dầy nên sau cả trăm năm, so với những chung cư khác bây giờ thì còn khá chắc chắn. Thế nhưng, nếu được Nhà nước quan tâm nâng cấp, sửa chữa các hạng mục đã xuống cấp thì là điều người dân luôn mong mỏi!

Một số hình ảnh tại căn biệt thự cổ 100 năm tuổi:

Khổ như ở biệt thự Pháp cổ, cửa bằng... cót ép giữa HN - 3

Hệ thống dây điện, dây cáp chăng như mạng nhện bên ngoài biệt thự. Ảnh: Minh Thư

Khổ như ở biệt thự Pháp cổ, cửa bằng... cót ép giữa HN - 4

Nào là rêu xanh, ốc nước... Ảnh: Minh Thư

Khổ như ở biệt thự Pháp cổ, cửa bằng... cót ép giữa HN - 5

Cầu thang gỗ đã phai màu, phủ bụi. Ảnh: Minh Thư

Khổ như ở biệt thự Pháp cổ, cửa bằng... cót ép giữa HN - 6

Các vách ngăn cũng rất tạm bợ, bồn chứa nước được đặt trên đầu người qua lại. Ảnh: Minh Thư

Khổ như ở biệt thự Pháp cổ, cửa bằng... cót ép giữa HN - 7

Cụ Đỗ Xuân Ánh trong căn nhà cũ. Ảnh: Minh Thư

Khổ như ở biệt thự Pháp cổ, cửa bằng... cót ép giữa HN - 8

Căn hộ chật chội của một hộ dân chỉ hơn 10m2 đủ kê giường và có lối nhỏ đi lại. Ảnh: Minh Thư

Khổ như ở biệt thự Pháp cổ, cửa bằng... cót ép giữa HN - 9

Nhà vệ sinh được bố trí tạm bằng tôn ở hành lang tầng 2 căn biệt thự. Ảnh: Minh Thư

Khổ như ở biệt thự Pháp cổ, cửa bằng... cót ép giữa HN - 10

Những căn hộ có diện tích quá nhỏ phải quây tạm chỗ tắm rửa bên ngoài biệt thự. Ảnh: Minh Thư

Sếp cạn tình, chơi khăm nhân viên xin nghỉ việc

20:22 |
Đôi khi để được nghỉ việc, tới với chân trời mới, bạn phải bỏ ra những khoản chi phí không nhỏ.

Anh Định quê ở Sóc Sơn, làm việc tại một công ty phần mềm khu vực Mỹ Đình được gần 3 năm. Sau khi nhận được thư mời làm việc của công ty đối thủ có mức lương và chế độ đãi ngộ cao hơn, anh nộp đơn xin nghỉ việc tại Công ty hiện tại.

Trưởng phòng mời anh họp cùng với Phòng Nhân sự, đưa ra một danh sách các loại chi phí anh phải hoàn trả lại cho công ty. Tính ra không những anh không được nhận tháng lương cuối cùng mà còn phải bù thêm cả tiền túi ra.

Anh Định trần tình: "Công ty tính chi phí tất cả các khóa đào tạo trong và ngoài công ty mà tôi đã tham gia, bao gồm cả các khóa tiếng Anh, các khóa kỹ năng mềm mà tôi nghĩ đương nhiên sẽ được đào tạo để nâng cao chất lượng công việc nhưng cũng bị tính chi phí. Đặc biệt có hợp đồng tôi được cử đi Nhật trong 3 tháng, nói là đào tạo nhưng thực tế tôi cũng phải lao động thật sự và phát triển các phần mềm cho đơn vị đối tác tại Nhật, thì bây giờ cũng tính toàn bộ chi phí từ ăn ở, đi lại thành phí đào tạo của khóa học tại Nhật.

Tôi cảm thấy không thỏa đáng nhưng không kiện được vì đã có biên bản thỏa thuận đào tạo hai bên ký kết, có chữ ký của tôi đàng hoàng. Lúc đó háo hức được đi nước ngoài nên tôi không đọc kỹ mà đã ký, đúng là bút sa gà chết, bây giờ lại phải hoàn lại cả tiền công tác phí khiến tôi cảm thấy ấm ức mà không biết kêu ai".

Không chỉ có trường hợp anh Định, một số các bạn trẻ khi được công ty gợi ý cử đi học hoặc tổ chức các khóa học tại công ty đều chủ quan, không đọc kỹ các điều khoản trong thỏa thuận hay hợp đồng đào tạo, đến khi hợp tác hai bên không thuận lợi xin nghỉ việc lại tá hỏa khi nhận được thông báo hoàn trả tiền cho công ty.

Chị Thanh - nhân viên văn phòng tại một công ty tư nhân còn bổ sung thêm "Mà ngay cả việc tính những chi phí gì trong chi phí đào tạo anh chị em cũng cần phải thận trọng. Có lần tôi đọc thỏa thuận đào tạo tại công ty tôi, thấy liệt kê cả chi phí thuê diện tích phòng họp trong thời gian đào tạo, chi phí lương của chúng tôi, các chi phí khác như giấy photo, bút, điện, trà nước .. .cũng tính tất. Tôi nhất quyết không ký, đòi gặp trưởng phòng đào tạo cãi lý đến cùng mới bỏ được mấy cái khoản phí trời ơi đất hỡi đó".

Đối với trường hợp chị Chi ở Long Biên thì vấn đề lại phức tạp hơn. Công ty chị Chi là công ty nước ngoài bán độc quyền một sản phẩm gia dụng tại Việt Nam, được rất nhiều người ưa chuộng và trong nhiều năm chế độ của nhân viên rất tốt.

lao-động, việc-làm, doanh-nghiệp, công-nghiệp, xin-nghỉ-việc, sếp, giám-đốc,
Rất nhiều người phải bỏ ra một khoản phí không nhỏ để có thể nghỉ việc - (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên một nhà phân phối khác của Việt Nam đã mua lại hợp đồng độc quyền sản phẩm, và tiến hành tuyển dụng toàn bộ nhân viên của công ty chị Chi vào làm việc với lời hứa giữ nguyên toàn bộ mức lương thưởng. Đứng trước tình thế công ty mất hợp đồng độc quyền, có thể phải phá sản, phần lớn nhân viên của công ty chị Chi quyết định chuyển sang công ty Việt Nam.

Sau một thời gian, giám đốc Công ty nước ngoài chính thức kiện các nhân viên Việt Nam đã bỏ sang công ty đối thủ vì trong hợp đồng lao động đã ký có câu "Nghiêm cấm thành lập công ty riêng hoặc làm việc cho công ty cùng ngành nghề, lĩnh vực trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng và 01 năm sau khi hợp đồng kết thúc". Tới lúc này các nhân viên đã chuyển sang công ty Việt Nam mới nhận thức được hành động của mình là vi phạm hợp đồng.

Công ty cũ giữ toàn bộ sổ bảo hiểm xã hội trong thời gian tranh chấp, khiến chị trưởng phòng marketing có bầu sinh con mà cũng không nhận được trợ cấp của cơ quan bảo hiểm. Cuối cùng cơ quan hòa giải phải đứng ra giữa hai bên để dàn xếp vụ nghỉ việc tập thể bất hợp pháp, các nhân viên muốn nhận lại sổ bảo hiểm của mình đều phải cắn răng chi ra từ 2 đến 4 tháng lương tùy thuộc vị trí và mức độ vi phạm.

Chị Chi cũng phải nộp cho cơ quan cũ 2 tháng lương, chị buồn buồn "Số tiền này so với anh chủ người nước ngoài thì chẳng thấm vào đâu. Anh ấy nhận tiền cũng chẳng vui vẻ gì. Mà tụi mình thì bây giờ mới hiểu ra hành động của mình là sai trái thì đã muộn, mối quan hệ rạn nứt mà còn phải đền bù, lại mang tiếng xấu trong ngành."

Chị Lân đang làm việc tại một công ty ở Thanh Xuân lại gặp khó khăn khi xin công ty nghỉ nhưng phòng kế toán đưa ra một danh sách dài dằng dặc những khoản chị ký tên tạm ứng mà chưa hoàn tạm ứng hoặc thanh toán.

Chị Lân nhăn nhó "Mình cũng chẳng nhớ những khoản này là khoản gì nữa, có thể mình nhận để mua đồ liên hoan hàng tháng cho công ty, hoặc là chuẩn bị cho những chuyến du lịch. Bây giờ biết lấy đâu ra hóa đơn để mà bù vào đống tạm ứng này, còn bỏ tiền túi ra thì quá thiệt thòi cho mình. Phòng kế toán cũng quá cứng nhắc, nhất quyết cứ phải thanh toán hết thì mới chịu ký vào mẫu hoàn thành bàn giao để mình nghỉ".

Các loại phí liệt kê khi nghỉ việc thường khiến nhân viên bức xúc vì có cảm giác công ty lừa dối, ăn bớt của mình. Nhưng trước khi ký kết vào các thỏa thuận, hợp đồng, giấy tờ , nhân viên cũng cần hết sức lưu ý câu chữ, đặc biệt là những điều khoản có thể đặt chính nhân viên vào thế "bị chặt chém" khi nghỉ việc.

Ngoài những chi phí liên quan đến đào tạo hay vi phạm hợp đồng, nhân viên cũng có thể bị phạt nếu vi phạm thời gian báo trước (30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn và 45 ngày đối với hợp đồng không thời hạn); phải bồi hoàn lại những hư hại về vật chất nếu có, hay vô vàn những loại phí mà nhân viên chỉ biết kêu trời khi nhận được thông báo.

Ngoài ra, còn có nhiều công ty cố tình lơ đi quyền lợi của nhân viên như ngày phép còn tồn, hoặc tiền thưởng định kỳ khi nhân viên gần đến ngày nghỉ. Như trường hợp của chị Lân xin nghỉ vào giữa năm, công ty có đợt đánh giá hoạt động của nhân viên và thưởng nửa tháng lương, nhưng do chị đã gửi đơn xin nghỉ nên Ban giám đốc không duyệt thưởng của chị nữa. Chị cười buồn "Đến quà 1/6 của con mình các bạn ấy còn bỏ qua, thì mơ gì đến thưởng của mẹ nữa. Đúng là cạn tình cạn nghĩa". 

"Phù thủy gây mê", cướp tài sản tái xuất

19:42 |
Được một phụ nữ lạ mời nước, uống xong ông T. dần rơi vào trạng thái hôn mê. Khi nạn nhân tỉnh dậy thì phát hiện đã bị cướp tài sản.

Chiều 18/6, Công an huyện Bình Chánh, TP.HCM xác nhận đang vào cuộc truy xét người phụ nữ (chưa rõ lai lịch) gây ra vụ chuốc thuốc mê, cướp tài sản tại địa phương. Nạn nhân là ông L.V.T (SN 1943, ngụ quận 8, TP.HCM) hánh nghề bán vé số.



Thức uống có chứa thuốc mê và tang vật công an thu giữ

trong một vụ chuốc thuốc mê cướp tài sản trước đó.


Theo thông tin điều tra bước đầu, vào 9h sáng ngày 15/6 ông T. vào quán cà phê Y.T bán vé số thì được một phụ nữ lạ mặt mời uống nước. Khi uống xong ông T. dần rơi vào trạng thái hôn mê. Tỉnh dậy, ông T thấy mình nằm trong bệnh viện (do được người dân đưa đi cấp cứu- P.V)

Làm việc với cơ quan công an, ông T. cho biết bị người phụ nữ lạ lấy đi 200 tờ vé số và 1 ĐTDĐ. Công an huyện Bình Chánh đang vào cuộc điều tra vụ cướp tài sản với chiêu dùng thuốc mê trên. 

Hiếm muộn vì... cách 'yêu' chả giống ai

19:38 |
"Nhiều đôi tới khám, hỏi ra mới biết vấn đề của họ chính là mải vật lộn với cơm áo gạo tiền tới mức không có thời gian để...gần gũi nhau. Lý do tưởng đơn giản thế mà là trở ngại lớn của rất nhiều người."
ThS - BS Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM cho biết.

"Vì 2,5 triệu đồng, có đáng không?"

"Ai lập gia đình mà chẳng mong có con cái. Đó là điều thuận theo quy luật. Những người chẳng may mắc bệnh hiếm muộn buồn và chua xót lắm. Lúc còn son trẻ chưa nghĩ tới, khi đứng tuổi một tí, tiền bạc, công danh ổn định, họ bất chợt cảm thấy cô đơn, thèm muốn trong nhà có tiếng cười con trẻ. Vô sinh nhiều khi do những bệnh lý phức tạp khó chữa, tuy nhiên cũng có khi lý do vô sinh lại hết sức đơn giản mà chưa hẳn cặp vợ chồng nào cũng biết và xử lý được", BS Dũng chia sẻ.

hiếm muộn, vô sinh, yêu, tình dục, xuất tinh
Tỷ lệ vô sinh do nam giới ngày càng cao. Ảnh: ANTĐ

Chuyện chẳng đâu xa, ngày 11/6 vừa qua, BS Dũng đã tư vấn cho một cặp vợ chồng lập gia đình tới gần chục năm vẫn...chưa có con.

Anh chồng tên là Nguyễn Văn Đ., vợ là Đào Thị T., cả hai mới ngoài 30 tuổi, ngụ tại quận 6 (TP.HCM).

Tất cả các xét nghiệm và kết quả thăm khám của 2 vợ chồng này hoàn toàn bình thường.

Khi hỏi ra, BS Dũng xác định được nguyên nhân khiến anh Đ. và chị T. hiếm muộn chính bởi cách sống của họ.

Anh Đ. là kỹ sư, chị T. là giáo viên dạy tiếng Anh.

Cách đây vài năm, anh Đ. lên chức kỹ sư trưởng, cũng kể từ đó thời gian hai vợ chồng bên nhau càng hiếm hoi hơn.

"Họ thu nhập khá lắm, rất chịu khó "cày". Từ miền Trung vào TP.HCM lập nghiệp mà chỉ vài năm họ đã mua được nhà thì đâu phải chuyện đùa. Tuy nhiên, cái gì cũng có giá của nó", BS Dũng kể.

Mỗi sáng, anh Đ. dậy từ 5 h, chạy xe máy lên ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), rồi từ đó bắt xe buýt của công ty đến chỗ làm ở Biên Hòa. Tối, 8 h anh mới trở về nhà.

Về phần chị T., chồng vừa ra khỏi nhà là chị cũng dậy đi chợ sớm, về cơm nước rồi để sẵn, phần anh buổi tối. Sau đó 7 h30 chị bắt đầu đi dạy học cho tới 11 h. Chiều lại dạy tiếp từ 1 h - 6 h. Tối dạy thêm ở trung tâm từ 7 h - 9 h.

Hai vợ chồng anh chị chẳng bao giờ ăn cơm chung với nhau. Anh Đ. tối trở về nhà lục cơm ăn trước, sau đó đi tắm rửa, xem ti vi và ngủ.

9h 30 tối về tới nhà, chị T. mới ăn cơm, dọn dẹp, tắm rửa, 11h30 lên giường...ngủ luôn.

BS Dũng lắc đầu: "Cứ hỏi bác sĩ ơi sao vợ chồng em lấy nhau lâu thế vẫn chưa có con. Khuya đi làm về mệt quá, ngủ mất giấc, thời gian trò chuyện còn chẳng có thì...sao mà có con được. Chị T. tâm sự với tôi rằng năm đầu lấy nhau thì 1 tuần quan hệ 2 lần nhưng lúc đó còn đang kế hoạch. Sang năm thứ 2 sau ngày cưới, 1 tháng mới quan hệ 1 lần. Lúc này đã muốn có con rồi nhưng không thấy mang thai. Tới năm thứ 3 thì...4 tháng họ mới quan hệ 1 lần".

BS Dũng hỏi chị T., dạy thêm ca tối từ 7h - 9h kiếm được thêm bao nhiêu, được biết ca dạy này chị thu nhập được thêm 2,5 triệu đồng mỗi tháng.

"Nghe thấy thế tôi bực quá, hỏi cô ấy, chồng chị đã làm kỹ sư trưởng, kiếm gần 20 triệu/tháng. Chị cũng được trên chục triệu/tháng, vậy mà chỉ vì 2,5 triệu đồng có đáng đánh đổi đi hạnh phúc gia đình không? Sao chị không bỏ ca dạy tối đi để vợ chồng có nhiều thời gian cho nhau hơn?".

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng

Một cặp vợ chồng khác cũng tìm đến khoa Nam học của Bệnh viện Bình Dân khám hiếm muộn.

hiếm muộn, vô sinh, yêu, tình dục, xuất tinh
Tới 30% nam giới tới khám hiếm muộn do chế độ sinh hoạt và ăn uống chưa phù hợp. Ảnh: Hiểu Minh

Nguyên nhân do cách sinh hoạt của họ thiếu lành mạnh. Sau khi được bác sĩ tư vấn, họ đã hiểu ra và thay đổi cách sống.

Kết quả thu được vô cùng khả quan, bảng tinh dịch đồ của anh chồng cải thiện hẳn.

Anh chồng tên Đặng Anh H., 26 tuổi, làm nghề đi biển.

Ban đầu nghi ngờ về yếu tố dinh dưỡng nhưng bệnh nhân kể với bác sĩ rằng mình đi tàu biển, ăn toàn hải sản tươi sống nên không thể có chuyện thiếu dinh dưỡng được.

Nghe bệnh nhân tâm sự, bác sĩ Dũng mới biết, hóa ra mỗi chuyến đi biển của anh H. kéo dài tới 15 ngày. Lần nào đi biển anh cũng đem theo 2 cây thuốc lá và hút sạch.

"Bệnh nhân nói với tôi lênh đênh trên biển đằng đẵng nửa tháng buồn lắm. Không hút thuốc lá thì biết làm gì. Tôi đã gợi ý, khuyên anh ta nên tìm cách hạn chế thuốc lá xem sao.", bác sĩ Dũng nói.

Với quyết tâm có con, anh H. đã xin đổi việc, lên làm trên đất liền để tiện bỏ thuốc lá.

4 tháng sau khi bỏ thuốc, tinh dịch đồ của bệnh nhân thay đổi rất tốt.

Ngoài ra, cũng có trường hợp, đàn ông bị vô sinh do béo phì.

Chỉ cách đây vài ngày, khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân khám cho một bệnh nhân làm công việc phải trực đêm, ngụ tại quận 6, TP.HCM.

Bệnh nhân này cao 1, 67 m mà nặng tới 80 kg. Lập gia đình đã 6 năm nhưng chưa có con.

Điều tra bệnh sử, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân vừa hút thuốc lá, lại vừa nhậu nhẹt nhiều.

Bệnh nhân chia sẻ vì trực đêm nên mấy anh em buồn, hay uống rượu, hút thuốc lá.

Sau khi nghe lời khuyên của bác sĩ, anh ta đã xin chuyển công tác sang làm việc ban ngày, từ đó, bớt được bia rượu, thuốc lá, tình trạng cải thiện hẳn.

Từ đó cho thấy chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khả năng có con của nam giới.

Mỗi ngày khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân có khoảng 200 bệnh nhân tới khám, rất nhiều trường hợp do hiếm muộn. Trong số các cặp tới khám vì mong con, có 30% do chưa sắp xếp được chế độ sinh hoạt, cách ăn uống hợp lý.

"Vẫn biết kiếm sống là chuyện quan trọng, thế nhưng các cặp vợ chồng cần cố gắng sắp xếp hài hòa giữa công việc và gia đình. Tiền quan trọng thật, nhưng khi có tiền lại hối hận vì đã không trân quý thời gian bên nhau. Chúng ta sống, phải xác định điều gì là ưu tiên nhất.", bác sĩ Dũng nhắn nhủ. 

Nóng sáng 18/6: Trung Quốc huy động thêm 20 tàu ra giàn

19:35 |
Phía Trung Quốc đã tăng thêm gần 20 tàu (so với ngày 16/6) ra khu vực giàn khoan trái phép Hải Dương 981.

Theo Cục Kiểm ngư, trong ngày 17/6, Trung Quốc đã duy trì khoảng 136 tàu, trong đó có 37-39 tàu hải cảnh, 12-14 tàu vận tải, 18-20 tàu kéo, 50-58 tàu cá, năm tàu quân sự và một máy bay trực thăng hạ cánh xuống giàn khoan lúc 9h35 phút cùng ngày.

Như vậy Trung Quốc đã rút bớt một tàu quân sự so với ngày 16/6 nhưng đã tăng cường thêm gần 20 tàu cá vỏ sắt.

Tàu cá vỏ sắt tham gia ứng trực ở các hướng quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981, tăng cường đâm va, cản phá các tàu của Cảnh sát Biển, Kiểm ngư Việt Nam, đang làm nhiệm vụ chấp pháp. Ảnh: C.K
Tàu cá vỏ sắt tham gia ứng trực ở các hướng quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981, tăng cường đâm va, cản phá các tàu của Cảnh sát Biển, Kiểm ngư Việt Nam, đang làm nhiệm vụ chấp pháp. Ảnh: C.K/TPO

Những tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc tiếp tục được sự hỗ trợ của tàu hải cảnh số hiệu 46102 đã dàn thành hàng ngang, ngăn chặn, uy hiếp các tàu ngư dân của Việt Nam khi đang đánh bắt ở phạm vi cách giàn khoan trái phép khoảng 30 hải lý.

Ra mắt Phi đội DHC-6

Theo Thanh niên Online, sáng 17/6, tại TP.Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh hải quân đã tổ chức lễ bàn giao phi đội DHC-6 từ Bộ Tham mưu quân chủng hải quân về Lữ đoàn không quân 954 và ra mắt Phi đội DHC-6. Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó tư lệnh hải quân, dự và chủ trì buổi lễ.

Một chiếc thủy phi cơ DHC-6 - Ảnh: Phạm Quang/TNO
Một chiếc thủy phi cơ DHC-6 - Ảnh: Phạm Quang/TNO

Phi đội DHC-6 được thành lập ngày 5/9/2013 và đã tham gia nhiệm vụ trong lễ thượng cờ cấp quốc gia 2 tàu ngầm Kilo 636; đón và đưa các đoàn công tác của Bộ Quốc phòng ra thăm Trường Sa; tìm kiếm cứu nạn máy bay MH-370 của Malaysia trên vùng biển Tây Nam; huấn luyện tại Trường Sa; huấn luyện hạ cánh dưới nước...

Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc thăm Việt Nam

Hôm nay (18/6), Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì có chuyến thăm Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng quanh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Thông báo này được Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đưa ra tại buổi họp báo ngoại giao thường kỳ ngày 17/6 .
Video đối thoại cấp cao Việt - Trung:

Công nhân trích lương chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông

Theo ANTĐ, chiều 17/6, ông Lê Đình Quang - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung (AMT), thuộc Tổng Công ty truyền tải điện Quốc gia, cho biết: Trước việc Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hưởng ứng cuộc vận động "Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông", mỗi cán bộ, công nhân viên AMT tự nguyện góp một ngày lương, góp phần hỗ trợ các lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và ngư dân đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ông Quang cho biết thêm: Được sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan; chính quyền địa phương và người dân các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh; cùng với sự hăng say lao động của công nhân xây lắp, AMT đã hoàn thành đóng điện dự án ĐZ 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông, cung cấp kịp thời lượng điện năng thiếu hụt cho khu vực miền Nam và TP Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu mùa khô 2014.

Nhất tâm cầu nguyện cho hòa bình biển Đông

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Lễ cầu nguyện hòa bình cho biển Đông và động thổ xây dựng chùa Xã Tắc nằm trong quần thể di tích đền Xã Tắc và cột mốc biên giới 1368 giữa Việt Nam và Trung Quốc, bên dòng sông Ka Long (thành phố Móng Cái, Quảng Ninh) hiền hòa.

Thả chim bồ câu thể hiện ước vọng hòa bình cho Biển Đông - Ảnh: ANTĐ
Thả chim bồ câu thể hiện ước vọng hòa bình cho biển Đông - Ảnh: ANTĐ

Trong thông điệp về hòa bình cho biển Đông của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nêu rõ: Trong khi những người con Phật đang thảo luận về việc xây dựng và kiến tạo hòa bình, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và nhiều tàu xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. 

Chủ đầm sen Hồ Tây kiếm vài chục triệu/ngày

19:34 |
Mỗi ngày, chủ đầm hoa sen ở hồ Tây thu nhập hàng triệu đồng từ các dịch vụ từ dịch vụ chụp ảnh, bán hoa...
Cứ độ đầm sen hồ Tây vào mùa nở hoa, không chỉ các bạn trẻ mà ngay cả những phụ nữ U40-50 cũng lại náo nức như trẩy hội, dòng người xúng xính yếm đào, áo dài, váy đụp để "săn" ảnh đẹp cùng hoa sen. Nếu như những năm về trước, việc đến ngắm rồi chụp cùng sen ở các đầm ven thành này là tự nhiên, miễn phí thì giờ đây, các đầm sen đã trở thành địa chỉ dịch vụ mất tiền và chụp ảnh sen cũng trở thành trào lưu mỗi khi hoa nở. Mùa hè hoa sen lên ngôi, theo đó mà các chủ đầm cũng thu bội tiền triệu từ nhiều dịch vụ đi kèm.

Chủ đầm sen Hồ Tây kiếm vài chục triệu/ngày - Ảnh 1

Đầm sen đón hàng trăm lượt khách những ngày cao điểm.

Theo tin tức, ngay từ đầu tháng 4, để thu hút khách và đặt mối khách quen, các chủ đầm đã lập ra các chòi rơm, cầu tre hay tự tạo ra các cây hoa giả để tô điểm thêm. Thậm chí, họ còn thuê một đội ngũ chuyên chụp ảnh đứng sẵn ven bờ để "câu" khách thuê dịch vụ chụp với giá hơn sàn. Yếu tố quyết định sức cạnh tranh của các đầm sen chính là hoa sen, nếu đầm nào có nhiều sen nở, rực hồng, vươn cao và lộ rõ đài sen thì càng thu hút sự thích thú của người chụp. Vậy nên, không phải đầm sen nào ở hồ Tây cũng chật kín người mà có đầm đã phải mở cửa miễn phí khi có rất ít hoa hoặc hoa xấu.

Những ngày tháng 6 vào mùa nở hoa, nhiều người dân Hà Thành kéo nhau tới các đầm sen ở khu vực hồ Tây để chụp ảnh và thưởng thức trà ướp hoa sen. Những chiếc chòi tre của các chủ đầm sen luôn đầy ắp người ngồi uống trà và lỉnh kỉnh những "đạo cụ", quần áo, hoa, máy ảnh... của người tới chụp ảnh.

Khách tập trung đến đông vào những ngày cuối tuần. Tuy nhiên, những ngày thường lượng khách đến với các đầm sen vẫn không hề ít. Để có được những vị trí chụp thuận lợi, đẹp, các "người mẫu" và nhiếp ảnh phải đi từ 4 - 5 giờ sáng để chuẩn bị và tranh thủ chụp khi đang vắng người. Vào buổi chiều, ngay từ 15h, khi trời còn nắng chang chang, đã có khá nhiều tốp đến đầm sen chuẩn bị trang phục, trang điểm để chụp ảnh.

Chủ đầm sen Hồ Tây kiếm vài chục triệu/ngày - Ảnh 2

Các chủ đầm xây dựng các lối đi ra giữa đầm, phục vụ nhu cầu của du khách chụp ảnh.

Các chủ đầm chỉ việc ngồi không cũng kiếm bội tiền. Giá vào cửa cung của các đầm sen là 50.000/người. Chưa nói đến việc chẳng có ai đi chụp ảnh sen lại đi có một mình. Mỗi lượt khách bao giờ cũng có đủ mẫu và phó nháy hoặc đi theo nhóm. Theo lời kể của một nhân viên thu vé ở đầm sen, mỗi ngày đầm của anh tiếp nhận hơn 400 lượt khách đến thăm quan, chụp ảnh. Vậy thì tính sơ sơ những ngày cao điểm, chủ đầm có trong tay vài chục triệu mà chẳng phải tốn công sức so với việc vác sen đi bán.

Chủ đầm sen Hồ Tây kiếm vài chục triệu/ngày - Ảnh 3

Các dịch vụ ở đầm sen cũng lên ngôi, thuê trang phục, rang điểm là dịch vụ nổi bật và kiếm nhiều tiền.

Cũng vì thế mà, nhiều đầm sen Tây Hồ không bán sen số lượng lớn kể cả khách có tìm đến tận đầm. Lí giải điều này, nhân viên trên cho hay, nếu bán sen sẽ rất phí, không đủ hoa, đầm không đẹp sẽ rất ít khách tìm đến. Khách đến chụp, mua sen với số lượng ít thì chủ vườn mới bán với giá 10.000/bông, như vậy sẽ lãi gấp 5 lần so với bán sen cho thương lái chỉ với giá 2.000/bông.

Chủ đầm sen Hồ Tây kiếm vài chục triệu/ngày - Ảnh 4

Dịch vụ cho thuê trang phục.

Tại các đầm sen, dịch vụ nổi bật hơn cả là cho thuê trang phục và trang điểm tại chỗ với "chuyên gia của nhà". Phần lớn, khách đến đây chụp ảnh đều thuê trang phục với giá gấp đôi so với các cửa hàng cho trang phục biểu diễn ở ngoài. Bộ quần áo yêm, váy đụp có giá thuê 100.000 đồng, áo dài 90.000/bộ, quần áo nâu 80.000/bộ. Ngoài ra, chủ đầm còn cho thuê các dụng cụ đi kèm như nón lá, gáo múc, quạt...

Một dịch vụ nữa dễ "móc" tiền của khách ở các đầm sen chính là thuê phó nháy, nếu những ai không có tay máy nào đi cùng thì chắc chắn chỉ cần nhìn sen, khung cảnh đẹp sẽ kết nối ngay với chủ đầm để xin thuê một phó nháy với giá 400.000 đồng.

Chủ đầm sen Hồ Tây kiếm vài chục triệu/ngày - Ảnh 5

Ấm trà sen phục vụ khách hàng.

Những dịch vụ đồ ăn nước uống tại đầm sen cũng rất kịp thời thoả mãn nhu cầu giải khát của khách hàng trong những ngày nắng nóng, oi bức dẫu rằng mặt hàng chưa thật sự phong phú.

Với cách nắm bắt nhu cầu khách hàng sát sao, nhạy bén và tận tình như thế này, các đầm sen hồ Tây nhanh chóng kiếm bộn tiền mà hầu như giữ được nguyên vẹn cả đầm sen hồng thơm ngát dù hơi chật bóng người. 

Đường ống lại vỡ, 70.000 hộ dân Thủ đô mất nước

19:34 |
Tối 17/6, đường ống nước sạch Sông Đà tiếp tục gặp sự cố, khiến 70.000 hộ dân ở các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông... bị mất nước sạch.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng Giám đốc Công ty nước sạch Vinaconex, cho biết, 9h tối ngày 17/6, đường ống nước tại km 25 (gần cầu Đồng Trúc, đại lộ Thăng Long), huyện Thạch Thất, Hà Nội lại bị vỡ.

"Ngay sau khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã huy động 150 kỹ sư, 2 máy cẩu xuống hiện trường khắc phục sự cố. Chúng tôi đã làm việc thâu đêm cho đến sáng nay. Dự kiến khoảng 10h sáng ngày 18/6, sẽ cấp nước trở lại cho người dân, ở một số nơi vùng xa sẽ chậm hơn", ông Tốn nói.

Theo ông Tốn, vết vỡ đường ống lần này nhỏ, chỉ khoảng 20cm nên sẽ khắc phục nhanh hơn.

Đây là lần thứ 7 đường ống nước Sông Đà bị vỡ (kể từ tháng 12/2012 đến nay), gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của 70.000 hộ dân thuộc các quận: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai.... Sự cố gần đây nhất là vào chiều 26/4. Sau lần này, Cục Giám định chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã lập đoàn kiểm tra toàn diện đường ống dẫn nước để có biện pháp khắc phục nhưng đến nay chưa có kết quả cụ thể.

Đường ống lại vỡ, 70.000 hộ dân Thủ đô mất nước - 1

Sự cố vỡ đường ống nước ngày 1/4 khiến 70.000 hộ dân bị ảnh hưởng

Anh Quách Minh Phượng, trọ ở thôn Kim Lũ, phường Đại Kim, cho biết, tối qua, anh phải sang nhà bạn tắm nhờ vì mất nước.

"Mỗi lần mất nước, cuộc sống sinh hoạt của chúng tôi bị đảo lộn. Khổ nhất là trong tháng 5 vừa qua, chỗ tôi ở mất nước hơn 10 ngày liền. Những lúc như vậy, tôi lại phải đi tắm giặt nhờ, rất bất tiện", anh Phượng nói.

Trong các lần vỡ đường ống gần đây, lãnh đạo Công ty nước sạch Sông Đà chỉ cho rằng do nền đất yếu và đường ống nằm dọc Đại lộ Thăng không đảm bảo yêu cầu.
Được tạo bởi Blogger.