Học đâu nếu rớt lớp 10?

19:46 |
Sau khi công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2014-2015, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết có 8.534 thí sinh rớt cả ba nguyện vọng vào lớp 10 công lập. Thế nhưng, rớt lớp 10 không phải đã là bước đường cùng.


Học đâu nếu rớt lớp 10?
Thí sinh trao đổi bài sau khi thi xong môn văn tại hội đồng thi Trường THCS Lý Phong, Q.5, TP.HCM, kỳ tuyển sinh lớp 10 năm 2014 - Ảnh: Như Hùng

Ông Nguyễn Tiến Đạt, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, tư vấn: 8.534 học sinh rớt lớp 10 vẫn còn một trong ba lựa chọn cho con đường học vấn của mình. Một là đăng ký vào học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN - năm học 2014-2015 các trường hệ này tuyển 11.480 học sinh thông qua hình thức xét tuyển, không phải thi). Hai là đăng ký học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên (chỉ tiêu tuyển là 9.547 học sinh, học phí chỉ 180.000 đồng/tháng/học sinh). Ba là đăng ký học tại các trường THPT tư thục, dân lập (chỉ tiêu tuyển 20.199 học sinh).

Giảm 50% học phí nếu học TCCN

Điểm chuẩn tăng cao

Bảng điểm chuẩn vào lớp 10 công lập tại TP.HCM do Sở GD-ĐT TP công bố sáng 15-7 cho thấy hầu hết các trường đều tăng điểm chuẩn. Bốn trường THPT tốp trên đều tăng: Trường Nguyễn Thượng Hiền tăng 3,5 điểm, là trường có điểm chuẩn cao nhất TP (41,75 điểm), năm 2013 điểm chuẩn là 38,25 (xét nguyện vọng 1). Kế đó là Trường trung học Thực hành ĐH Sư phạm TP.HCM: 40,75 điểm, đây là trường tăng điểm chuẩn đột biến: 6,25 điểm (năm 2013 điểm chuẩn là 34,5). Trường Bùi Thị Xuân cũng tăng điểm chuẩn (2 điểm), Trường Nguyễn Thị Minh Khai tăng 4 điểm. Nhìn chung hầu hết các trường năm nay đều tăng điểm chuẩn từ 1-5 điểm.

(Mời bạn đọc xem điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT ở TP.HCM trên tuoitre.vn).

Theo ông Đạt, thực hiện hướng dẫn của liên bộ GD-ĐT, Tài chính và LĐ-TB&XH, từ năm học 2014-2015 tất cả học sinh TCCN sẽ được miễn giảm 50% học phí. Tuy nhiên, thời gian tới Sở GD-ĐT TP sẽ bàn bạc với Sở Tài chính và làm đề xuất xin UBND TP thực hiện miễn giảm 100% học phí đối với học sinh hệ này. TP hiện đang có nhu cầu nhân lực rất cao ở các ngành: điện lạnh, hàn, tiện, điện công nghiệp, điện tử, xây dựng...

Ông Phạm Ngọc Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP, cho biết: "Trên thực tế có nhiều học sinh học văn hóa rất khó khăn nhưng khi chuyển qua học nghề lại rất tốt. Nếu nhận ra điều này sớm, phụ huynh đăng ký cho con em mình học nghề ngay khi tốt nghiệp THCS sẽ hiệu quả hơn. Qua theo dõi, tôi thấy nhiều em không vào được lớp 10 công lập, cha mẹ các em động viên con em mình cố gắng học văn hóa ở các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trường THPT tư thục. Nhưng đáng buồn là nhiều em không thể theo kịp chương trình nên đi được một đoạn đường là "gãy gánh": có em bỏ học giữa lớp 11, có em ráng tới hết lớp 11 mới nghỉ, có em mới vừa hết học kỳ 1 lớp 10 đã buông".

Ông Thanh phân tích: học sinh học TCCN được rất nhiều cái lợi: học từ 3-4 năm (tùy trường), học sinh sẽ được cấp bằng TCCN. Với tấm bằng này, học sinh có thể đi làm ngay hoặc có thể đăng ký thi tuyển vào trường CĐ, ĐH mà không cần bằng tú tài (hiện nay trên địa bàn TP cũng có nhiều trường TCCN liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên để vừa dạy nghề vừa dạy văn hóa cho học sinh. Khi tốt nghiệp, học sinh vừa được cấp bằng TCCN vừa được cấp bằng tú tài).

Đổi mới ở trường tư thục

Nếu gia đình không thuộc diện khó khăn và học sinh có đủ năng lực tiếp tục học văn hóa thì hiện nay các trường THPT tư thục trên địa bàn TP luôn mở cửa đón học sinh. Để đáp ứng nhu cầu của nhiều phụ huynh thành thị vốn có rất ít thời gian dành cho con, các trường tư thục mở ra nhiều hình thức giáo dục khác nhau: bán trú (học sinh học tập và sinh hoạt cả ngày trong trường, buổi chiều phụ huynh mới đón về); nội trú (học sinh ăn ở, học tập trong trường, có thầy cô quản nhiệm chăm sóc, nhắc nhở từ miếng ăn giấc ngủ, mọi sinh hoạt cá nhân cho đến học bài, làm bài tập sau giờ lên lớp chính khóa, lâu lâu phụ huynh mới đón con em về nhà chơi). Tuy nhiên với loại hình này, phụ huynh phải đóng khoản phí khá cao so với học phí của trường công lập: trung bình từ 5-10 triệu đồng/tháng/học sinh tùy trường.

Theo một hiệu trưởng trường THPT tư thục ở TP.HCM, điều phụ huynh cần nhất hiện nay chính là giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho con em mình. Hầu hết trường THPT tư thục, dân lập trên địa bàn TP đều chú trọng thực hiện tiêu chí này, bên cạnh việc nỗ lực rèn giũa cho học sinh có thể thi đậu tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH.

HOÀNG HƯƠNG

Tây Ninh: điểm chuẩn vào lớp 10 thấp kỷ lục

Ngày 15-7, Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh đã công bố điểm sàn kỳ thi tuyển vào lớp 10 THPT trên địa bàn là 9 điểm bao gồm điểm môn toán (hệ số 2), văn (hệ số 2), tiếng Anh và điểm cộng thêm (điểm nghề).

Theo đó, 23 trường THPT tổ chức thi tuyển lớp 10 năm học 2013-2014 sẽ căn cứ trên điểm sàn này để lấy điểm chuẩn riêng dựa trên số lượng học sinh thi vào trường. Trong số 23 trường THPT tổ chức thi tuyển có đến 10 trường lấy điểm sàn để làm điểm chuẩn tuyển học sinh lớp 10. Trường THPT Tây Ninh là trường cao nhất của cả tỉnh lấy điểm chuẩn 24,25 (mỗi môn chưa đến 5 điểm).

Đa số trường THPT đều lấy điểm nguyện vọng 2 bằng với điểm nguyện vọng 1. Hơn thế, ngoài 23 trường thi tuyển, địa bàn tỉnh Tây Ninh có chín trường THPT thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa và khu vực nông thôn tổ chức xét tuyển. Như vậy, để đậu vào lớp 10 THPT công lập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, mỗi học sinh chỉ cần trung bình môn thi chưa đầy 2 điểm và không bị điểm liệt (0 điểm bất kỳ môn nào, chưa kể các học sinh thi lớp 10 đều có điểm nghề cộng thêm từ 0,5-2,5 điểm).

Theo thống kê của Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh, với điểm sàn và điểm chuẩn của các trường tổng cộng có khoảng 7.179 học sinh đỗ vào lớp 10 THPT. Kỳ thi lớp 10 THPT 2014-2015, tỉnh Tây Ninh có 9.269 học sinh đăng ký thi tuyển, như vậy có hơn 2.000 học sinh không đậu vào lớp 10.

Nam sinh bán sức ở mỏ than lấy tiền đi thi

20:01 |
Mang 2 triệu đồng tiền đi rửa than thuê ở Quảng Ninh ra Hà Nội thi đại học theo nguyện vọng của người mẹ đã mất, Hải xót xa khi số tiền và giấy tờ đã bị móc khi ngồi xe.

Bùi Thanh Hải, học sinh Trường THPT Thạch Thành 4 huyện Thạch Thành, Thanh Hóa năm nay đăng ký thi vào ngành Lịch sử Đảng của Học viên Báo chí-Tuyên truyền.

Dưới Hải còn một em gái. Nhà chỉ ít sào ruộng, cấy cày chẳng đủ ăn. Mẹ em ở nhà lo đồng ruộng. Còn bố đi làm thợ xây kiếm tiền lo cho gia đình. Thương cha mẹ, những ngày mùa hay khi nghỉ hè, Hải xin đi làm thuê cỏ mía, đi phụ hồ và đủ thứ việc miễn sao có thêm tiền cho bố mẹ đóng học và nuôi em.

nam sinh, sĩ tử, thi đại học, báo chí, cảm động
Dù vất vả nhưng chàng trai xứ Thanh Bùi Thanh Hải vẫn cố gắng theo đuổi ước mơ đại học mà mẹ em hằng mong mỏi. (Ảnh: Văn Chung)

Kết thúc học kỳ II năm lớp 12, bạn bè ào ào ôn thi vào đại học. Hải lặng lẽ cắp ba-lô với mấy bộ quần áo cũ đi theo người bạn ở quê về Quảng Ninh đi rửa than thuê.

"Đấy là mỏ than phỉ. Việc của em là rửa vác than ra xe. Công việc vất vả, ngày làm từ 9-10 tiếng, cũng không có bảo hộ lao động hay trang bị gì cả" - Hải tâm sự.

Suốt hơn 1 tháng, Hải quần quật bên những núi than, áo quần lem luốc kiếm tiền để nuôi ước mơ thi đại học. "Lúc trước khi đi họ hứa sẽ trả 200.000 đồng/ngày nhưng cuối cùng em chỉ nhận được 100.000 đồng/ngày" - Hải cho biết.

Người cha của Hải thật thà chia sẻ: "Tôi từng làm thuê ở mỏ than nên cũng biết nó vất vả, khổ nhọc lắm. Ngày con về nhà, thấy hắn đen thui, khuôn mặt cũng gầy đi, tôi thương nhiều. Trước ngày hắn ra Hà Nội thi đại học, nhà chỉ còn 200.000 đồng, tôi đưa cho hắn luôn. Chẳng biết rồi hắn thi cử thế nào, nếu đỗ đạt sợ nhà cũng không nuôi được".

Mang theo hành trang dự thi duy nhất là một balo quần áo và 2 triệu đồng tiền được chủ lao động trả, nhưng khi vừa đặt chân xuống bến xe Mỹ Đình, cậu bạn kiểm tra lại mới biết toàn bộ số tiền tích cóp được để ở túi quần sau cùng giấy tờ thi đã bị kẻ gian móc mất.

Ngồi tâm sự với chúng tôi tại kí túc xá Học viện Báo chí-Tuyên truyền, Hải buồn rầu cho biết: "Mẹ em mất từ tháng 2 âm lịch vừa rồi. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên gia đình không muốn mình đi thi đại học. Sau này nếu đỗ cũng không có tiền cho mình theo tiếp. Ông bà khuyên mình tốt nhất nên đi làm, bố cũng muốn mình ở nhà đỡ đần gia đình, nuôi em trai nhưng mình muốn hoàn thành nguyện vọng của mẹ".

Mẹ Hải bị ung thư não. Mẹ được phát hiện tình trạng bệnh khi đã ở giai đoạn cuối. Mẹ mất không lâu sau ngày đó. Trước ngày mất, mẹ nắm tay Hải mong con gắng học hành để thi đỗ ĐH sau cuộc sống cho đỡ vất vả.

nam sinh, sĩ tử, thi đại học, báo chí, cảm động
Chàng trai xứ Thanh vẫn bần thần khi kể chuyện bị mất hết tiền khi ra Hà Nội thi ĐH. (Ảnh: Văn Chung).

"Ngày còn sống, mẹ thương em lắm. Những khi em xin tiền đóng học phí hay mua sách vở mẹ nếu có tiền đều cho, không có mẹ lại ân cần để khi nào mẹ xoay được sẽ đóng cho em. Mẹ muốn em đi học để thoát nghèo" - Hải tâm sự.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bùi Văn Hải được 7 điểm môn Lịch sử và Địa lý; 6,5 điểm Ngữ văn. Hải có học lực trung bình trong lớp 12B5 THPT Thạch Thành 4 (Thanh Hoá). Các cô giáo và các bạn nhận xét là chăm ngoan, học nhỉnh hơn các bạn nam trong lớp.

Huy, người bạn Hải, đang dự thi vào Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội chính là người Hải đã cậy nhờ khi biết mất hết mọi thứ khi ra Hà Nội. Huy cho biết thêm vì khó khăn nên Hải không có nhiều thời gian để học. Gia đình Hải thương con, lo không có tiền lo cho bạn ăn học nên mới không muốn cho Hải về thủ đô thi đại học

Mất hết tiền, Hải phải bắt xe bus sang khu Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội vay của Huy 50.000 đồng để lo ăn nghỉ mấy ngày ở Hà Nội. Hải may mắn khi được thành đoàn Hà Nội cùng kí túc xá Học viện Báo chí-Tuyên truyền tạo điều kiện cho ở miễn phí.

Các sinh viên tình nguyện cũng tìm cho Hải bữa ăn miễn phí trong mấy ngày thi.

Nước da ngăm đen, giọng nói trầm buồn, Hải cho biết ngay khi thi xong đại học sẽ không về quê, lang thang ở quanh khu vực Cầu Giấy tìm việc làm thêm kiếm sống. Sau này nếu đỗ ĐH, cậu cũng sẽ tự mình lo cho bản thân. 

Lương, phụ cấp Giám đốc Sở ít hơn giáo viên!

20:08 |
Giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang ví von: "Hai vợ chồng cùng làm ngành giáo dục, chồng làm Giám đốc Sở trong khi vợ là giáo viên bình thường nhưng lương và phụ cấp một tháng của vợ cao hơn chồng". Đây là một trong nhiều bất cập hiện nay của ngành giáo dục đào tạo.
  
Lương và phụ cấp của Giám đốc Sở ít hơn giáo viên

Tại Hội nghị giao ban lần II ngành giáo dục vùng 6 (12 tỉnh ĐBSCL) vừa được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang, một trong những vấn đề nan giải mà lãnh đạo ngành giáo dục các tỉnh ĐBSCL đặt ra hiện nay là chế độ lương, thâm niên cho nhà giáo. Trong đó, hầu hết lãnh đạo các Sở GD-ĐT cho rằng, hiện nay có nhiều Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên các trường "không muốn" về làm cán bộ quản lý ở Sở, Phòng GD-ĐT. Lý do mà các Sở đưa ra là do chế độ, quyền lợi cho những cán bộ quản lý này còn bất cập.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Long An cho biết, vấn đề lương và chế độ thâm niên hiện nay có những trở ngại lớn. Có giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường dạy gần cuối đời rồi rút về Phòng trước 1 hoặc 2 năm thì toàn bộ chế độ thâm niên bỏ hết, rất bất hợp lý. Việc này không có sự động viên, tạo điều kiện anh em về cấp Phòng, cấp Sở.

Do đó, ngành GD tỉnh Long An đề nghị Bộ GD-ĐT có tham mưu để Chính phủ có cân nhắc quy định chế độ đối với giáo viên, tạo điều kiện cho các Phòng, Sở thu hút giáo viên giỏi về công tác. "Và nên chăng chúng ta tính số năm giảng dạy sẽ được tính phụ cấp thâm niên cho những người này", đại diện Sở GD-ĐT Long An gợi mở.

Ông Nguyễn Hồng Oanh - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, khi điều cán bộ, giáo viên giỏi về Sở, Phòng làm cán bộ quản lý thì hầu như chế độ thâm niên của những người này bị mất hết.

Ông Oanh so sánh ví von: "Tôi và vợ tôi cùng học chung lớp phổ thông, chung ĐH, cùng ra trường giảng dạy một lượt, bây giờ tôi làm Giám đốc, còn vợ tôi là giáo viên bình thường nhưng lương và phụ cấp 1 tháng vợ tôi hơn tôi. Chuyện này là bất hợp lý".

Theo ông Oanh, từ bất hợp lý trên nên Sở, Phòng không đưa được người giỏi về. Không có người giỏi về nên "khó" cho lãnh đạo bởi lúc này người nào đồng ý về thì nhận chứ không nhận thì lấy ai làm. "Tuy nhiên những người không đủ trình độ về làm thì khi tham mưu cho lãnh đạo chúng tôi chết luôn như các phòng chuyên môn ra đề sai hoặc đi chỉ đạo, đi dự giờ đánh giá không được, bị phản ứng thì lãnh đạo Sở lãnh đủ. Do đó, mong Bộ GD-ĐT tham mưu Chính phủ sớm thay đổi nếu không ngành giáo dục không phát triển được", ông Oanh thẳng thắn.

Lương, phụ cấp Giám đốc Sở ít hơn giáo viên!

Giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang Nguyễn Hồng Oanh thẳng thắn: "Lương và phụ cấp của Giám đốc Sở thấp hơn cả giáo viên bình thường".

Với khúc mắc trên, Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ, về khó khăn trong chế độ thâm niên mà các Sở nêu không chỉ xảy ra ở cấp Sở, Phòng mà ngay ở Bộ GD-ĐT cũng thế. Bộ điều một cán bộ, giảng viên dạy giỏi ở các trường lên công tác ở Bộ cũng rất khó khăn như lương giảm, thâm niên cắt, gây thiệt thòi rất lớn cho những người làm công tác quản lý.

"Vì thế, thời gian qua, việc chọn người thật giỏi để làm công tác lý nhưng không chọn được, đây là một bất cập. Bộ cũng đã báo cáo nhiều lần nhưng chưa được các cơ quan khác đồng tình. Do đó, Bộ sẽ tiếp tục đề đạt ý kiến để làm sao cho đội ngũ quản lý ngành giáo dục có những quyền lợi nhất định", Thứ trưởng Ga nói.

Cử nhân thất nghiệp không thể đổ hết cho ngành giáo dục!

Cũng theo ghi nhận của PV Dân trí, một số địa phương cũng đã nêu những thực trạng còn tồn tại trong nhiều "ngóc ngách" của ngành giáo dục hiện nay.

Theo ông Phạm Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long, hiện nay tỷ lệ việc làm của sinh viên ra trường còn quá thấp đã tạo hiệu ứng "không mấy khả quan" ở các trường THPT, gây cho phụ huynh và học sinh hoang mang.

"Vĩnh Long có 3 trường ĐH, 3 trường CĐ, 2 trường trung cấp, 1 trường nghề. Hồ sơ nộp thi ĐH giảm 1.700, hồ sơ trung cấp, CĐ giảm nghiêm trọng. Lúc đầu chúng tôi rất mừng vì nghĩ vấn đề này đúng với việc phân luồng của tỉnh nhưng khi kiểm tra lại các địa phương khác cũng thấy rất thấp. Đó là một thực trạng cần có hướng xử lý", ông Hồng nêu ý kiến.

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang La Công Tâm thì cho biết, hiện nay rất nhiều trường ĐH, CĐ đào tạo ngành Sư phạm. Do đó, số lượng sinh viên ra trường mỗi năm là rất lớn. Chỉ tính riêng An Giang, mỗi năm dư 600- 700 em. Một điều nặng nề nữa là học phí ngành Sư phạm tiếp tục được miễn. Và nếu như tính một năm An Giang có 600 sinh viên Sư phạm không có việc làm, năm sau tiếp tục dư 600 nữa thì như vậy toàn bộ số tiền Nhà nước bỏ ra về học phí đào tạo cho những đối tượng này rất lãng phí. "Do đó, Bộ GD-ĐT cần quy hoạch tính toán lại việc đào tạo ngành Sư phạm sao cho phù hợp với từng điều kiện, địa phương", ông Tâm nêu kiến nghị.

Vấn đề biên chế cho các Sở, Phòng hiện nay cũng khiến nhiều Sở GD-ĐT các tỉnh ĐBSCL "đau đầu". Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Long An cho biết, biên chế của Sở là 70, Phòng là 17, 18 nhưng tính đến thời điểm này rất ít Sở nào đạt được các con số này.

"Sở GD-ĐT Long An chỉ có 56 người và với khối lượng công việc hiện nay thật sự tải không nổi. Cùng từ đây nảy sinh làm cách này hay cách khác luồng lách không đúng quy định gây nên hệ lụy không lường trước. Do đó, Sở kiến nghị Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ sớm có văn bản về vấn đề này để các đơn vị được thuận lợi dễ dàng", lãnh đạo Sở GD- ĐT Long An mong mỏi.

Trong khi đó, bà Đào Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Trà Vinh thì cho hay, biên chế Phòng, Sở, đặc biệt là các cán bộ phụ trách bộ phận chức năng như THCS, TH, MN thì hiện Sở phải gửi về các trường vì ở Phòng không có do "vướng" quy định. "Có cán bộ làm việc ở Phòng 3 ngày, còn 3 ngày về trường dạy học rất khó khăn. Do đó, mong Bộ GD-ĐT có hướng tháo gỡ", bà Vân nêu.

Còn ông Nguyễn Hồng Oanh - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang cho biết, thực trạng biên chế Sở, Phòng hiện nay rất khó khăn. Sở Nội vụ Tiền Giang phân bổ các Phòng GD tối đa 6- 9 người, mà mỗi Phòng GD phải từ 18 - 20 người làm mới nỗi, nếu không thì không đảm bảo hoạt động. Do đó, hầu hết các Phòng GD phải điều động giáo viên từ các trường lên. "Tuy nhiên khi Thanh tra hỏi dựa vào văn bản nào mà anh điều về thì chúng tôi chết ngắt. Do đó, đề nghị Bộ sớm có định mức đúng biên chế để các Sở, Phòng có thể đảm đương được công việc", ông Oanh kiến nghị.

Lương, phụ cấp Giám đốc Sở ít hơn giáo viên!

Nhiều bất cập của ngành giáo dục đã được lãnh đạo các Sở GD-ĐT khu vực ĐBSCL nêu thẳng thắn và kiến nghị Bộ GD-ĐT tháo gỡ.

Về đề án ngoại ngữ 2020, ông Hồ Văn Thống- Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp cho biết, việc nâng trình độ từ A2 lên C1 phải học ròng rả mấy tháng trời với người nước ngoài. Do đó, nhiều giáo viên nâng lên không được nên tự đi học ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP Cần Thơ hay TPHCM. Tuy nhiên, việc này không thể chấp nhận vì để đạt từ A2 lên C1 là không dễ dàng, trong khi đó nhiều cán bộ giảng viên ở các trường ĐH chỉ mới có trình độ B2 thì làm sao dạy được C1. Do đó, nếu anh đạt được thì liệu có "đường dây" nào đó không chất lượng. "Và khi giáo viên đi học ở đâu đó về nhưng tôi cho sát hạch lại từ C1 xuống B1 chẳng hạn mà không đạt thì có nghĩa là anh dùng chiêu, như thế sao chấp nhận được", ông Thống khẳng định.

Ông Thống cũng cho rằng, qua tiếp xúc với giáo viên, có thực trạng là với đề án ngoại ngữ như thế tới năm 2015 mà cán bộ, giáo viên không đạt chuẩn thì sợ chuyển công tác, dẫn đến nhiều giáo viên đi học đại học từ xa vì sợ mất chỗ dạy nên gây tâm lý hoang mang cho giáo viên.

Cũng có ý kiến với đề án ngoại ngữ 2020, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Long An cho rằng, Bộ GD-ĐT nên triển khai thực hiện đề án ngoại ngữ này trước ở các trường ĐH, CĐ vì đội ngũ giảng viên trước tiên phải đạt chuẩn mới nói đến chuyện bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên phổ thông. Lãnh đạo Sở GD- ĐT Long An dẫn chứng, ở Long An khi đi kiểm tra giáo viên có trình độ thạc sĩ Tiếng Anh do trường có tiếng đào tạo thì trình độ chỉ là B1. Điều đó nói lên chất lượng đào tạo của các trường ĐH cũng có vấn đề.

"Bộ GD-ĐT cần có biện pháp đối với các trường ĐH, CĐ trong việc quản lý chất lượng đầu ra, để không xảy ra vòng lẫn quẫn đó là giáo viên, sinh viên ra trường không đạt chuẩn phải quay trở lại bồi dưỡng dẫn đến không hiệu quả, gây tốn kém và dư luận xã hội cũng không ủng hộ"- lãnh đạo Sở GD- ĐT Long An kiến nghị.

Cùng quan điểm với lãnh đạo Sở GD- ĐT Long An, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Trà Vinh Đào Thị Hồng Vân cũng cho rằng, đề án ngoại ngữ 2020 nên bắt đầu thực hiện ngay từ các trường đào tạo là ĐH, CĐ. "Bên cạnh đó, chúng ta nên tạo động lực cho học sinh và định hướng cho các em học tốt môn ngoại ngữ ở trường phổ thông. Như thi tốt nghiệp THPT nên thực hiện hình thức thi bắt buộc đối với môn ngoại ngữ"- bà Vân chia sẻ thêm.

Giải đáp những khúc mắc của các Sở về tình trạng sinh viên ra trường thấp nghiệp, ông Nguyễn Văn Áng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT) cho rằng: Trước năm 2008, mỗi năm trên phạm vi cả nước có từ 50.000- 70.000 doanh nghiệp, công ty mới ra đời, chưa kể thêm nhiều công ty cũ mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu tính riêng mỗi công ty thành lập mới thu hút khoảng 7- 10 người thì có trên dưới 500.000 cử nhân ra trường có việc làm. Tuy nhiên từ năm 2008 trở đi do khủng hoảng kinh tế, nhiều công ty đóng cửa nên không tạo việc làm mới.

"Việc tạo việc làm mới là của cả nền kinh tế chứ không chỉ riêng của ngành giáo dục. Dù chúng ta có đào tạo ra bác học nhưng không có người sử dụng thì vẫn thất nghiệp. Chúng ta chỉ chịu trách nhiệm một phần về chất lượng, còn về câu chuyện thất nghiệp chung thì dứt khoát không thể bảo đấy là trách nhiệm của ngành giáo dục. Chúng ta phải làm thế nào để xã hội đồng thuận, chia sẻ trách nhiệm với ngành giáo dục chứ tất cả cứ đổ vào ngành giáo dục thì tôi nghĩ như thế cũng không công bằng", ông Áng nhấn mạnh.

Còn về tình trạng sinh viên Sư phạm dư thừa, ông Áng cho biết, tình trạng này là trên phạm vi chung của cả nước. Với tình trạng trên, năm 2012, Bộ GD-ĐT đã áp cho các trường trực thuộc Bộ giảm 5% so với năm 2011; còn các trường thuộc địa phương thì Bộ không can thiệp cắt giảm về chỉ tiêu được mà chỉ ràng buộc về khả năng đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng.

Ông Áng cho hay, năm 2013, Bộ áp các trường thuộc Bộ giảm xuống 10% so với năm 2012, năm 2014 giảm 10% so với năm 2013 và tiếp tục năm 2015 giảm nữa. "Do đó, các địa phương có các trường Sư phạm hoặc các khoa Sư phạm trong các trường đa ngành thuộc địa phương thì cần vào cuộc đề nghị các trường đang đào tạo Sư phạm ở địa phương giảm chỉ tiêu đào tạo xuống, trước khi Bộ có phương án giải quyết tổng thể vấn đề này", ông Áng nêu giải pháp.

Lương, phụ cấp Giám đốc Sở ít hơn giáo viên!

Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Nguyễn Văn Áng: "Cử nhân thất nghiệp không thể đổ hết cho ngành giáo dục". (Ảnh: Huỳnh Hải)

Trước ý kiến của các Sở GD-ĐT về vấn đề biên chế Sở, Phòng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga ghi nhận cái khó của các địa phương hiện nay khi đề xuất nhiệm vụ mới thì vướng tăng số biên chế ở Sở, Phòng. Tuy nhiên, về biên chế thì Bộ không quản lý. Do đó, Bộ đề nghị các địa phương có văn bản gửi Bội Nội vụ tăng biên chế để thực hiện nhiệm vụ mới theo phân cấp của Chính phủ về quản lý GD- DT. "Cái này ngoài tầm tay của Bộ GD- ĐT nhưng Bộ Nội vụ có ý kiến thì Bộ GD-ĐT sẽ ủng hộ quyết liệt để bổ sung biên chế cho địa phương"- Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.

Về chỉ tiêu ngành Sư phạm, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đề nghị các Sở báo cáo UBND các tỉnh để khống chế chỉ tiêu này vì Bộ không thể cắt chỉ tiêu các trường địa phương mà chỉ cắt các trường trực thuộc Bộ. Việc này nhằm giảm dần số lượng đào tạo sư phạm, nâng cao chất lượng, chứ đào tạo dư thừa quá nhiều sẽ nảy sinh đội ngũ thất nghiệp, gây ảnh hưởng đến tâm lý chung của xã hội. "Bộ sẽ tiếp tục quy hoạch lại các trường Sư phạm, một mặt nâng cao chất lượng, một mặt đảm bảo số lượng, tránh lực lượng dư thừa như hiện nay"- Thứ trưởng Ga cho biết.

Với những ý kiến khác như đề án ngoại ngữ 2020..., Thứ trưởng Ga cho biết Bộ sẽ ghi nhận và xem xét điều chỉnh để giáo dục vùng ĐBSCL phát triển kịp với các vùng khác trong cả nước. 

Nhiều nhầm lẫn tai hại trong hồ sơ dự thi

20:04 |
Ngày 2-7, dù đã sát ngày dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ đợt 1, vẫn có những nhầm lẫn tai hại trong hồ sơ đăng ký dự thi khiến cả nhà trường và thí sinh lúng túng.
  
Những nhầm lẫn phổ biến là sai đối tượng ưu tiên, sai nơi đăng ký dự thi, sai khối thi, sai mã ngành.

Tá hỏa vì phải về Hà Nội thi

Ông Trần Mạnh Dũng - trưởng phòng đào tạo Học viện Ngân hàng - cho hay khi xử lý dữ liệu từ hồ sơ dự thi của thí sinh năm nay, học viện gặp nhiều trường hợp sai sót về nơi đăng ký dự thi. Theo đó, nhiều thí sinh thuộc các tỉnh có thể đăng ký thi tại cụm thi gần nhà, nhưng thông tin trên đĩa dữ liệu mà các sở GD-ĐT chuyển về lại không hiển thị. Do đó, Học viện Ngân hàng mặc nhiên bố trí cho các em dự thi tại các điểm thi Hà Nội mà thực tế nếu phải dự thi ở Hà Nội sẽ rất bất tiện và tốn kém chi phí đối với các thí sinh phía Nam và Nam Trung bộ.

"Những sai sót này có thể do thí sinh không để ý hoặc không được hướng dẫn kỹ nên không đánh dấu. Song rất nhiều trường hợp khi chúng tôi kiểm tra thì phát hiện hồ sơ thí sinh ghi rất chuẩn, nhưng phòng GD-ĐT, sở GD-ĐT khi nhập liệu vào hồ sơ trên máy tính lại nhầm" - ông Dũng chia sẻ.

Tuy nhiên, cá biệt có trường hợp một thí sinh Phú Yên đến sát ngày thi mới phát hiện sai sót này báo đến nhà trường. "Học viện đã liên hệ với cụm thi Quy Nhơn nhưng cụm thi báo lại không thể kịp bổ sung khi mọi công đoạn chuẩn bị thi đã hoàn tất. Thí sinh chỉ còn một trong hai phương án lựa chọn: hoặc phải ra Hà Nội dự thi, hoặc thí sinh đành phải bỏ thi vào trường" - ông Dũng nói. Thông tin cập nhật đến chiều 2-7 thì thí sinh này đã quyết định không dự thi.

Rối với ưu tiên khu vực 1

Sáng 2-7, nhiều thí sinh ở phía Nam đã đến phòng đào tạo các trường để chỉnh sửa những sai sót trên giấy báo thi. Ngoài những sai sót về họ, tên, ngày tháng năm sinh còn có các sai sót về ngành, trường THPT và đặc biệt là sai sót về đối tượng và khu vực. Trong buổi sáng, tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có hơn 20 thí sinh đến điều chỉnh sai sót. Thí sinh Thông Thị Mênh, quê Bình Thuận, đến trường đề nghị sửa lại khu vực ưu tiên. Mênh nói năm rồi huyện Mênh được ưu tiên khu vực 1, nhưng năm nay giấy báo dự thi để là KV2-NT.

Cán bộ phòng đào tạo giải thích trường ghi như vậy là đúng bởi năm nay khu vực huyện của Mênh đã thay đổi theo quy định mới. Mặc dù vậy, Mênh cho biết giấy báo thi Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vẫn ghi ưu tiên là khu vực 1. Hi hữu hơn, thí sinh Cao Thị Oánh, quê Nha Trang, Khánh Hòa, nhưng giấy báo thi lại ghi quê ở... Hà Trung, Thanh Hóa!

Ông Trần Đình Lý, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết mới đây Bộ GD-ĐT mới công bố danh sách các trường THPT thuộc khu vực 1, nếu danh sách này được công bố trước khi thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi thì thí sinh sẽ đỡ sai sót hơn về khu vực. Những ngày qua, có nhiều thí sinh đến trường để điều chỉnh khu vực, trong đó có rất nhiều thí sinh ghi khu vực ưu tiên theo huyện mà không ghi theo xã, dẫn đến điểm ưu tiên khu vực thấp hơn điểm khu vực mình đáng ra được hưởng, nếu không phát hiện các em sẽ bị thiệt thòi.

Việc xác định ưu tiên khu vực 1 năm nay có thay đổi so với năm trước dẫn đến mỗi trường hiểu một cách và vận dụng quy chế khác nhau. Ông Nguyễn Đức Minh - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cho biết trường yêu cầu thí sinh bổ sung hộ khẩu (công chứng) để minh chứng mình ở xã đặc biệt khó khăn để trường điều chỉnh. Những thí sinh không gửi minh chứng trường sẽ không điều chỉnh. "Thà các em rớt nhưng sau này phát hiện mình được ưu tiên và yêu cầu điều chỉnh thì trường sẽ điều chỉnh, còn hơn để các em đậu rồi sau này buộc thôi học do các em không thuộc diện ưu tiên khu vực 1" - ông Minh nói thêm.

Tương tự, phó trưởng phòng đào tạo một trường ĐH tại TP.HCM cũng xác nhận đang chờ văn bản chính thức của bộ để điều chỉnh khu vực ưu tiên cho thí sinh. Hiện tại trường vẫn xác định mức ưu tiên theo huyện, chưa điều chỉnh cho những thí sinh diện ưu tiên khu vực 1 ở các xã đặc biệt khó khăn.

Để tránh thiệt thòi cho thí sinh, đại diện nhiều trường cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh ưu tiên khu vực 1 cho thí sinh cả sau ngày thi nếu thí sinh cung cấp đủ hồ sơ minh chứng. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Nông lâm TP.HCM, Cần Thơ chấp nhận điều chỉnh khu vực sau ngày thi. Trong khi đó, ông Mỵ Giang Sơn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn - cho biết trường chỉ yêu cầu thí sinh nộp minh chứng ưu tiên khu vực 1 khi thí sinh nhập học. Thí sinh phải chịu trách nhiệm với thông tin đăng ký của mình. Nếu khai không đúng, thí sinh có thể từ trúng tuyển thành không trúng tuyển.

NGỌC HÀ - MINH GIẢNG - VŨ ANH

Hồ sơ dự thi giảm, số trường tổ chức thi tăng
Nhiều nhầm lẫn tai hại trong hồ sơ dự thi
Thí sinh đến chỉnh sửa giấy báo thi tại Trường đại học Sư phạm TP.HCM chiều 2-7 - Ảnh: Như Hùng
Số liệu cập nhật chiều 2-7 của Bộ GD-ĐT cho thấy năm 2014, số hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ trong cả nước đạt gần 1,8 triệu hồ sơ, giảm 11% so với năm 2013. Trong đó, đợt 1, với khối A, A1, V có khoảng 785.000 hồ sơ đăng ký dự thi, giảm gần 60.000 so với năm 2013; đợt 2, với khối B, C, D, các khối năng khiếu, có khoảng 750.000 hồ sơ đăng ký dự thi, giảm hơn 80.000 hồ sơ so với năm 2013; và đợt 3, với tất cả các khối của các trường cao đẳng, có hơn 260.000 hồ sơ đăng ký dự thi, giảm khoảng 80.000 hồ sơ so với năm 2013.Điều đáng nói, trong khi số hồ sơ giảm thì số trường có tổ chức thi ở kỳ thi "ba chung" lại tăng thấy rõ. Theo tiết lộ của các trường, việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh 2014 (chứ không "gửi" thí sinh thi nhờ như trước đây) là cách để các trường "tập dượt" cho việc tự tổ chức một kỳ thi với đủ các khâu trước khi buộc phải tự chủ tuyển sinh chậm nhất là sau năm 2016. Theo đó, cụ thể đợt 1 có 141 trường tổ chức thi, đợt 2 có 139 trường, đợt 3 có 144 trường tổ chức thi, đạt mức tăng lần lượt 6%, 10%, 7% so với năm 2013. NGỌC HÀ

Đà Nẵng: thí sinh có thể tự in giấy báo dự thi

Để tạo điều kiện thuận tiện cho thí sinh, ĐH Đà Nẵng đã có thông báo cho thí sinh chưa nhận giấy báo dự thi có thể vào trang web . Thí sinh có thể in giấy báo dự thi để biết thông tin ngày thi, địa điểm thi... khi đến trường làm thủ tục trong buổi đầu tiên, thí sinh sẽ được phát thẻ dự thi ngay tại phòng thi.

TS Nguyễn Hoàng Việt - trưởng ban đào tạo ĐH Đà Nẵng - cho biết đến sáng 2-7 có 79 thí sinh sửa chữa sai sót trong hồ sơ. Trong đó, sai sót chủ yếu là mã ngành, phòng thi, đối tượng ưu tiên... Có thí sinh cận đến ngày thi mới đổi ngành thi, trường thi. "Thí sinh có thể sửa các sai sót trong giấy báo dự thi tại phòng thi. Riêng sai sót về khối thi phải sửa tại ban đào tạo ĐH Đà Nẵng. Việc sửa chữa những sai sót chậm nhất là trước giờ thi của buổi thi đầu tiên" - TS Việt nói.

Trai xinh, gái đẹp dự thi đại học ngành diễn viên

19:57 |
Khác với áo trắng học trò thông thường, các sĩ tử thi vào khoa diễn viên kịch - điện ảnh ĐH Sân khấu Điện ảnh (Hà Nội) có gu thời trang cá tính và ngoại hình ưa nhìn.

Trai xinh, gái đẹp dự thi đại học ngành diễn viên

Sáng 2/7, đông đảo thí sinh đến làm thủ tục dự thi tại trường ĐH Sân khấu Điện ảnh (Hà Nội). Năm nay, khoa diễn viên - kịch của trường có 56 chỉ tiêu đầu vào. Trong ảnh là Huyền Thanh (sinh năm 1996) đến từ Thanh Hóa.

Trai xinh, gái đẹp dự thi đại học ngành diễn viên

Phạm Tố Uyên (1994) là sinh viên trường HV Tài chính. Tuy nhiên, vì yêu thích nghề diễn viên nên Uyên vẫn cố gắng thi vào ĐH Sân khấu Điện ảnh.

Trai xinh, gái đẹp dự thi đại học ngành diễn viên

Các bạn trẻ tỏ ra rất tự tin sau khi làm thủ tục dự thi.

Trai xinh, gái đẹp dự thi đại học ngành diễn viên

Yếu tố đầu tiên để giúp các sĩ tử tự tin vào ngành này là ngoại hình. Hầu hết các em đều ưa nhìn và khá xinh xắn.

Trai xinh, gái đẹp dự thi đại học ngành diễn viên

Tuy nhiên, cũng có bạn biểu lộ những nét mặt lo âu khi bước vào phòng làm thủ tục dự thi.

Trai xinh, gái đẹp dự thi đại học ngành diễn viên

Thời gian tổ chức thi của trường SKĐA nhiều hơn so với các trường thông thường do phải lựa chọn nghiêm ngặt từ khâu năng khiếu.

Trai xinh, gái đẹp dự thi đại học ngành diễn viên

Không chỉ có những bạn nữ xinh xắn, sĩ tử nam dự thi trường ĐH Sân khấu Điện ảnh cũng điển trai, có phong cách thời trang cá tính.

Trai xinh, gái đẹp dự thi đại học ngành diễn viên

Một thí sinh ấn tượng với mái tóc bạch kim.

Trai xinh, gái đẹp dự thi đại học ngành diễn viên

Do đặc thù chuyên ngành nên các thí sinh dự thi khoa Diễn viên đều rất chăm chút ngoại hình.

Trai xinh, gái đẹp dự thi đại học ngành diễn viên

Bắt đầu từ sáng 3 - 6/7 các sĩ tử sẽ dự thi vòng sơ tuyển, chung tuyển sẽ nối tiếp từ 7/7. 

Nam sinh mồ côi mẹ, bố bỏ rơi, đi thi chỉ với 500.000 đồng

19:55 |
Nguyễn Việt Dũng - chàng trai sinh năm 1996 dự thi đại học năm nay cho biết, tất cả tài sản của em chỉ có hơn 100.000 đồng, 1 con mèo và 2 con thỏ.
  
Nguyễn Việt Dũng - chàng trai sinh năm 1996 dự thi đại học năm nay cho biết, tất cả tài sản của em chỉ có hơn 100.000 đồng, 1 con mèo và 2 con thỏ.

Nam sinh mồ côi mẹ, bố bỏ rơi, đi thi chỉ với 500.000 đồng

Mồ côi mẹ khi 1 tuổi, bố bỏ rơi khi vừa chào đời

Nguyễn Việt Dũng (xã Tân Việt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) là học sinh trường THPT Hà Bắc. Năm nay, trong kỳ thi tuyển sinh, Dũng lựa chọn khoa Tài nguyên nước, trường ĐH Thủy lợi (Hà Nội). Gắn bó với nghề nông từ khi lên 6, lên 7, Dũng mong muốn việc học của mình có ích cho quê nhà. Nếu không đỗ đại học, Dũng sẽ trở về quê để tìm công việc phù hợp, sống yên bình.

Gặp Dũng tại ký túc xá trường ĐH Thủy lợi ấn tượng nhất là đôi mắt đượm buồn, đầy ưu tư. Vừa chân ướt chân ráo lên Hà Nội, cậu học trò chất phác với đôi dép tổ ong, quần vải, dáng hình cao gầy, không nhớ nổi phòng ở của mình giữa những dãy nhà cao tầng. Lần đầu tiên lên Thủ đô, lại đi một mình, mọi thứ đều lạ lẫm với Dũng. Nỗi lo sợ bị cướp giật, lừa đảo trên thành phố khiến em lo lắng.

Nam sinh mồ côi mẹ, bố bỏ rơi, đi thi chỉ với 500.000 đồng

Nguyễn Việt Dũng ôn bài trong ký túc xá trường ĐH Thủy lợi.

Trò chuyện với Dũng, được biết em sinh ra đã là cậu bé chịu nhiều thiệt thòi. Mẹ của Dũng là cô Phạm Thị Huấn, mất khi 43 tuổi vì căn bệnh ung thư vú. Ngày đó em mới tròn 1 tuổi, chưa đủ nhận thức để lưu giữ gương mặt, kỷ niệm về mẹ. Ở với bà nhưng Dũng kể, bà cũng ít khi nhắc lại chuyện buồn cũ, chỉ kể mẹ là người phụ nữ hiền lành nhưng có số phận vất vả.

Mẹ mất khi Dũng còn ẵm ngửa, em được bà ngoại nuôi dưỡng từ nhỏ. Do mẹ mắc bệnh ung thư vú nên ngay từ khi chào đời em không được bú sữa. Bà bế Dũng đi khắp làng xin từng giọt sữa, nuôi lớn cháu đến ngày thành chàng trai 17 tuổi.

Khi hỏi về bố, đôi mắt buồn của Dũng rưng rưng đầy tủi thân. Mẹ em là vợ thứ 2, bố Dũng không quan tâm đến cuộc sống của hai mẹ con ngay từ ngày em chào đời. Nhiều lúc trong cuộc sống, nhìn bạn bè xung quanh hạnh phúc vì có đầy đủ bố mẹ, em chỉ biết buồn cho số phận của mình.

Trong suốt 17 năm qua, hai bà cháu nương tựa vào nhau để sống. Tháng 11 năm ngoái, bà ngoại Dũng qua đời vì tuổi cao, sức yếu đã để lại trong em nỗi mất mát lớn. Chỗ dựa duy nhất về tinh thần của không còn, Dũng sống một mình trong căn nhà nhỏ tại vùng quê Hải Dương.

Từng muốn nghỉ học vì nghèo khó

Sau khi bà mất, Dũng lủi thủi một mình làm việc, học tập, hằng ngày ăn cơm cùng cậu mợ. Những câu chuyện về người bà Hoàng Thị Sủng trong em chỉ còn ký ức đẹp.

Dũng cùng bà ở trong căn nhà cấp 4 ọp ẹp với nền đất, mái ngói cũ nhiều chỗ bị vỡ do thời gian. Những lỗ thủng trên mái nhà đã được căng bạt vẫn thường xuyên bị dột mỗi khi trời đổ mưa lớn. Dũng kể lại: "Có những đêm mưa, nước chảy lênh láng ướt hết thóc lúa trong nhà, em bị mất ngủ vì lo lắng".

Lên 6 tuổi, Dũng đã biết giúp đỡ bà những công việc làm nông như phơi thóc lúa, rơm rạ, phụ bà nấu ăn. Hai bà cháu quanh năm chỉ trông chờ vào 3 sào ruộng, nuôi mấy con gà cùng mức lương trợ cấp hộ nhà nghèo là 180.000 đồng/tháng. Bữa cơm thường ngày của Dũng và bà chỉ có rau muống, đậu phụ. Bà dành dụm lâu lâu mua thịt để bồi dưỡng cho người cháu đang tuổi ăn, lớn nhanh như thổi.

Từ ngày bà mất, Dũng một mình quán xuyến một sào lúa. Đã có thời gian khó khăn không biết trông cậy vào ai, Dũng định xin nghỉ học đi làm thuê nhưng được mọi người động viên: "Em cứ học, chuyện đâu rồi có đó".

Cho đến bây giờ, khi bà đã đi xa gần 1 năm nhưng Dũng vẫn ngỡ như khi còn sống. Chàng trai kể lại kỷ niệm: "Ngày 70 tuổi, bà vẫn còn khỏe lắm. Bà thường cõng em đến nhà trẻ, lưng bà đã còng nên mọi người nói đùa: "Cẳng cháu còn dài hơn chân bà".

Mặc dù ngoài 70 tuổi nhưng bà vẫn đi tát cá, nổi tiếng trong vùng bởi khả năng bắt cua, bắt cáy giỏi. Trong trí nhớ của Dũng vẫn còn nguyên vẹn hương vị mỗi bát canh cua bà nấu, để đến bây giờ mỗi khi chan bát nước canh em lại nhớ về.

Suốt 17 năm, hai bà cháu nương tựa vào nhau mỗi lúc khó khăn, cùng san sẻ vui buồn. Dũng nhớ nhất là những ngày bà chạy vạy tiền nong khi em nhập viện vì cảm lạnh hay tháng ngày chăm bà trong giai đoạn cuối của bệnh tật.

Dự thi đại học với 500.000 đồng

Khi bà sống chỉ có 2 bàn tay trắng nên khi mất đi không để lại cho Dũng được gì đáng giá. Chiều ngày 2/7, Dũng một mình lên Hà Nội dự thi trường ĐH Thủy lợi với chỉ 500.000 đồng trong túi. Chàng trai sinh năm 1996 cho biết, tất cả tài sản em có được là hơn 100.000 đồng, nuôi 1 con mèo và 2 con thỏ để bán. Số tiền hơn 300.000 còn lại Dũng được họ hàng cho chi trả lộ phí.

Nam sinh này kể lại: "Em nhớ lời dặn dò của mọi người, nên tìm sự giúp đỡ của đội sinh viên tình nguyện có màu áo xanh nên đã được ở miễn phí trong khu ký túc xá của trường. Em thật may mắn vì sẽ không biết xoay sở ra sao với 500.000 đồng".

Ở nhà, phương tiện đến trường của Dũng là chiếc xe đạp cũ được người chú lắp ráp cho. Khi đi dự thi, Dũng mang theo một chiếc điện thoại 1200 cũ, chỉ có thể nghe, đã hỏng chức năng gọi để tiện liên lạc với người nhà và vài bộ quần áo.

Nam sinh mồ côi mẹ, bố bỏ rơi, đi thi chỉ với 500.000 đồng

Cậu học trò mong muốn học chuyên ngành Tài nguyên nước để phục vụ cho quê hương.

Trong ký ức, Dũng nhớ nhất lời dặn dò của bà: "Áo rách phải giữ lấy lề con ạ, cuộc sống dù có nghèo đến mấy cũng không được nghĩ đến những thứ của người ta".

Chính vì vậy, Dũng vẫn vững lòng sống giữa cuộc sống nghèo khó. Em luôn có tâm niệm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Suốt thời gian học cấp 3, chính Dũng là người cõng bạn Nguyễn Mạnh Dương - chàng trai bị bại liệt bẩm sinh, viết chữ đẹp từ cổng trường vào lớp học. Em tâm sự về người bạn thân của mình: "Dương là người bạn tốt bụng, lạc quan. Em coi đây là công việc cần làm để thể hiện tình yêu thương giữa con người với con người mà thôi".

Thầy Thích Thanh Ngọc (trụ trì chùa Cảnh Linh - Hải Dương) chia sẻ: "Dũng làm một trong những em có hoàn cảnh khó khăn. Em mồ côi mẹ, sống với bà nhưng bà cũng đã mất vì tuổi già. Trong kỳ thi đại học năm nay, tôi cũng muốn đưa Dũng đi thi nhưng vì em biết tôi còn chăm lo cho Dương nên đã tự lập". 

Sĩ tử "tay xách nách mang" đổ về Thủ đô thi đại học

20:48 |
Giữa thời tiết mưa nắng thất thường, các sĩ tử và người nhà tất tả đổ về Hà Nội chuẩn bị cho kỳ thi Đại học - Cao đẳng 2014.

Chỉ còn 2 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh Đại học 2014 chính thức bắt đầu. Tại thời điểm này, hàng ngàn sĩ tử và phụ huynh đã và đang di chuyển về Hà Nội. Các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình ngày một đông đúc hơn.

Hàng ngàn sĩ tử và phụ huynh về Hà Nội dự thi dưới thời tiết nắng mưa thất thường

Hàng ngàn sĩ tử và phụ huynh về Hà Nội dự thi dưới thời tiết nắng mưa thất thường

Khi đi thi, các sĩ tử không quên mang theo nhiều lương thực, thực phẩm và đồ dùng cá nhân phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt. Cô Lê Thị Rương, mẹ của thí sinh Nguyễn Văn Đức (Nghệ An) cho biết: "Em Đức thi khối A vào trường ĐH Giao Thông Vận Tải nên hai mẹ con chỉ ở Hà Nội 5 ngày. Cô mang theo quần áo, sách vở cho em và mang một ít gạo cho người thân ở Hà Nội".

Ngày hôm nay 1/7, đội sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi của nhiều trường đại học chính thức ra quân, có mặt ở nhiều bến tàu, xe để giúp đỡ thí sinh tìm trường và nơi ăn, chỗ ở. Các thí sinh và người nhà có thể yên tâm tìm tới sự hướng dẫn của tình nguyện viên tại các bàn tư vấn đặt ngay tại cổng ra vào bến xe, nhà ga.

Sĩ tử cùng người nhà đội nắng tại bến xe Giáp Bát sáng 1/7

Sĩ tử cùng người nhà đội nắng tại bến xe Giáp Bát sáng 1/7

Sĩ tử mặc áo cờ đỏ sao vàng, mang theo rất nhiều đồ đạc khi đi thi

Sĩ tử mặc áo cờ đỏ sao vàng, mang theo rất nhiều đồ đạc khi đi thi

Các sĩ tử tay xách nách mang nhiều loại hành lý

Các sĩ tử tay xách nách mang nhiều loại hành lý

Gạo và lương thực mang theo

Gạo và lương thực mang theo

Có những sĩ tử mang theo cả kho hành lý

Có những sĩ tử mang theo cả "kho hành lý"

Phụ huynh giúp sĩ tử mang vác các bao tải nặng

Phụ huynh giúp sĩ tử mang vác các bao tải nặng

Cô Lê Thị Rương và con gái vội vã rời khỏi bến xe

Cô Lê Thị Rương và con gái vội vã rời khỏi bến xe

Tại bến xe Mỹ Đình, các sĩ tử cũng mang vác theo nhiều lương thực, thực phẩm để đi thi

Tại bến xe Mỹ Đình, các sĩ tử cũng mang vác theo nhiều lương thực, thực phẩm để đi thi

Điểm dừng xe buýt đông đúc các sĩ tử mang theo hành trang đi thi

Điểm dừng xe buýt đông đúc các sĩ tử mang theo hành trang đi thi 

Cho trò mượn tiền đi học

19:27 |
Thầy không chỉ cho sinh viên nghèo mượn tiền đi học (không lãi) đến khi tốt nghiệp ra trường, mà khi những sinh viên này đạt điểm học giỏi thầy còn cho mượn thêm tiền học tiếng Anh hoặc mua sắm laptop làm phương tiện học tập.


Cho trò mượn tiền đi học
Thầy Trương Thanh Cảnh - Ảnh: Lư Thế Nhã

Các em có chí học lên cao học, thầy vẫn tiếp tục hỗ trợ. Với thầy, tạo điều kiện cho con em gia đình nghèo học tập là giúp các em có cơ hội đổi đời. Người thầy tốt bụng ấy là nhà giáo về hưu Trương Thanh Cảnh. Trước năm 1975, ông là giám đốc điều hành Trường tư thục Nguyễn Công Trứ và hiệu trưởng Trung học bán công Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ông hiện sinh sống ở xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre. Ý tưởng, hành động của thầy bắt đầu từ những học sinh nghèo ở quê hương mình.

Từ mượn tiền đóng học phí

Năm 1999, tại xã Hương Mỹ có nhiều học sinh tốt nghiệp THPT, thi đậu ĐH nhưng nhà nghèo đành gác lại ước mơ, ở lại làm nghề nông vất vả. Những cảnh ngộ này giống như hoàn cảnh thầy khi xưa: nhà nghèo, các em thầy không được đi học. Trong cảnh nghèo khó ấy, thầy nghĩ là phải học giỏi mới có việc làm và giúp gia đình thoát nghèo được. Thầy đã vượt lên cảnh nghèo bằng cố gắng học tập, thi đỗ tú tài 2 (thời bấy giờ người có bằng tú tài rất hiếm) và đi dạy học, nuôi các em của mình ăn học đến thành tài.

Cây cầu bước tới vùng sáng

Được mượn tiền đi học, 99% sinh viên tốt nghiệp ra trường đều nhanh hoàn lại tiền đã mượn để đi học trước đây. Ông Nguyễn Văn Đầy ở xã Hương Mỹ, phụ huynh của bạn Tiến đã tốt nghiệp ĐH Bách khoa, nói: "Quỹ cho sinh viên mượn tiền đi học giống như bắc một cây cầu bước tới vùng tươi sáng. Nếu không trả lại, không khác gì qua sông rồi rút bỏ cây cầu".

Từ kinh nghiệm nuôi các em ăn học, thầy nảy ra ý tưởng tiếp sức cho sinh viên nghèo đến với giảng đường ĐH bằng cách vận động nguồn vốn cho các em mượn tiền đi học. Ý tưởng đó càng thôi thúc thầy khi năm 2001 ở quê thầy có bạn Nguyễn Văn Tiến, học sinh Trường THPT chuyên Bến Tre, thi đậu vào ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) nhưng gia đình rất nghèo, không có tiền đi học. Gia đình Tiến khuyên con chờ năm sau thi vào Trường ĐH Sư phạm để không phải đóng học phí. Nghe được sự việc này, thầy đến nhà Tiến tìm hiểu. Biết được đây là gia đình nghèo có con học giỏi, thầy bàn với em gái mình là giám đốc một công ty ở huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) giúp bạn Tiến: cho mượn tiền ăn học không tính lãi. Người em gái nhận lời và không chỉ giúp Tiến mà còn giao cho anh mình một số tiền bà dành dụm được, để mỗi năm ông hỗ trợ cho 10 sinh viên nghèo thi đậu ĐH công lập.

Những năm ấy học phí và giá sinh hoạt chưa cao như bây giờ, thầy cho sinh viên mượn 300.000 đồng/tháng, cho mượn đủ 12 tháng trong năm (3,6 triệu đồng/năm học) và cho mượn suốt các năm học ĐH. Số tiền cho sinh viên mượn đi học theo chương trình thiết kế của thầy được nâng lên theo thời giá và mức đóng học phí. Các sinh viên mượn tiền đi học không phải thế chấp mà chỉ làm giấy cam kết sau khi tốt nghiệp đi làm, hoàn lại dần số vốn đã mượn.

Đến hỗ trợ học lên cao học

Năm học 2005-2006, chương trình cho sinh viên nghèo mượn tiền đi học do thầy Cảnh chủ trì có thêm mạnh thường quân hưởng ứng, đó là bà Võ Thị Hảo - Việt kiều Canada và bà Hoàng Thị Đáo Tiệp - Việt kiều Mỹ, về thăm quê Hương Mỹ. Hai bà tìm hiểu chương trình cho sinh viên nghèo mượn tiền đi học ĐH của thầy và gửi tiền nhờ thầy chủ trì thêm chương trình cho thanh niên học nghề trung cấp, cao đẳng mượn vốn đi học. Chương trình cho sinh viên, thanh niên nghèo mượn tiền đi học ban đầu chỉ trong xã Hương Mỹ, sau đó thầy mở rộng cho nhiều em học sinh nghèo ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam... được hưởng chương trình khuyến học này.

Năm 2008, Nhà nước có chính sách cho sinh viên nghèo vay tiền đi học với lãi suất ưu đãi, thầy nghĩ mình "thất nghiệp" vì sẽ không còn sinh viên nào nhờ đến thầy. Nhưng thầy không đóng cửa chương trình mà vẫn giúp thanh niên, sinh viên nghèo, cận nghèo không đủ điều kiện vay tiền ngân hàng ăn học. Mặt khác, thầy thiết kế một chương trình khác song song là chương trình khuyến tài. Với chương trình này, một sinh viên đã được mượn tiền đi học, sang năm thứ hai có điểm thi học kỳ từ 7,0 trở lên, thầy sẽ cho mượn thêm tiền học tiếng Anh hoặc mua laptop làm phương tiện học tập. Với sinh viên có chí tiếp tục học lên cao học hoặc đi làm rồi học lên cao học, thầy cho mượn mỗi năm 10 triệu đồng.

Mười ba năm qua, âm thầm thực hiện chương trình khuyến học, khuyến tài, thầy đã cho mượn 1,4 tỉ đồng giúp 172 sinh viên, thanh niên nghèo có được cơ hội đổi đời qua học trung cấp, cao đẳng nghề, ĐH, cao học. Ở tuổi 83 nhưng sau mỗi mùa tuyển sinh, thầy không ngại đường xa tìm đến nhà những sinh viên nghèo ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam... tìm hiểu hoàn cảnh và giúp sinh viên nghèo có tiền đóng học phí. Thầy khuyến khích các bạn học giỏi sẽ hỗ trợ khuyến tài. 

Gần 100% học sinh đỗ tốt nghiệp

19:57 |
Ngày 16.6, nhiều tỉnh đã công bố kết quả tốt nghiệp THPT với tỷ lệ tốt nghiệp tiếp tục... tăng dần đều.

Thí sinh xem điểm thi tốt nghiệp tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM chiều 16.6 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Ít điểm giỏi, ít điểm liệt

Theo ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, toàn thành phố có 2.241 học sinh (HS) đỗ loại giỏi (3,16%); loại khá là 11.150 (15,73%). Số trường có tỷ lệ 100% tốt nghiệp cũng lên tới 92 (chiếm 40%), cao hơn năm ngoái 30 trường. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội lý giải do HS được chọn môn thi nên tỷ lệ tốt nghiệp ở nhiều trường cao như vậy cũng là điều dễ hiểu.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Hòa Bình, chia sẻ: "Năm nay được chọn môn nên phần lớn HS đều chọn các môn xã hội là sử, địa. Điểm thi cao nhất trong số 4 môn thi cũng tập trung vào hai môn này với hơn 96% bài thi đạt điểm trung bình trở lên. Có những bài được 9,5 điểm". Tuy nhiên, ông Vinh cũng cho biết tỷ lệ tốt nghiệp loại giỏi rất ít, hầu hết HS tốt nghiệp ở mức trung bình.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Như Minh, Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD-ĐT Bắc Ninh, cho rằng mặc dù đã được chọn 2 môn thi theo năng lực và sở trường nhưng tỷ lệ tốt nghiệp loại giỏi của toàn tỉnh cũng chỉ có 3,6%, tương đương năm trước. Theo ông Minh, chất lượng tốt nghiệp còn phụ thuộc cả vào học lực của tất cả các môn ở lớp 12, nên nếu điểm thi tốt nghiệp dù có tốt hơn cũng không nâng đáng kể tỷ lệ tốt nghiệp loại giỏi lên được.

Ghi nhận của Thanh Niên cho thấy ở nhiều tỉnh không còn tình trạng HS bị điểm liệt. Cách ra đề năm nay không đánh đố nhưng cũng không kiểm tra học thuộc lòng nên dù ít dù nhiều HS cũng "viết được gì đó" để không bị điểm liệt.

Đánh giá qua hiệu suất đào tạo

Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, tỷ lệ các môn thi có HS đạt điểm trên trung bình như sau: Môn ngữ văn 95,1% (38 điểm 9); vật lý 80,46% (731 điểm 10); lịch sử 84,26% (39 điểm 9,5); toán 89,43% (8.059 điểm 10); hóa học 94,65% (3.735 điểm 10); địa lý 85,47% (1 điểm 9,5); tiếng Anh 95,95% (2.065 điểm 10); sinh học 82,50% (704 điểm 10)... Trong đó, môn tiếng Anh có tỷ lệ trên trung bình cao nhất.

Giải thích điều này, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cũng nhận định tương tự các địa phương nói trên: "Do được lựa chọn môn thi tốt nghiệp, tất cả thí sinh đều chọn môn sở trường nên kết quả điểm khá cao, đặc biệt môn tiếng Anh, dù có thay đổi cấu trúc đề thi nhưng có 52% thí sinh đạt điểm giỏi".

Khác với các năm trước, năm nay Sở không thống kê số lượng trường đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100% mà đánh giá các trường thông qua hiệu suất đào tạo. Cụ thể, chất lượng đào tạo các trường được đánh giá qua công thức: Tổng số HS tốt nghiệp THPT năm nay/(tổng số HS vào lớp 10 + HS chuyển đến) - HS chuyển đi.

"Thi không phải để đánh trượt học sinh"

Xung quanh dự kiến kết quả tốt nghiệp tiếp tục theo hướng tăng cao trong năm nay, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nêu quan điểm: "Bộ không tổ chức thi tốt nghiệp THPT để đánh trượt HS nên việc bao nhiêu HS trượt tốt nghiệp hay bao nhiêu đỗ không phải là mục tiêu của kỳ thi này. Mục tiêu của kỳ thi là đánh giá xem HS có đủ năng lực và trình độ học vấn phổ thông hay không chứ không đặt ra đỗ bao nhiêu phần trăm". Về vấn đề có tính đến bỏ kỳ thi này hay không, ông Hiển cho biết: "Đến thời điểm này, tinh thần của Bộ vẫn là thực hiện luật Giáo dục, nghĩa là có tổ chức thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp, chưa tính bỏ hay không bỏ kỳ thi này".

Ông Hiển cũng cho rằng với những môn thay đổi cách ra đề như văn, ngoại ngữ, lịch sử... nhất định chất lượng thi ở những môn đó năm nay sẽ phải cao hơn năm ngoái vì nó hướng tới phản ánh năng lực thật của HS. Còn tỷ lệ đỗ bao nhiêu không phản ánh được hết điều đó.


Chưa địa phương nào đỗ dưới 96%

Hà Nội: Tỷ lệ tốt nghiệp hệ THPT là 98,54%, giáo dục thường xuyên (GDTX) 93,06%. Có 92/230 trường đỗ tốt nghiệp 100%, chiếm tỷ lệ 40%.

Bắc Ninh: THPT 99,76%, GDTX 98,46%. Có 23 trường tỷ lệ tốt nghiệp 100%.

Bắc Giang: THPT 99,47% (tăng 2,66% so với năm 2013), GDTX 97,7% (tăng 8,55%).

Hòa Bình: THPT 98,58%, cao hơn năm ngoái; GDTX 96,1%. Có 25/37 trường THPT, 5/12 trung tâm GDTX tốt nghiệp 100%.

Nghệ An: THPT 99,56% (năm ngoái 95,99%); GDTX 99,55% (năm ngoái 90,77%). Có 51/90 trường THPT và 2 trung tâm hệ bổ túc đậu tốt nghiệp 100%.

Đà Nẵng: Đạt 98,54%, có 353 HS tốt nghiệp loại giỏi, 5 trường THPT đạt 100%. Hệ GDTX tỷ lệ tốt nghiệp đạt 90,05%.

Bình Định: Toàn tỉnh đạt 99,17%. Có 27/50 trường THPT tốt nghiệp 100%.

Phú Yên: 96,27% HS THPT đỗ tốt nghiệp. 6 trường đỗ tốt nghiệp 100%.

Quảng Ngãi: Đạt tỷ lệ 98,48%. Toàn tỉnh có 105 thí sinh xếp loại giỏi (chiếm 0,66%). 16 trường THPT và Trung tâm dạy nghề - GDTX - Hướng nghiệp đạt tốt nghiệp 100%.

Đắk Lắk: THPT 97,98% (tăng 2% so với năm ngoái), GDTX 85,43% (tăng 29,31%). HS dân tộc thiểu số đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao (96,03% hệ THPT và 80,23% hệ GDTX).

Gia Lai: THPT 97,12% (giảm 0,23% so với năm trước), GDTX 69,57% (tăng 26,46%). Toàn tỉnh có 7 trường THPT và 1 trung tâm GDTX đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%.

Khánh Hòa: THPT 99,29%, GDTX 90,82%. Có 11 trường đỗ tốt nghiệp 100%. Hệ THPT có 191 HS tốt nghiệp loại giỏi (1,68%), hệ GDTX có 3 HS (0,26%).

Bình Thuận: THPT 98,48%, GDTX 81,07%. Có 3 trường THPT tốt nghiệp 100%.

Đồng Nai: THPT 99,46% (thấp hơn năm ngoái 0,23%), GDTX 84,04% (cao hơn năm ngoái 14,46%).

TP.HCM: THPT 99,56% (cao hơn năm trước 0,6%), GDTX 86,63% (cao hơn khoảng 1%).

Bến Tre: THPT 99,67% (tăng 0,48% so với năm trước), có 6 HS đậu thủ khoa đạt 38,5 điểm, 14/34 trường đỗ 100%; GDTX 91,38% (tăng 6,79).

Vĩnh Long: THPT 99,05%, có 11 trường tốt nghiệp 100%; GDTX 91,06%.

Đồng Tháp: THPT 99,53%, GDTX 72,55%. Có 22 trường THPT đỗ 100%.

Sóc Trăng: THPT 99,59%, GDTX 87,59%. 20/34 trường tốt nghiệp 100%. Trường THPT An Ninh (H.Châu Thành) có tỷ lệ đỗ thấp nhất là 98,06%.

Cà Mau: THPT 98,27%; GDTX 94,18%. Có 14/30 trường THPT đỗ 100%, thấp nhất là Trường THPT Tân Đức (H.Đầm Dơi) 86,66%.


Cô Hoa - nghệ sĩ kể chuyện lịch sử

20:32 |
Cô không phải là một người dạy sử bình thường, cô là một người nghệ sĩ kể chuyện lịch sử. Các bài giảng của cô rất phong phú luôn thu hút học sinh.


Cô Hoa - nghệ sĩ kể chuyện lịch sử
Cô Văn Thị Hoa và bộ sưu tập ảnh phục vụ việc dạy và học sử do cô sưu tầm và soạn - Ảnh: N.V.

Khi còn là một nữ sinh lớp 10 đi học tại huyện Bình Chánh, cô Văn Thị Hoa đã may mắn được cô giáo dạy sử Cảnh Tâm truyền cho niềm yêu thích môn sử. Khi tốt nghiệp lớp 12, dù gia đình không mấy đồng tình, cô vẫn quyết định thi vào khoa sử Đại học Sư phạm để theo đuổi ước mơ của mình.

Tâm phục khẩu phục

Tại Trường Võ Thị Sáu, cô Văn Thị Hoa có hai đồng nghiệp đặc biệt: cô Nguyễn Thị Ngọc Giang dạy địa và thầy Nguyễn Thành Trung dạy sinh. Cả hai đều là học trò cũ của cô Hoa. Khi được hỏi về cô giáo chủ nhiệm cũ của mình, thầy Trung tỏ ra rất xúc động: "Cô Hoa rất yêu thương học sinh nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mỗi khi học sinh phạm lỗi, cô phân tích lỗi của các bạn rất chính xác và có những lời khuyên hợp lý nên các bạn trong lớp đều tâm phục khẩu phục. Cô dạy môn sử cũng rất tận tâm và thường khéo léo nên luôn tạo được sự hứng thú trong học tập".

Tôi gặp cô Văn Thị Hoa lần đầu khi cô chuyển về Trường THPT Võ Thị Sáu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) khoảng năm 1990 (trước đó cô dạy ở Bình Chánh). Không chỉ là một giáo viên dạy sử giỏi, cô Hoa cũng là một giáo viên chủ nhiệm giỏi. Tôi còn nhớ trong những năm ấy, chỉ riêng về công tác chủ nhiệm, tôi đã phải học hỏi cô rất nhiều.

Thông thường khi còn học ở Đại học Sư phạm rồi đi thực tập, các giáo sinh rất thích thú với công tác chủ nhiệm vì luôn nhận được cảm tình của các em học sinh. Nhưng khi ra trường, đã trở thành giáo viên chủ nhiệm thực thụ với trách nhiệm thật nặng nề của nhà trường giao phó, người giáo viên chủ nhiệm nếu không khéo sẽ rất lúng túng vì bị áp lực từ nhiều phía. Cô Văn Thị Hoa thì khác, cô luôn sống có trách nhiệm, luôn yêu thương hòa đồng với học sinh, luôn thuyết phục các em bằng những lời lẽ chân tình.

Trước những năm 2000, khi chưa có đèn chiếu và chưa có giáo án điện tử, các giáo viên sử gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu tranh ảnh minh họa. Cô Văn Thị Hoa đã sưu tầm nhiều tranh ảnh có liên quan đến bài học, phóng thật lớn rồi đóng thành một bộ sưu tập ảnh đem vào lớp cho học sinh xem mỗi khi lên lớp giảng dạy. Qua nhiều năm, bộ sưu tập ảnh của cô Văn Thị Hoa ngày càng dày cộm.

Bộ ảnh của cô rất phong phú, góc ảnh chụp trong các tấm ảnh của cô sưu tầm thường khác trong sách giáo khoa, nào là ảnh của đền Parthenon (Hi Lạp cổ), ảnh đấu trường La Mã, nào là ảnh của nghĩa quân Đề Thám, ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc trẻ, ảnh trận đánh Mậu Thân 1968... Số ảnh quý của cô lên đến con số ngót nghét năm sáu trăm ảnh. Tôi nhẩm tính số tiền để hoàn thành quyển sách ảnh của cô không phải nhỏ, nhất là những năm trước 2000, đời sống của một giáo viên dạy sử như cô khi đó còn gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiều thế hệ học trò Trường Võ Thị Sáu thường kể rất nhiều về cô giáo dạy sử của mình. Khi cô Hoa giảng bài, các em có những tiểu phẩm tham gia minh họa cho bài học. Ai cũng biết trang phục lịch sử không phải dễ tìm, nhất là trước những năm 2000, cô Hoa đã phải tự đi tìm trang phục cho các em. Có khi không mượn được trang phục cần thiết, cô Hoa phải tự tìm qua sách vở, tự thiết kế trang phục rồi đem đến tiệm may nhờ họ đo cắt giùm. Một tiết dạy trên lớp để cho học trò dễ hiểu được bài và yêu thích môn sử, cô Hoa đã phải đầu tư và đánh đổi rất nhiều thời gian cũng như sức lực.

Nỗi lòng cô giáo về hưu

Năm 2011, cô Văn Thị Hoa vinh dự đoạt được giải thưởng Võ Trường Toản, một giải thưởng dành riêng cho những nhà giáo tiêu biểu, có những đóng góp rất nhiều cho ngành giáo dục. Năm nay cô Hoa về hưu. Bộ Giáo dục - đào tạo có nhiều thay đổi về phương thức thi tốt nghiệp lớp 12. Các thí sinh được quyền chọn môn thi tốt nghiệp và nhiều em không chọn môn sử.

Cô Hoa rất buồn.

Tôi hỏi cô Hoa có phải các em không còn yêu thích môn sử nữa, cô Hoa khẳng định các em vẫn còn yêu thích môn này. Nhưng do sự chi phối của ngành học, do hướng phát triển của nghề nghiệp tương lai ở thế kỷ 21 này, các em rất khó chọn môn sử. Ngay cả hậu duệ của những nhà sử học, của những giáo viên dạy sử giỏi nổi tiếng cũng rất ít người chọn môn sử để hướng nghiệp.

Không chọn môn sử để thi không phải là các em không yêu thích môn sử. Môn sử vẫn luôn là môn học quan trọng dù chúng ta đang sống ở thời đại nào. Nhờ có môn sử, chúng ta hiểu được chân lý chính nghĩa luôn luôn thắng, hiểu được ý nghĩa đúng đắn của đường lối chiến tranh nhân dân. Môn sử còn giúp chúng ta hướng về nguồn cội, tự hào về quá khứ vẻ vang của dân tộc, rút ra được những bài học cần thiết cho tương lai...

Theo cô Văn Thị Hoa, muốn các em chọn môn sử để thi, Nhà nước cần có những đãi ngộ xứng đáng hơn cho các nghề nghiệp liên quan đến sử học. Kiến thức sử trong sách giáo khoa không nên quá ôm đồm, có quá nhiều con số cần phải nhớ thuộc lòng như hiện nay. Các giáo viên dạy sử không nên chỉ biết đọc chép một chiều, cần tìm tòi và đầu tư nhiều hơn để kết hợp với những phương pháp giảng dạy mới như ngoại khóa, kể chuyện, giới thiệu hình ảnh... Có như thế người giáo viên đứng lớp mới tạo được sự hứng thú học tập cho các em. Nếu được như vậy, cô Hoa tin tưởng môn sử sẽ lại là một trong những môn học mà các học sinh yêu thích nhất.

THANH TRẮC NGUYỄN VĂN

Lan tỏa "dạy học bằng cả yêu thương"

Tuần qua chuyên mục "Dạy học bằng cả yêu thương" nhận được nhiều câu chuyện ý nghĩa, thú vị từ bạn đọc khắp cả nước và ở nước ngoài. Đó là chuyện ngôi trường mầm non không chỉ có những giáo viên yêu nghề, mến trẻ mà còn có chú bảo vệ, cô tạp vụ trách nhiệm với công việc của mình; là chuyện về những cô giáo kiên cường vượt qua khó khăn trong cuộc sống, bám trụ việc dạy học ở trường giáo dục chuyên biệt...

Những câu chuyện ấy được nhắc đến trong bài viết của các tác giả: Noah Nguyễn (định cư tại Mỹ), Đoàn Trung Thành (Khánh Hòa), Nguyễn Hữu Nhân (Đồng Tháp), Trần Ngọc Dung, Nguyễn Văn Tạo, Lê Thị Bảo Yến, Phan Thị Hồng Phượng, Phan Thị Hương Xuân, Nguyễn Thị Hoài Thu, Nguyễn Thị Thu Vân, Lê Thị Phương Thiên Kim, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Bông, Trần Thị Lệ Thanh, Trần Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Lan Hương, Trương Thị Thanh Diệu (TP.HCM), phụ huynh bé Nhật Minh lớp Gấu Bông 1, phụ huynh bé Bội Ngọc lớp chồi 2 (Trường mầm non Lê Thị Riêng, TP.HCM)...

"Dạy học bằng cả yêu thương" là chuyên mục do báo Tuổi Trẻ cùng Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp thực hiện. Chuyên mục tôn vinh những nhà giáo giỏi, tận tâm với học trò nhằm khẳng định hình ảnh đẹp, mẫu mực của nghề giáo, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo. Kính mời bạn đọc tham gia chuyên mục bằng cách gửi bài, ảnh hoặc cung cấp thông tin về các tấm gương thầy cô giáo... (những thông tin cung cấp có giá trị về các tấm gương thầy cô giáo sẽ được Tuổi Trẻ tặng quà) qua địa chỉ hoặc báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM (ngoài bì thư xin ghi rõ chuyên mục "Dạy học bằng cả yêu thương", bài tham gia xin vui lòng ghi rõ địa chỉ tác giả, tài khoản ngân hàng).
Được tạo bởi Blogger.