Ông Nguyễn Quốc Hương làm tổng giám đốc Eximbank

17:22 |


Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông báo bổ nhiệm Tổng giám đốc. Theo đó, ông Nguyễn Quốc Hương, quyền Tổng giám đốc giữ chức danh Tổng giám đốc Eximbank kể từ ngày 20-12.
Đọc thêm »

Tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi năm 2014

17:19 |


Chiều 16-12, tại cuộc họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2014 do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức, bà Nguyễn Thị Hồng - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết như vậy.
Đọc thêm »

Giá vàng bắt đầu giảm

18:41 |
Sau hai phiên tăng liên tiếp, mỗi ounce vàng tại Mỹ xuống 1.231 USD do lo ngại nước này giảm kích thích.

Chốt phiên giao dịch ngày 17/12 tại Mỹ, giá vàng mất 9,6 USD mỗi ounce, xuống 1.231 USD khi nhà đầu tư cho rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm quy mô gói kích thích ngay trong tháng này.
Quy đổi theo tỷ giá ngân hàng, mỗi lượng vàng thế giới hiện có giá khoảng 31,36 triệu đồng (chưa gồm các loại thuế, phí, gia công...). Giá đóng cửa hôm qua của vàng miếng trong nước xoay quanh 35,43-35,5 triệu đồng.

Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ gần như không tăng trong tháng 11 cũng gây áp lực lên vàng. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng thiếu sức ép lạm phát sẽ không thể ngăn FED giảm nới lỏng.
"Việc FED hành động sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi. Vì thế, các nhà đầu tư dài hạn vẫn đang né tránh vàng", một nhân viên giao dịch tại Công ty chứng khoán TD cho biết.

Giá vàng tương lai giao tháng 2 giảm 14,3 USD xuống 1.230 USD mỗi ounce. Khối lượng giao dịch thấp hơn 25% so với trung bình 30 ngày.
Phần lớn giới quan sát kỳ vọng FED giữ nguyên gói kích thích 85 tỷ USD mỗi tháng hiện tại. Tuy nhiên, những số liệu lạc quan về thị trường lao động gần đây đã làm tăng khả năng cơ quan này quyết định giảm trong phiên họp chính sách 17-18/12. Từ đầu năm, vàng đã mất giá 25% chủ yếu vì lo ngại này.


Nhu cầu tiêu dùng vàng vật chất tại châu Á vẫn yếu do kỳ vọng giá vàng còn giảm. SPDR Gold Trust - quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới cũng có phiên bán ra mạnh nhất gần hai tháng hôm đầu tuần. Ngày 16/12, dự trữ vàng của quỹ này giảm 8,7 tấn xuống 818,9 tấn, thấp nhất gần 5 năm.
                                                                                                                                 Hoa Tâm 
Theo Vnexpress

Eximbank mua cổ phiếu quỹ để giảm chi phí cổ tức

17:16 |


Ngân hàng Eximbank vừa công bố kế hoạch mua cổ phiếu quỹ đợt 1, bắt đầu từ ngày 18-12-2013 đến 6-1-2014.
Đọc thêm »

Xi măng Hà Tiên 1 thay chủ tịch, tổng giám đốc

17:19 |


Ngày 12-11, ông Võ Văn Vân, người phát ngôn của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (mã CK HT1) cho biết kể từ 11-11, ông Trần Việt Thắng, nguyên TGĐ Công ty CP xi măng Hà Tiên 1 sẽ thôi giữ chức TGĐ trở thành chủ tịch HĐQT Công ty CP xi măng Hà Tiên 1, thay ông Nguyễn Ngọc Anh.
Đọc thêm »

Thu 100 triệu đồng/tháng từ nuôi bồ câu

21:14 |
Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).

Tâm sự về công việc của mình, Thùy Nhung cho hay, tốt nghiệp cử nhân ngoại ngữ loại khá và có công việc ổn định, nhưng do thu nhập không cao, năm 2010, chị quyết định xin nghỉ việc về quê cùng mẹ nuôi bồ câu Pháp. Sau một thời gian nuôi thử để lấy kinh nghiệm, hiện nay đàn bồ câu của gia đình chị phát triển rất tốt với 3.000 cặp.


Theo chị Nhung, bồ câu Pháp có ưu điểm tuổi sinh sản kéo dài 4-5 năm, mỗi năm đẻ 8 – 10 lứa. Hiện nay, gia đình Thùy Nhung đã trở thành địa chỉ cung cấp bồ câu giống và bồ câu thịt cho thị trường các tỉnh Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình... Mỗi tháng gia đình chị xuất bán khoảng 500 cặp bồ câu giống (giá bồ câu giống 250.000 đồng/cặp, bồ câu thịt 70.000 đồng/cặp). Như vậy, mỗi tháng sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Thùy Nhung chia sẻ: “Nuôi bồ câu Pháp không cần mặt bằng rộng. Giống bồ câu này không chỉ đẻ nhiều mà tiêu thụ thức ăn ít, phù hợp khí hậu nước ta, không dịch bệnh... Bà con nào có nhu cầu, gia đình tôi sẽ hỗ trợ con giống tốt (miễn dịch 100%) và kỹ thuật nuôi. Nuôi chim bồ câu Pháp không khó, chỉ cần chú ý vệ sinh chuồng trại tốt và tránh những tác nhân xấu từ môi trường thì bồ câu sẽ không bị bệnh tật và phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn khá nhanh, đem lại thu nhập rất hấp dẫn, nhất là ở các vùng nông thôn hiện nay.

Nguồn 24h

Chính phủ Mỹ lỗ 10 tỷ USD vì GM

20:51 |
Chính phủ Mỹ vừa bán hết số cổ phần còn lại tại General Motors (GM) và chịu lỗ khoảng 10 tỷ USD.
Năm 2008 - 2009, Bộ Tài chính Mỹ đã rót vào đây 49,5 tỷ USD, đổi lại 61% cổ phần. Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Jack Lew cho biết động thái này đã ngăn chặn được sự sụp đổ của ngành công nghiệp ôtô Mỹ và bảo vệ hàng triệu việc làm. "Với việc bán hết cổ phần trong GM, một chương quan trọng trong lịch sử nước Mỹ đã khép lại", ông cho biết.
GM đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 6/2009. Đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp Mỹ. Tái cơ cấu đã khiến hãng phải đóng cửa 13 nhà máy ôtô và sa thải 27.000 nhân viên trên toàn quốc, theo BBC.
Vụ phá sản của GM là lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp Mỹ. Ảnh: Autoblog
Sau đó, kể từ khi thoát bảo hộ phá sản, GM đã có 15 quý đạt lợi nhuận, thu về 27 tỷ USD tiền mặt và còn đang cân nhắc trả cổ tức. Chính phủ Mỹ bắt đầu bán cổ phiếu trong GM từ tháng 11/2010 và tháng trước cho biết sẽ thoái hết vốn vào cuối năm.
Việc giải cứu ngành ôtô Mỹ bắt đầu được thực hiện dưới thời cựu Tổng thống Mỹ - George W Bush năm 2008. Sau đó, khi Tổng thống Barrack Obama nhậm chức, ông đã mở rộng hoạt động này, tiếp quản cả GM và Chrysler. Giới chức Canada cũng tham gia vào công cuộc trên.
Jack Lew cho biết Tổng thống Obama "hiểu được rằng nếu không giải cứu, nền kinh tế sẽ mất cả triệu việc làm và sản xuất sẽ suy giảm đáng kể". Trong một thông báo hôm nay, CEO GM -  Dan Akerson cũng bày tỏ sự cảm ơn với nỗ lực cứu trợ của Chính phủ. "Chúng tôi luôn biết ơn cơ hội thứ hai được trao cho mình và sẽ nỗ lực tận dụng điều đó", ông nói.
Hà Thu
Nguồn: vnexpress

Khi tỉ phú John Paulson quyết chọn vàng

17:21 |


Tỉ phú Quỹ đầu tư Paulson & Co. John Paulson, người từng cắt giảm dự trữ vàng hơn phân nửa trong quý II, bất chấp rủi ro, đã được dự báo để tiếp tục duy trì đặt cược của mình vào vàng trong 3 tháng tới khi cho rằng giá tăng trở lại.
Đọc thêm »

Loại 1.000 doanh nghiệp nhà nước “ăn hại”

22:40 |
Mục tiêu “từ nay đến năm 2020 sẽ xóa bỏ khoảng 1.000 doanh nghiệp nhà nước” được đánh giá là tín hiệu tích cực trong cải cách kinh tế.

Thông điệp trên được Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đưa ra tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam. Theo đó, đến năm 2015, cả nước sẽ chỉ còn 600 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tiếp tục giảm xuống còn 300 DNNN vào năm 2020.

Rút bớt vốn ở nhiều lĩnh vực

Theo quy định hiện hành, các DNNN được phân thành 2 nhóm, gồm các DN nắm 100% vốn điều lệ và nhóm nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần. Trong thời gian tới, lĩnh vực ngành nghề nhà nước nắm giữ vốn sẽ được thu hẹp, DNNN sẽ có 4 nhóm phân theo tỉ lệ nắm giữ vốn nhà nước. Đó là nhóm nhà nước nắm 100% vốn điều lệ và 3 nhóm còn lại có tỉ lệ vốn nhà nước trên 75%, 65% và hơn 50% tổng số cổ phần. Các DNNN hoạt động trong ngành nghề loại ra khỏi danh mục nhà nước nắm 100% vốn là kinh doanh xăng dầu, lương thực, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên, quản lý bảo trì sân bay, bảo trì đường bộ. Nhóm nhà nước rút vốn mạnh nhất (nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần) là sản xuất thuốc lá điếu, vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô thị, vận tải đường biển, đường sắt, đường hàng không, tài chính, tín dụng… Bên cạnh đó, dự thảo còn loại bỏ một số ngành, lĩnh vực ra khỏi danh mục nhà nước nắm giữ vốn, bao gồm sản xuất phim khoa học, phim thời sự, phim tài liệu, phim cho thiếu nhi. Sản xuất gang, thép có công suất trên 500.000 tấn/năm, sản xuất xi-măng lò quay có công suất thiết kế trên 1,5 triệu tấn/năm…

Việc tuyên bố lộ trình xóa bỏ 1.000 DNNN của Chính phủ được nhiều giới hoan nghênh. “Chính phủ cần cho biết thêm tỉ trọng vốn trong các DNNN sẽ giảm như thế nào. Đặc biệt là vị thế của DN độc quyền có thay đổi hay không vì các DN này đang báo hại nền kinh tế” - TS Lê Đăng Doanh bình luận.


Việc tuyên bố lộ trình xóa bỏ 1.000 DNNN của Chính phủ rất được hoan nghênh (Ảnh minh họa)

Còn theo TS Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, để thực hiện giảm nhanh số lượng DN như lộ trình đề ra, Chính phủ cần có giải pháp tháo gỡ nút thắt của quá trình cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại các DNNN. Năm 2012, cả nước chỉ có 34 DN được cổ phần hóa, 9 tháng đầu năm 2013 cổ phần hóa thêm được 10 DN. Tính đến tháng 9-2013, các tập đoàn, tổng công ty phải thoái vốn 21.796 tỉ đồng nhưng mới thực hiện thoái vốn được 4.164 tỉ đồng. Những con số này cho thấy từ kế hoạch đề ra đến kết quả thực hiện là một chặng đường nhiều chông gai.

Tác nhân gây suy thoái

Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chính việc làm ăn kém hiệu quả của DNNN là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra quãng thời gian suy thoái kinh tế kéo dài hiện nay.

Trong bản báo cáo Kinh tế vĩ mô 2013, ủy ban nói trên nhận định DNNN nắm giữ nhiều nguồn lực hơn nhưng hiệu quả sử dụng tài sản kém hơn hẳn so với các khu vực kinh tế khác. Cụ thể, có giai đoạn DNNN chiếm 37,2% nguồn vốn kinh doanh, 44,8% giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn nhưng chỉ tạo ra 25% doanh thu, 37% lợi nhuận trước thuế. DNNN phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu trong khi DN ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng và DN có vốn đầu tư nước ngoài chỉ cần 1,5 đồng. Về hiệu quả kinh doanh, năm 2012, tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tỉ suất lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 12%. Có 2 nguyên nhân chính khiến khu vực kinh tế này hoạt động kém hiệu quả, đó là quy mô của khu vực này quá lớn trong khi mô hình quản lý có quá nhiều đầu mối và kém minh bạch.

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, thành viên nhóm thực hiện báo cáo trên, cho rằng lộ trình xóa bỏ 1.000 DNNN trong vòng 7 năm tới là biện pháp cần thiết để cải cách DNNN nhưng để tránh thu hẹp một cách hình thức, cần đưa ra mục tiêu cụ thể về giảm tỉ trọng đóng góp của DNNN vào nền kinh tế, chỉ nên ở mức 15%-17% vào năm 2015 và xuống khoảng 10% vào năm 2020 như hầu hết các nước trên thế giới.


“Giảm mạnh số lượng DNNN là giải pháp tốt nhưng phải giảm được quy mô của khu vực này. Nếu giảm đầu mối theo hướng sáp nhập các DNNN với nhau sẽ đi vào vết xe đổ là thành lập ra các siêu tổng công ty, siêu tập đoàn mà công tác giám sát không thể theo kịp”.
Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh
Theo Tô Hà (Người lao động)

Giá vàng phá vỡ kỷ lục thấp nhất

21:01 |
Giá vàng phá vỡ kỷ lục giá thấp nhất trong năm. Trong khi giá thế giới quy đổi chỉ còn 31 triệu đồng mỗi lượng.

Vàng SJC được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức thấp nhất năm: 35,15-35,22 triệu đồng mỗi lượng mua vào bán ra.

Giá vàng lẻ của Doji đồng thời niêm yết 35,16 - 35,22 triệu đồng, giá bán buôn 35,21 triệu đồng mỗi lượng.

Cùng thời điểm, vàng nhẫn tròn trơn và vàng miếng Rồng Thăng long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết 32,32-32,87 triệu đồng mua vào bán ra, so với giá ngày 25/11 là 32,66-33,21 triệu đồng/lượng thì vàng Bảo Tín Minh Châu hiện tại thấp hơn 340.000 đồng mỗi lượng.



Giá vàng SJC trưa nay tại Hà Nội về sát 35 triệu đồng, thấp hơn thời điểm giá thấp nhất hồi giữa năm 2013.

Giá vàng trong nước sụt giảm có nguyên do giá thế giới hiện vẫn ở mức rất thấp, dù đêm qua giá có nhích lên 1,5 USD.

Theo bảng giá trên Kitco, giá vàng đang neo 1220-1221 USD/ounce, mất thêm 20 USD so với cách đây 2 tuần.

Quy đổi theo tỉ giá ngoại tệ tại ngân hàng Vietcombank ngày 3/12 là 21.120 đồng/USD, giá vàng thế giới hiện tương đương 31,1 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 4,2 triệu đồng mỗi lượng.

Sau khi Quỹ đầu tư lớn đồng loạt giảm số vàng nắm giữ, Ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ UBS đã hạ mức giá vàng mục tiêu cho 1 tháng tới xuống còn 1.180 USD/ounce. Mức giá mục tiêu của 3 tháng cũng bị UBS hạ còn 1.100 USD/ounce.
Các chuyên gia cũng nhận định rằng nhu cầu mua vàng trang sức dịp cuối năm không đủ sức tạo ra lực đẩy cho giá vàng.
Theo H.G (Infonet.vn)
Được tạo bởi Blogger.