Rượu săm ôtô: Đệ tử lưu linh thất kinh bỏ nhậu

19:15 |
Hàng trăm ngàn lít rượu được đựng trong săm ô tô xếp đầy đường chờ chuyển đi các quán nhậu. Đệ tử lưu linh nào một lần thấy cảnh này chắc phải thất kinh mà tự bỏ nghiệp nhậu.

Được "đồn thổi" về một thứ "công nghệ rượu không khói", chúng tôi đã dò tìm về những lò sản xuất "rượu không khói" mà các đệ tử lưu linh nếu được nhìn tận mắt, chắc chỉ biết... chắp tay lạy!

làng nghề, công nghệ, rượu không khói...
Không ai tưởng tượng săm ô tô dùng để đựng rượu.

Rượu đựng săm xe như lợn con nằm ven đường

Làng nghề nấu rượu gạo, rượu sắn truyền thống mang tên Đ.L có từ hàng trăm năm nay. Những ngôi nhà cấp 4 nằm chon von trên con đường đê sống trâu gồ ghề của xã Đ.L (Bắc Ninh).

làng nghề, công nghệ, rượu không khói...
Những thùng phuy rượu tại "làng rượu không khói".

Dọc sống đê chừng hai cây số, có khoảng chục những kho rượu được dựng lên. Dưới cái nắng chang chang của tháng 7, người ta phải phủ bạt cho những dãy thùng phuy đang xếp hàng dưới nắng. Con đường đê thêm chật hẹp vì người dân địa phương phơi thóc lúa dọc hai bên đường, chen với những thùng rượu bày nhấp nhổm.

Theo quan sát, một thùng phuy nhựa (to cỡ thùng phuy vẫn dùng để đựng xăng dầu) dung tích hàng trăm lít. Mùi cồn làm cho cái nắng trưa thêm gay gắt. Con đường thiếu bóng cây càng thêm ngột ngạt. Tưởng chừng, nếu xoè tay bật lửa ga cũng khiến không khí bị đốt cháy vì lý do mùi cồn trong không khí quá đậm đặc.

làng nghề, công nghệ, rượu không khói...
làng nghề, công nghệ, rượu không khói...

Dừng chân bên một điểm đóng rượu ở ven đường để hỏi thăm tìm mối để "đánh hàng" về mở quán nhậu, người đàn ông đang mải mê đóng rượu từ những chiếc phuy đựng rượu sang những "túi" khác được làm bằng... săm ô tô, nhiệt tình: mua gốc 6.000 đồng/lít. Về bán lẻ, có thể ăn lãi gấp 2-3 lần/lít.

làng nghề, công nghệ, rượu không khói...

làng nghề, công nghệ, rượu không khói...

Công nghệ chế rượu không khói

Chúng tôi ngạc nhiên đến sững sờ: thiết bị "đóng, cất" rượu của người đàn ông này là một chiếc xô được gò bằng kim loại. Chiếc xô này sẽ vục vào những phuy rượu đang mở tung nắp, được tuồn sang những "túi săm ô tô" qua một cái phễu to đang được gắn với miệng túi cao su kia.

làng nghề, công nghệ, rượu không khói...
Rượu đựng trong xăm xe ô tô như lợn con nằm ven đường.

Một xô vục xuống thùng múc lên được khoảng chục lít. Một chiếc túi săm ô tô, nếu "no căng", có thể chứa được từ 10-15 xô, tương đương với 100 lít.

Tò mò, tôi dừng lại ghé mắt quan sát phuy đựng rượu: phuy "rượu" trong vắt, in rõ bầu trời xanh thăm thẳm bên trên. Mùi cồn xộc thẳng vào mắt, vào mũi cay xè. Tưởng như, nếu không nhịn thở, cúi đầu vào phuy rượu đó chừng 15 phút, chắc chắn cũng có thể "lăn quay" vì say mà chưa kịp uống!

Trên nền đường, ngay cạnh địa điểm đang "đong" rượu, cả chục chiếc săm ô tô "no căng" đang được xếp thành một dãy dài, đen sì như một đàn "lợn rừng" vừa ăn no xong, đang nằm ngủ.

làng nghề, công nghệ, rượu không khói...
làng nghề, công nghệ, rượu không khói...
Đồ nghề "sản xuất" rượu không khói.

Theo lời kể của người đàn ông đang đóng rượu, rượu được vận chuyển bằng xe tải đưa đi khắp các tỉnh, chứ không riêng gì Hà Nội. Khi chúng tôi nghi ngờ về sản lượng rượu quá lớn và tại sao lại đựng rượu bằng thùnh phuy, người đàn ông quả quyết: 100% là rượu nấu. Mỗi ngày, mỗi lò nấu rượu hết công suất 24/24, sẽ nấu được chừng trên dưới bốn chục lít rượu.

Chính sự quả quyết của người đàn ông này đã "giải mã" những bán tín bán nghi của chúng tôi về câu chuyện mà anh bạn "chỉ điểm" trước khi lên đường về Đ.L: mỗi một kho rượu chứa cả trăm thình phuy. mỗi thùng phuy đựng cả trăm lít rượu. tính ang áng, lên tới cả chục ngàn lít rượu, không có lò rượu nào có thể sản xuất ra công suất ngần ấy được!

Người ta đã từng nói về công nghệ rượu không khói ở Đ.L bằng công thức: "cồn + nước lã + hương liệu". Theo đó, cồn được cho vào thùng phuy, đổ nước lã vào đó theo tỷ lệ, cùng với hương liệu có sẵn theo các mùi cụ thể.

làng nghề, công nghệ, rượu không khói...
Không ai hiểu, đây sẽ là thùng phuy đựng gì, nếu không phải người trong cuộc!?

Thước đo mực nước để có được tỷ lệ nhất định, đó là một chiếc sào có khắc vạch, hoặc cũng có thể dùng chiếc đòn gánh để đo mực nước. Và, cũng chính cái "thước" này, sẽ là dụng cụ để khuấy tan cồn, nước, hương liệu thành dung dịch có tên là... rượu.

Sự xuất hiện của những "lò rượu không khói" đã dần giết chết những lò rượu truyền thống, vì không thể bằng phương pháp thủ công đánh lại được công nghệ chế rượu hiện đại kiểu đó.

Những "lò" rượu trụ lại được đến thời điểm bây giờ, chỉ khoảng chục lò và nằm rải dọc trên đoạn đường đê chừng 1-2 cây số. Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên cũng bắt nguồn từ những phuy rượu như thế. 

Gái gọi Quất Lâm khoe thu nhập khủng hậu World Cup

19:12 |
2h, vẫn còn một số khách lẻ tới đặt phòng xem đá bóng. Những cô gái còn lại trong ki-ốt 48 tiếp tục mở cửa vào xem cùng khách cho tới sáng.
  
Gái gọi Quất Lâm khoe thu nhập khủng

Dẫn một gái "đinh" từ nhà nghỉ phía sau vì giờ cao điểm cháy hàng, Kim giới thiệu với tôi cô gái tên Mai năm nay 19 tuổi. Gương mặt khả ái, mái tóc cột cao, nước da trắng không son phấn và đôi mắt đen láy cuốn hút, tôi không thấy Mai giống một học sinh phổ thông hơn là gái gọi. Sự hiện diện của Mai thu hút mọi ánh mắt từ những gã đàn ông đang ngồi chờ tới lượt.

Bước qua lối nhỏ dẫn vào phòng số 3, tôi mở cánh cửa gỗ màu cánh gián và bước vào. Căn phòng khép kín rộng khoảng 12 m2 được Kim giới thiệu là phòng đã nâng cấp máy lạnh, tivi nhưng lại bốc lên cái mùi nồng nồng khó chịu. Những giọt nước tí tách bắt đầu rơi từ chiếc điều hòa được ấn nút khởi động. Ti vi gắn ở một góc tường cũng được bật lên xèn xẹt dò kênh đá bóng.

Gái gọi Quất Lâm khoe thu nhập khủng hậu World Cup - Ảnh 1

Nhiều khách phải ngồi chờ do cháy phòng tại nhà hàng hải sản số 48.

Cầm cái điều khiển trên tay, tôi nói với Mai "hôm nay chỉ muốn tập trung xem đá bóng vì mới đi đường dài mệt". Một thoáng ngạc nhiên rồi bình thường trở lại, Mai tỏ ra ngượng ngùng khi lần đầu tiên ngồi xem nghiêm túc một trận đấu bóng World Cup .

Không giống như nhiều cô gái khác, Mai tỏ ra cởi mở hơn trong những câu chuyện đời thường. Mai không kể lể về hoàn cảnh gia đình hay nguyên nhân tại sao lại về đây làm mà chỉ cho biết quê ở một huyện miền Tây Thanh Hóa. Hàng ngày Mai ở trong nhà nghỉ VQ 2 sao ở thị trấn Quất Lâm. Mai cũng cho hay chưa thuộc hết các nhà nghỉ ở đây.

Gái ở tại nhà nghỉ không nhiều, chủ yếu dưới dạng nhân viên dọn phòng hoặc lễ tân. Khách đến đây đều đã hiểu rõ nên chỉ cần ra hiệu cho quản lý. Mai cho hay các ả đào ở trong nhà nghỉ một ngày phục vụ khoảng hơn 10 khách, chủ yếu những khách ở xa tới nghỉ dưỡng dài ngày.

Mỗi một lần đi khách có giá 300.000 đồng và được chia theo tỷ lệ 6-4 (chủ 60%, nhân viên 40%), dù ít khách hơn so với các ki-ốt ở ngoài nhưng thu nhập lại cao hơn. Ngoài tiền tính theo tỷ lệ lượt khách thì các ả đào ở đây nhận được một khoản tiền bo khá hậu hĩnh.

Gái gọi Quất Lâm khoe thu nhập khủng hậu World Cup - Ảnh 2

Nữ nhân viên một nhà hàng hải sản trước bờ kè Quất Lâm.

Mỗi một đào bình quân một tháng kéo về cho chủ ít nhất 30 triệu tiền đi khách và chưa kể chèo kéo tiền nhà nghỉ hay ăn uống. Tính đơn thuần 4-5 đào đã thu về số tiền trăm triệu đồng cho chủ. Còn riêng với gái gọi thì thu nhập cũng khá, "nhiều chị làm việc khéo léo mỗi tháng bỏ ra 40-50 triệu đồng cho vào tài khoản hoặc gửi về nhà, không tính số tiền dư tiêu sài ở đây", Mai khoe thu nhập của các đàn chị ở chung với mình.

So với các cô gái vẫy tại các ki-ốt ở đường kè, thu nhập của gái gọi không có chênh lệch quá lớn. "Ở ki-ốt bình dân hơn nhưng lượng khách lại gấp nhiều lần và thường xuyên cháy hàng, thậm chí phải điều động thêm cả các nhà nghỉ xuống. Chỉ có điều, làm ở nhà nghỉ đảm bảo sức khỏe hơn", Mai kể.

Mai nhanh chóng rời phòng và lên một chiếc xe chờ sẵn ở trước cửa hàng hải sản số 48 để tiếp tục đi xem bóng đá ở các điểm khác. Nằm trên chiếc võng màu xanh mắc trước hiên, Kim hất hàm ý hỏi Mai thế nào? Tôi gật đầu tỏ ra hài lòng.

Lúc này, nhà hàng hải sản do Kim quản lý gần như vẫn cháy phòng do khách đặt qua đêm. Chỉ còn 2 phòng trống phục vụ khách lẻ tàu nhanh. Theo Kim, dù khách đặt qua đêm kín nhưng vẫn phải dư 2 phòng tàu nhanh bởi còn trận 2, trận 3 có nhiều khách lẻ. Việc phục vụ khách lẻ không chỉ tăng nguồn thu mà còn giữ mối khách. "Nếu khách đến không được phục vụ sẽ bỏ đi nhà khác, lần sau sẽ không đến đây nữa", Kim nói.

Gái gọi Quất Lâm khoe thu nhập khủng hậu World Cup - Ảnh 3

Dãy nhà hàng hải sản ở Quất Lâm vắng lặng vào buổi sáng.

Vừa dứt câu chuyện của Kim, đồng hồ điểm gần 2h, những vị khách lẻ vẫn tới đặt phòng tàu nhanh tranh thủ trước giờ bóng lăn trận 2. Những ả đào còn lại tại ki-ốt tiếp tục mở cửa vào xem cùng khách cho tới sáng.

Kim bắt đầu được rảnh tay cầm chiếc điện thoại nghe nhạc. Tôi cùng nhóm bạn về phòng đối diện nghỉ khi dãy 10 phòng nhà hàng đã kín cửa xem túc cầu. Giữa hiệp trận đấu thứ 2, vẫn có tiếng quèn quẹt phát ra từ những đôi dép vọng vào. Tôi thiếp đi trong tiếng í ới của Kim giục những ả đào đang say giấc dậy xem đá bóng cùng khách cho tới khi trời sáng bảnh.

Sáng sớm, dãy nhà hàng hải sản vắng lạ. Không có tiếng xe máy, cũng không có người qua lại, chỉ còn những biển hiệu trơ trơ số đón nắng sớm. Xa xa hướng Đông, biển rút ra hàng trăm mét để lộ triền cát mênh mông. Những ngư dân đánh bắt ngoài khơi về đầy khoang hải sản rao buôn. Chốc chốc, một rồi hai cô gái tóc tai rũ rượi, gương mặt tái xanh trở về nhà tú Dung trên chiếc xe đạp điện sau một đêm dài xem World Cup. Họ vội vàng ăn bữa sáng rồi lao vào phòng ngủ bù không cần biết những gì đang xảy ngoài bờ biển. 

Kinh hãi những bộ xương trắng trong bể nước nhà hàng

18:56 |
Mở nắp bể nước ngầm là gián bò ra tứ tung. Dưới bể nước, một lớp xương trắng đáy ẩn trong lớp nước ở đáy bể đen ngòm như nước cống... Vậy mà các nhà hàng, quán ăn vẫn vô tư dùng nước này để chế biến món ăn cho thực khách.

Những hình ảnh này được ông Nguyễn Văn Giang (quê Thạch Thất, Hà Nội), thu thập được sau gần 20 năm trời làm nghề thau rửa bể ngầm.

Nơi tá túc của chuột, gián

Hơn 50 tuổi, làm nghề thau rửa bể nước ngầm gần 20 năm nay nên ông chuyện xác chuột chết, xác gián nổi đầy trong bể chứa nước ngầm, cộng với đủ các loại rác rưởi vớt lên từ bể chẳng còn xa lạ với ông.

Ông Giang kể, các nhà hàng, quán ăn... dùng nước nhiều nên phải có bể chứa nước ngầm để đảm bảo nguồn nước cho cả ngày. Song, các bể nước này thường được làm bằng xi măng, dưới nền nhà bếp ẩm thấp với nắp bể nước ngầm được đậy rất thô sơ (một tấm xi măng, viên gạch đá hoa lát nền nhà, tấm tôn, tấm gỗ), thậm chí có nhà hàng, quán ăn còn chẳng thèm đậy gì hay có đậy cũng nửa kín nửa hở. Thế nên, chuyện xác chuột, xác gián chết ngâm đầy trong bể nước ngầm chẳng phải là điều gì quá lạ lẫm với những người chuyên làm nghề thau rửa bể nước ngầm như ông.

bể-nước-ngầm, chuột-chết, xương-chuột, gián-chết, rác, bao-cao-su, băng-vệ-sinh, nhà-hàng, quán-ăn, khách-sạn, nhà-trọ, nước-sinh-hoạt, nước-sạch, thau-rửa
Nhiều bể nước ngầm khi được thau rửa còn vớt được cả cân xương chuột, xác gián (ảnh do nhân vật cung cấp)

Theo lời ông, bể nước nào hay được thau rửa thì chỉ có một, hai con gián, thi thoảng mới thấy có chuột chết, nước còn trong sạch một chút, chứ bể nào vài năm mới thau rửa một lần thì bẩn không thể tả. Thau 10 bể thì có tới 8-9 bể có xác chuột, xác gián chết trong đó. Hy hữu lắm mới thấy có bể sạch sẽ, không có con gián nào chết nhưng gián sống thì làm tổ đầy trong thành bể.

"Hãi nhất là vụ thau bể nước ngầm cho một quán ăn trên đường Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy) tháng vừa rồi, mấy anh em không khỏi rùng mình khi vớt được cả cân xương chuột, xác gián. Trong khi đó, nước dưới đáy bể ngầm xục lên đen ngòm như nước cống".

"Thế mà chủ nhà hàng còn giải thích rằng họ mới thau rửa bể được một thời gian ngắn. Bể còn sạch hơn nhiều những lần thau trước", ông Giang kể.

Đáng sợ bể nước ngầm nhà dân

Ông Giang còn cho hay, ở Hà Nội, không chỉ có nhà hàng, quán ăn bể ngầm mới bẩn như vậy mà ngay cả bể nước ngầm của nhà dân, thậm chí của các khách sạn 2-3 sao cũng bẩn không kém bởi vài năm họ mới thau rửa, vệ sinh một lần.

Thừa nhận chuyện trên, anh Phan Đức Lâm (quê Lâm Thao, Phú Thọ) cũng làm nghề thau rửa bể nước ngầm được hơn 6 năm - cho biết, đi thau rửa bể ngầm nhiều năm nên chuyện trong bể có xác chuột, xác gián là chuyện bình thường. Một số bể của các hộ gia đình khi thau rửa còn vớt được cả bao cao su, băng vệ sinh...

bể-nước-ngầm, chuột-chết, xương-chuột, gián-chết, rác, bao-cao-su, băng-vệ-sinh, nhà-hàng, quán-ăn, khách-sạn, nhà-trọ, nước-sinh-hoạt, nước-sạch, thau-rửa
Gián, chuột chết đầy trong bể chứa nước ngầm. Phía dưới là nước đen sì (ảnh do nhân vật cung cấp)

Anh Lâm dẫn chứng, nhiều gia đình ở Hà Nội có đất rộng, xây cả mấy chục phòng trọ cho thuê. Họ xây bể ngầm chứa nước rộng cả chục khối để đảm bảo nước sinh hoạt. Trong khi đó, cảnh sống ở xóm trọ chật chội, vệ sinh không đảm bảo, bể ngầm được làm sơ sài, nắp đậy bể tạm bợ, gia chủ lại tiết kiệm tiền nên vài năm mới cho thau rửa bể một lần.

Nhớ năm ngoái, anh đến thau rửa bể ngầm cho một hộ gia đình có kinh doanh nhà trọ tại ngõ 165 Xuân Thủy (Cầu Giấy), mặc dù chủ nhà chỉ có trên chục phòng trọ cho thuê nhưng không giữ gìn được vệ sinh chung nên cái bể nước ngầm bẩn đến kinh hoàng.

"Trên bể là chỗ để xe máy, xích thêm hai con chó lông xù to đùng lâu ngày không được tắm rửa hôi rình. Nắp để thì đậy nửa kín nửa hở, phía trên còn được tận dụng để làm chỗ phơi quần áo, nước từ quần áo mới giặt nhỏ xuống nền gạch chảy luôn vào cả bể ngầm. Đến khi thau bể, chúng tôi vớt được đủ thứ như túi nilon, giầy dép, thậm chí còn vượt được cả bao cao su, băng vệ sinh ở dưới bể nước nữa", anh nói.

Chị Phương Mai ở Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng kinh hãi với cái bể chứa nước ngầm ở xóm trọ của chị.

Chị cho hay, hai vợ chồng chị đã trọ ở đây được hơn 5 năm nhưng mới thấy chủ nhà thuê người đến thau rửa bể ngầm được hai lần. Lần nào thau rửa, cả xóm cũng đều phát hoảng khi nước dưới đáy bể múc lên đen ngòm như nước cống. Rồi cả đống rác được vớt lên. Lần gần đây còn vớt được cả xác chuột chết trong bể.

Cả xóm góp ý bảo chủ nhà thau rửa một năm hai lần cho vệ sinh sạch sẽ hoặc mua bồn chứa nước inox cho đảm bảo nhưng chủ nhà nhất quyết không chịu bởi sợ tốn kém. "Thế là cả xóm đành phải nhắm mắt dùng nước bể ngầm ngâm rác rưởi, chuột chết làm nước sinh hoạt, nấu ăn hàng ngày", chị than thở. 

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội

18:55 |
Một đám cưới khá kỳ lạ diễn ra sáng nay tại Hà Nội nhưng có tới 5 cô dâu mà chú rể lại chỉ có 1. Nhiều người đi đường chứng kiến cảnh trên không khỏi bất ngờ.

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 1

Vào khoảng 9 giờ sáng nay trên phố Láng Hạ bất ngờ xuất hiện một đám cưới rước dâu bằng xe máy. Điều kỳ lạ ở đám cưới này là chỉ có 1 chú rể nhưng cô dâu lại có những 5.

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 2

Sau khi chú rể chở 1 cô dâu trên chiếc xe máy thì 4 cô dâu còn lại tăng tốc rượt theo chú rể giữa phố đông người.

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 3

Cuộc rượt đuổi đi qua các tuyến phố: Láng Hạ, Thái Hà, Chùa Bộc, Kim Liên, Phố Huế, Hàng Bài...

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 4

Đến khu vực Bờ Hồ, 4 cô dâu đã đuổi kịp chú rể và liên tục gọi tên chú rể nhưng nhận lại là sự phớt lờ của nhân vật chính.

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 5

Không quản đường đông, thời tiết nắng nôi, oi bức 4 cô dâu vẫn cố bám đuôi bằng được chú rể.

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 6

Cuộc rượt đuổi khiến nhiều người đi đường chú ý và tỏ ra từ bất ngờ đến thích thú.

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 7

Đến khu vực đài phun nước các cô dâu đã "tóm" được chú rể.

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 8

Tại đây, 5 cô dâu cùng tra khảo chú rể xem tình cảm thật của mình là như thế nào.

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 9

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 10

Những hình ảnh ghi lại cho thấy 5 cô dâu đang trong vai "Cô dâu đại chiến".

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 11

Nhưng chú rể cũng không kém cạnh, nhanh trí mượn 1 cháu bé để thử lòng các cô dâu.

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 12

Cuối cùng màn "Cô dâu đại chiến" cũng kết thúc, 5 cô dâu và chú rể cùng chụp ảnh kỷ niệm trước Nhà Thờ Lớn.

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 13

Với thông điệp: "Dù trải qua bao khó khăn, thử thách nhưng khi dành cho nhau sự chân thành thì tình yêu sẽ mãi bền chặt, hạnh phúc...".

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 14

Kỳ lạ đám cưới 5 dâu 1 rể tại Hà Nội - Ảnh 15

Đây là một đám cưới giả lập, chặng đường rước dâu giả lập được một khách sạn trên đường Láng Hạ tổ chức trước mùa cưới 2014 mang tên "Giai điệu yêu thương".

Bão Rammasun giật cấp 15 - 16 đi vào biển Đông

19:59 |
Chiều 15.7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư họp đánh giá tình hình và chuẩn bị các phương án sẵn sàng đối phó với bão Rammasun, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải.


Bão Rammasun
Bản đồ dự báo đường đi của bão Rammasun - Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư

Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, cho biết 13 giờ cùng ngày, tâm bão Rammasun ở vị trí trên bờ biển phía đông miền Trung của Philippines. Sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 13, tức là từ 134 - 146 km/giờ, giật cấp 15 - 16. Mắt bão đã hình thành rõ. Theo dự báo của cơ quan khí tượng VN và các đài khí tượng quốc tế, trong khoảng 24 giờ tiếp theo, bão sẽ di chuyển theo hướng tây tây bắc mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến khoảng trưa hoặc chiều 16.7, bão sẽ đi vào biển Đông.

Ông Cường nhận định Rammasun là cơn bão rất mạnh và có diễn biến phức tạp. Khi vào biển Đông, bão tạm thời giảm xuống 1 - 2 cấp nhưng sau đó tăng sức mạnh trở lại, với cấp gió cấp 12 - 13 trước khi thẳng về phía đảo Hải Nam và bán đảo Lôi Châu của TQ. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển Hoàng Sa gần tâm bão có sóng cao trên 7 m ở vùng gần tâm bão. Vịnh Bắc bộ cũng có gió mạnh cấp 9 - 10, nguy hiểm đối với tàu thuyền...

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo các địa phương, cơ quan chức năng khẩn trương liên lạc tới từng tàu thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm, yêu cầu nhanh chóng di chuyển về bờ hoặc đi về phía nam tránh bão. Riêng các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư đang làm nhiệm vụ ở vùng biển Hoàng Sa, Bộ Quốc phòng và Bộ NN-PTNT phải có phương án ứng phó, đảm bảo an toàn cho các lực lượng này. 

Đau lòng mẹ 'gán' con trừ nợ

19:36 |
Vợ chồng chủ nợ cho cháu bé đi bán vé số để trừ nợ và có dấu hiệu cháu bé bị chồng chủ nợ xâm hại tình dục.

Nhiều người dân ngụ phường Thắng Nhất, TP Vũng Tàu bất bình với việc cháu NBTr (10 tuổi) bị chủ nợ (là bạn của mẹ cháu) bắt đi bán vé số, trái cây để trừ bớt khoản nợ 19 triệu đồng mà mẹ cháu đã vay và cháu có dấu hiệu bị xâm hại tình dục. Mới đây cháu Tr. và người dân đã tố giác tới Công an phường Thắng Nhất việc bị đòn roi mỗi khi bán không được vé số cùng việc cháu bị chồng chủ nợ xâm hại tình dục trong thời gian dài.

Sau khi bà D. trả cho mẹ, hằng ngày cháu Tr. vẫn đi bán vé số, trái cây cùng mẹ. Ảnh: TK
Sau khi bà D. trả cho mẹ, hằng ngày cháu Tr. vẫn đi bán vé số, trái cây cùng mẹ. Ảnh: TK

Theo bà Nguyễn Thị Lan - mẹ cháu Tr., gần cuối năm 2012 bà mắc nợ một số người, riêng nợ bà ĐTMD (ngụ phường Thắng Nhất) 19 triệu đồng. Nợ nần và lo sợ nên bà trốn chồng con, bỏ đi lánh mặt các chủ nợ. Cháu Tr. là con người chồng trước và chưa có giấy khai sinh nên không được đi học. "Biết vợ chồng bà D. không có con cái nên khi tôi bỏ trốn, bà D. muốn nhận cháu Tr. làm con nuôi. Tôi tin tưởng nhờ bà D. chăm sóc cháu.

Tôi biết cháu phải đi bán vé số để lấy tiền trừ nợ cho tôi. Thỉnh thoảng bà D. cũng đưa cho tôi một ít tiền để tôi thuê nhà trọ trong khi bỏ trốn. Sau này tôi mới nghe Tr. kể bà D. đánh cháu mỗi khi cháu bán không được và chuyện chồng bà D. xâm hại cháu nhiều lần... Khoảng hai tháng nay, bà D. trả cháu lại cho tôi và cháu kể lại câu chuyện bị chồng bà D. xâm hại...".

Được sự cho phép của bà Lan, cháu Tr. kể cho chúng tôi: Sau khi về ở nhà bà D. một thời gian, bà D. lấy vé số, trái cây yêu cầu cháu đi bán. "Biết mẹ mắc nợ tiền bà D. nên cháu cũng cố đi bán để trừ nợ cho mẹ. Khoảng 4-5h chiều, bà D. chở cháu bằng xe máy đi bán, có khi 2-3 giờ sáng hôm sau mới về. Mỗi ngày cháu kiếm được hơn 600.000 đồng tiền lời và tiền khách thương tình cho và bị bà D. lấy hết...

Khi bán không được, bà D. lại đánh cháu và dọa không được kể cho ai nghe nên cháu không dám nói với ai, kể cả mẹ" - cháu Tr. cho hay.

"Tối cháu ngủ cùng vợ chồng bà D. và luôn bị chồng bà D. xâm hại cơ thể cháu, việc này bà D. có biết. Cháu không dám chống cự hay kể với ai vì vợ chồng bà D. đe dọa. Cách đây khoảng hai tháng cháu bị đau ở chỗ kín, có kể với mẹ nhưng mẹ không tin. Cháu đã kể với những người quen, khi đó mẹ cháu mới hỏi kỹ và làm đơn gửi công an".

Một người dân (ngụ hẻm 167 đường 30-4, phường Thắng Nhất) cho biết: "Chuyện cháu Tr. ở với bà D. để đi bán vé số trả nợ thay mẹ và bị bà D. đánh, tôi và nhiều người từng chứng kiến... Khi biết việc cháu bị xâm hại, tôi đã đưa cháu đi bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ cho tôi hay bộ phận sinh dục của cháu bị viêm nhiễm rất nặng và đến 16/7 sẽ có kết quả kiểm tra".

Về việc cháu Tr. đi bán vé số trả nợ thay cho mẹ, bà D. thừa nhận. Còn việc cháu bị chồng bà xâm hại, bà D. cho là bà không liên quan, gia đình cứ việc thưa kiện...

Được biết Công an phường Thắng Nhất đã tiếp nhận đơn tố giác và ghi lời khai của cháu Tr. về việc cháu bị chồng bà D. xâm hại. Hồ sơ vụ việc được chuyển Công an TP Vũng Tàu điều tra, xử lý.

Chiều 15/7, trao đổi với phóng viên, ông Đào Xuân Hữu - Chủ tịch UBND phường Thắng Nhất, TP Vũng Tàu cho hay phường chưa nhận được thông tin về trường hợp của cháu Tr. "Phường sẽ phối hợp cùng nhiều cơ quan tìm hiểu sự việc để có hướng giúp đỡ cháu bé" - ông Hữu cho biết. 

Suýt chết vẫn cố gượng dậy giữ xe vì sợ 'hôi của'

19:31 |
Tông xe, người đàn ông bị nát toàn bộ mặt bên trái, rách sâu vào mắt khiến chảy rất nhiều máu; song vẫn cố đứng dậy giữ xe vì sợ hôi của.

Vào thời điểm trên, 2 xe đi ngược chiều nhau tông thẳng vào nhau với tốc độ cao, hậu quả thanh niên ngắc ngoải còn bác kia nát toàn bộ mặt bên trái, rách sâu vào mắt khiến chảy rất nhiều máu. Tuy nhiên, người đàn ông vẫn còn tỉnh táo và cố đứng dậy giữ xe lo đông người sợ mất của.

Tông xe, người đàn ông bị nát toàn bộ mặt bên trái, rách sâu vào mắt khiến chảy rất nhiều máu; song vẫn cố đứng dậy giữ xe vì sợ hôi của. Sự việc xảy ra vào khoảng 3 giờchiều ngày 15/7, đối diện ĐH Xây Dựng (Gần BV Bạch Mai ). Vào thời điểm trên, 2 xe đi ngược chiều nhau tông thẳng vào nhau với tốc độ cao, hậu quả thanh niên ngắc ngoải còn bác kia nát toàn bộ mặt bên trái, rách sâu vào mắt khiến chảy rất nhiều máu. Tuy nhiên, người đàn ông vẫn còn tỉnh táo và cố đứng dậy giữ xe lo đông người sợ mất của. Ngay sau đó, mọi người xung quanh lập tức gọi cấp cứu và giúp đỡ hai nạn nhân. Hiện trường vụ việc Hiện trường vụ việc Mặc dù chưa xác định được lỗi là do ai, nhưng mọi người đều tỏ ra thương cảm cho người đàn ông kia. Bạn N.T.B.N chia sẻ:
Sự việc xảy ra vào khoảng 3 giờchiều ngày 15/7, đối diện ĐH Xây Dựng (Gần BV Bạch Mai).

Ngay sau đó, mọi người xung quanh lập tức gọi cấp cứu và giúp đỡ hai nạn nhân.

Mặc dù chưa xác định được lỗi là do ai, nhưng mọi người đều tỏ ra thương cảm cho người đàn ông kia.

Bạn N.T.B.N chia sẻ: "Khổ thân bác ấy. Cuộc sống sao mà nghiệt ngã". Nhiều ý kiến cũng cho rằng sự cảnh giác của người đàn ông xuất phát từ việc xã hội gần đây có quá nhiều vụ hôi của, bất chấp nạn nhân đang gặp sự cố đau lòng .

Tỉ phú bán hàng rong

20:03 |
Một mình nuôi tám người con ăn học bằng nghề bán bánh Huế suốt 43 năm qua. Đến nay, bà cụ 85 tuổi có vài căn nhà trị giá hàng ngàn cây vàng và điều tuyệt vời nhất bà nhận được từ cuộc đời là các con bà đều thành đạt.

Người phụ nữ đặc biệt đó chính là bà Đỗ Thị Lan, sinh năm 1930 tại làng Hà Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng, chủ quán Món ăn Huế ở đường Pasteur, quận 1, TP.HCM.

tỷ phú, hàng rong, nuôi con, thành đạt, món Huế
Những món ăn mà bà Lan chăm chút kinh doanh suốt 43 năm qua

Tuổi thơ không được đến trường

Lên năm tuổi mẹ chia tay cha về ở nhà bà ngoại, bà sống với cha và mẹ kế. Bảy tuổi mồ côi mẹ. Cha bà có vài bà vợ khác. Bà kể hồi nhỏ thích được đi học mà các dì không cho. Dì bảo: "Con gái cho học chữ để mai mốt về biên thư cho giai à!". Vậy là bà ra chợ kiếm sống từ hồi chưa lên 10. Mỗi khi có dịp đi ngang lớp thầy đồ, bà lại lén chui xuống gầm bàn nghe thầy dạy đặng lấy lén được chữ nào hay chữ đấy.

Rồi lớn lên bà kết hôn, tám người con lần lượt ra đời. Năm 1956 bà theo chồng vào Buôn Ma Thuột công tác, năm 1960 gia đình bà xuống Sài Gòn. Năm 37 tuổi, chồng bỏ bà theo người khác. Một thân một mình, lại một chữ cắn đôi không biết, với đàn con nheo nhóc, bà đã làm đủ việc, đủ nghề, miễn công việc đó không xấu xa, tủi hổ để kiếm tiền nuôi con ăn học.

Vì sống trong hoàn cảnh khốn khó nên bà bảo đời bà cần nhất, quý nhất là tiền. Để có tiền, bà làm mọi việc. Từ bán ổ bánh mì 9 đồng bà góp cho đủ 10 đồng đem đi mua chỉ vàng dành dụm cho đến buôn cao đơn hoàn tán, quạt điện, nồi xoong, bán từ bánh khảo cho đến bánh bò rồi đến bánh nậm, bánh bột lọc, cuốn thịt, nem chua, tré.

Kiếm tiền từ những chắt chiu

Không có tiền làm vốn, bà xin người ta bỏ bánh chịu cho bà bán, bán được bà mang tiền trả. Thấy người ta làm nem làm tré bán đắt, bà xin vào phụ quét nhà, rửa chén rồi lén học nghề. Học được cái nghề làm bánh lọc, bánh đúc và các món nem tré, bà dậy sớm thức khuya xay bột làm bánh rồi bưng đi bán. 43 năm bán bánh thì bà có 33 năm làm "trùm" bán hàng rong ở khu vực nhà thờ Đức Bà.

Rất nhiều lần trật tự, công an họ bắt được, bảo ký vào biên bản thì bà bảo: "Tôi không quen nói láo. Gia đình tôi sống nhờ mâm bánh này. Cậu biểu tôi ký, mai tôi bán, cậu thấy tôi nói làm sao. Cậu không cho thì tôi bán lén chứ tôi không ký". Bây giờ thì phường 19 này người ta ai cũng biết bà, đề nghị giúp đỡ bà, còn miễn thuế cho bà buôn bán.

tỷ phú, hàng rong, nuôi con, thành đạt, món Huế
Hai thứ thích nhất của cuộc đời bà là tiền và sự nghiệp học hành của các con

Có lẽ gánh hàng rong của bà luôn đắt hàng là nhờ chất lượng, điều mà bà luôn đặt lên hàng đầu. Ở Sài Gòn này đắt mấy người ta cũng tới ăn, miễn là ngon. Để làm ra cái bánh, cái nem ngon thì thịt phải thật tươi. Bà thường chọn miếng thịt vừa mổ xong đang nóng hôi hổi. Bánh lọc của quán bà Lan ngoài con tôm đỏ au, tươi ngọt trong mỗi cái bánh thì bột tôm cũng làm từ con tôm xay nhuyễn chứ không phải vỏ tôm xay pha bột màu như rất nhiều hàng quán khác làm.

Ngoài chăm chút cho chất lượng thì giá cả cũng phải chăng, bà nói: "Thà lời 2 đồng một cái bán được 2.000 cái/ngày còn hơn lời 3 đồng mà bán ngày 1.000 cái". Điều quan trọng cũng không kém là hàng quán phải luôn sạch sẽ, uy tín và đặc biệt là phải kiên nhẫn, kiên nhẫn là mẹ của thành công. Bán hàng muốn đắt thì phải coi trọng khẩu vị và sức khỏe của khách như của chính mình. Khách gọi là phải dạ thưa, khách mắng có muốn trả lời cũng phải dạ thưa trước. Bà hóm hỉnh nghiêng người nói khẽ: "Không gì bằng ngày dạ thưa, chiều lụm tiền, tối ra tiệm Kim Thành mua vàng cô ạ!".

Khi được hỏi bà không biết chữ liệu có hay tính nhầm cho khách thì bà bảo: "Giờ cô giả làm khách rồi mua bao nhiêu, tôi tính cho cô bấy nhiêu". Thật đáng kinh ngạc, phép tính nào bà cũng nhẩm nhanh. Sau chín năm ở trọ bà mua cái nhà đầu tiên với giá hơn 150 cây vàng.

Điều ngạc nhiên khi trò chuyện với bà là đức tính cần kiệm, chắt chiu của bà, bà bảo tiết kiệm là thượng sách. Cách bà luôn làm là chỉ tiêu một nửa số tiền cho cả nhu cầu. Giả dụ nếu tiền đi chợ là 20 đồng, bà sẽ chỉ mua 10 đồng. Mua bằng cách ra chợ mua một miếng thịt, luộc kỹ cho nó ra chất ngọt rồi thả rau vào nấu, thế là được một nồi canh ngon. Rồi cắt lấy miếng nhiều mỡ đem xào giá là có đĩa mặn. Miếng thịt còn lại để bữa chiều ram sền sệt lên cho các con ăn. Vậy là để dành ra được 10 đồng.

Quán nhỏ và ước mơ lớn của mẹ

tỷ phú, hàng rong, nuôi con, thành đạt, món Huế
Quán của bà Lan đơn sơ, giản tiện nhưng luôn ngăn nắp, sạch sẽ. Ảnh trong bài: P.THỦY

Thoạt nhìn qua cái quán có vẻ sơ sài, giản tiện, đặc biệt khi bên cạnh nó là các cửa hiệu đồ ăn gà rán KFC, Lotte luôn lấp lánh ánh đèn. Cái quán nhỏ của bà nằm đối diện Nhà thi đấu Phan Đình Phùng. Quán đơn sơ với bốn, năm cái bàn chừng hai chục người ngồi, cách bài trí đơn giản nhưng rất ngăn nắp, sạch sẽ.

Lần nào cũng vậy, chúng tôi đến quán đều gặp một bà cụ lưng còng, mắt vẫn sáng tinh anh, giọng sang sảng của người miền Nam Trung Bộ đặc sệt ra chào. Câu chào của bà lúc nào cũng mực thước, trọng thị: "Chào các cô, mời các cô ngồi, các cô ăn gì để em nó mang ra". Khi gọi món, bà từ tốn giới thiệu: "Dạ thưa, nem của bà làm không có hàn the, phẩm màu hay bất cứ hóa chất nào gây hại cho khách. Sức khỏe của các cô là sự sống của bà". Bà luôn tin vào điều đó và bảo đấy là kim chỉ nam giúp bà 43 năm bán buôn nuôi tám đứa con ăn học thành người.

Từ cuộc đời vất vả vì không được học hành của mình bà tin rằng nếu không lo cho con học thì nó sẽ không nên người. Khuyên con học hành, bà bảo: "Con hơn nửa điểm người ta lấy ghế cho con, kém nửa điểm con bưng ghế cho người ta ngồi". Bà bảo mình chẳng có bí quyết gì, chỉ sống và để các con nhìn vào sự vất vả, chắt chiu của mẹ mà cố gắng. Bán hàng có bao nhiêu tiền bà đem đi mua vàng, mua nhà. Bà sợ để tiền con xài rồi sinh lười nhác.

Bây giờ con bà sáu người thì hai ở Mỹ, ba người sống ở Pháp, một người ở Tây Đức, đều đã học ra các ngành kinh tế, bác sĩ. Riêng hai người con ở Việt Nam thì người con út hiện làm bác sĩ ở BV Nhi đồng, còn cô con gái phụ bà công việc bán hàng.

Khi nghe những điều đạt được trong cuộc đời bà, tôi luôn tự hỏi điều gì ở người phụ nữ ấy đã khiến bà có thể chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt một cách vẻ vang như thế? Câu chuyện cuộc đời bà khiến người ta nhận ra rằng không có gì lớn lao hơn ước mơ của mẹ và không có vẻ đẹp nào bằng vẻ đẹp của sự say mê lao động. 

Những công việc kinh khủng nhất từng xuất hiện trên thế giới

20:52 |
Vệ sinh riêng, nuôi đỉa, nấu xà phòng là những công việc kinh khủng mà chắc chắn bạn sẽ không muốn mình trải qua dù chỉ một lần trong đời.
  
1. Nhân viên vệ sinh riêng

Đúng như tên gọi của công việc, người làm việc này phải đảm bảo công tác vệ sinh cho nhà vua và việc lau rửa sau đó, bao gồm cả đi đại tiện! Theo tiêu chuẩn hiện nay thì việc này sẽ được xem như vô cùng nhục nhã. Tuy nhiên, thời xưa thì vị trí này lại có ảnh hưởng rất lớn về mặt chính trị, do việc thân cận và sở hữu các thông tin cá nhân quan trọng của nhà vua. Thậm chí một số người làm công việc này dưới thời Henry VII, Henry VIII đã đựơc phong tước hiệu hiệp sĩ và giám sát chính sách tài chính của quốc gia.

Những công việc kinh khủng nhất từng xuất hiện trên thế giới - 1

2. Nhân viên xử lý chất thải

Tiếp theo danh sách các công việc kinh khủng trên là công việc xử lý chất thải. Mặc dù khá ổn định, nhưng việc tiếp xúc thường xuyên với chất thải khó ngửi và phải làm qua đêm là những lý do khiến công việc này trở nên khó khăn. Những người làm việc này thời xưa thường không được ở gần khu đô thị, do tính chất công việc. Ngoài ra, họ cũng gặp một số rủi ro khi hít phải khí độc thoát ra từ các chất thải. Ngay cả với công nghệ ngày nay, rất ít người muốn làm nghề này vì chỉ cần nghĩ đến cũng khiến bạn nổi da gà.

Những công việc kinh khủng nhất từng xuất hiện trên thế giới - 2

3. Nuôi đỉa

Từ thế kỷ 19 tại châu Âu, đỉa được sử dụng nhiều trong y học. Điều này khiến nghề săn bắt, nuôi đỉa trở lên phát triển. Tuy nhiên, việc bắt đỉa cũng không hề dễ dàng, người ta phải dùng những chú ngựa già để làm mồi cho đỉa hút máu. Thậm chí, đôi khi người đi bắt đỉa còn dùng chính chân của mình để làm mồi, việc này đã khiến cho nhiều người trong nghề bị mất máu quá nhiều hay nhiễm trùng. Việc nuôi đỉa cũng rất nguy hiểm, họ đôi khi phải cho đỉa hút máu của chính mình đến no (ước chừng khoảng 20 phút), điều này dẫn đến việc máu có thể không cầm được và tiếp tục chảy sau 10 tiếng đồng hồ, dẫn đến mất máu quá nhiều và tử vong.

Những công việc kinh khủng nhất từng xuất hiện trên thế giới - 3

4. Kẻ thế thân

Cậu bé làm công việc này sẽ là người phải hứng chịu hậu quả từ những sai lầm của người khác. Thường thường, họ sẽ bị gán cho một hoàng từ trẻ tuổi và sẽ bị trừng phạt nếu hoàng tử đó phạm lỗi, ví dụ như học không tốt, hư hỏng, phá hoại...Tuy nhiên những người làm công việc này thường có địa vị cao, được thừa hưởng sự giáo dục đầy đủ cùng với các hoàng tử. Chính việc lớn lên cùng nhau làm cho họ và các hoàng tử ngày càng thân thiết, từ đó khiến những người đứng đầu đất nước tương lai cảm thấy xấu hổ và hối hận khi chứng kiến bạn mình bị đánh chính do sai lầm của bản thân. Từ đó, họ sẽ cố gắng không phạm sai lầm đó một lần nữa. Công việc này xuất hiện tại Anh từ thế kỷ thứ 15, 16.

Những công việc kinh khủng nhất từng xuất hiện trên thế giới - 4

5. Nhân viên nấu xà phòng

Ngày nay, việc làm xà phòng đã trở lên đơn giản và an toàn hơn. Các nhà máy công nghiệp có rất nhiều cách khác nhau để làm ra xà phòng. Tuy nhiên, khi nghề này mới ra đời, đây là một công việc đầy thách thức và nguy hiểm. Họ phải ngửi mùi của ruột động vật luộc trong giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất này. Trong giai đoạn thứ hai và thứ ba, ruột sẽ được nấu lại, vớt các chất béo cho đến khi có mỡ động vật sạch. Nếu không cẩn thận trong quá trình xử lý, người nấu có thể bị bỏng, thậm chí có thể bị mù dần do tiếp xúc với khí độc thoát ra từ chảo xà phòng.

Những công việc kinh khủng nhất từng xuất hiện trên thế giới - 5

Ngẫm từ người mẹ ăn cám lợn nuôi 4 con đại học

21:06 |
Như một sự sắp đặt khéo léo bởi bàn tay ngẫu nhiên, bài báo viết về một người phụ nữ nghèo đã phải ăn cám lợn suốt 10 năm để nuôi 4 con học đại học và cái tin hàng chục quan chức cấp xã của một tỉnh nọ "xài" bằng giả bị lộ tẩy đã tạo nên hai mảng đối lập về bức tranh giáo dục Việt Nam hiện nay.

Từ sự khác biệt giữa những tấm bằng...

Người phụ nữ nghèo được được bài báo nói đến là bà Tăng Thị Lộc (SN 1948, quê ở xã Diễn Xuân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Nội dung bài báo cho biết, gia cảnh bà Lộc hết sức khó khăn: chồng tàn tật và mất sớm, nhà nghèo lại đông con, một mình bà đã phải tần tảo để nuôi cả gia đình. Chưa dừng lại ở đó, để có tiền nuôi 4 con ăn học nên người, suốt 10 năm trời, người phụ nữ nghèo khổ này đã phải ăn cám lợn thay cơm.

Không phụ lòng mẹ, cả 4 người con của bà Lộc đều cố gắng phấn đấu, học hành giỏi giang, đến nay đều đã tốt nghiệp đại học, có nghề nghiệp ổn định và đền đáp lại công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ mình.

Câu chuyện của bà mẹ nghèo ăn cám lợn nuôi 4 con học đại học bất giác khiến người ta nhớ đến truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân, bữa ăn giữa thời đói khát trước năm 1945 của gia đình bà cụ Tứ cũng không có gì hơn là cám lợn. Cả hai đều giống nhau: đều nghèo khổ, đều hiền lành chất phác, và dù ở trạng huống kiệt cùng về vật chất thì ở họ vẫn lóe lên thứ ánh sáng của sự kiên nhẫn, yêu thương và chịu đựng. Có chăng, sự khác nhau chỉ là một bên là ở trong văn, còn một bên là người thật bằng xương bằng thịt hiện hữu giữa đời thường.

Câu chuyện của bà Lộc khiến người ta phải suy ngẫm nhiều điều. Đó là sự hi sinh và sự chịu đựng đến kì lạ của người mẹ nghèo - người phụ nữ Việt, đó là sức sống về một niềm tin tương lai sẽ tốt đẹp hơn, đó là tinh thần hiếu học của những người thực sự muốn vươn đến tri thức thực sự, muốn thay đổi số phận mình bằng tri thức.

Những tấm bằng đại học mà những người con bà Lộc cầm trên tay hẳn giá trị và ý nghĩa lớn lao lắm bởi có cả mồ hôi và nước mắt của mẹ mình. Đó là những tấm bằng thật, chắc chắn thế, bởi nghèo như họ thì làm gì có tiền mà... mua bằng giả.

Ngẫm từ người mẹ ăn cám lợn nuôi 4 con đại học - 1

Để có tiền nuôi con ăn học, ông Nguyễn Hữu Định (cha thủ khoa ĐH Y Hà Nội năm 2013 Nguyễn Hữu Tiến) đã phải sống trong ống cống và làm nghề vá xe.

Câu chuyện của bà Lộc chỉ là một trong vô số những gia đình nông dân nghèo khác đã và đang nuôi con học đại học. Mới năm ngoái thôi, nhiều người đã phải rớt nước mắt khi câu chuyện về gia cảnh của Nguyễn Hữu Tiến (Thủ khoa Đại học Y, đồng thời đỗ cả đại học Bách khoa Hà Nội năm 2013) lần đầu tiên được công khai trước báo chí. Để có tiền nuôi con ăn học, suốt 10 năm, cha của Tiến - ông Nguyễn Hữu Định (quê Ứng Hòa, Hà Nội) đã phải lên Hà Nội, sống tạm bợ trong ống cống giữa bãi hoang và làm nghề vá xe. Còn hàng trăm gia đình khác như thế mà báo chí chưa biết đến.

Tuy nhiên, cũng trong tuần vừa qua, như một sự sắp đặt khéo léo bởi bàn tay ngẫu nhiên, đồng thời với bài báo viết về một người phụ nữ nghèo đã phải ăn cám lợn suốt 10 năm để nuôi 4 con học đại học là cái tin hàng chục quan chức cấp xã của một tỉnh nọ "xài" bằng giả bị lộ tẩy, cả hai đã tạo nên hai mảng đối lập về bức tranh giáo dục Việt Nam hiện nay.

Cũng tại Nghệ An, qua công tác điều tra, khảo sát cán bộ, người ta đã phát hiện ra hàng chục quan chức cấp xã đồng loạt xài bằng giả. Những cán bộ xã này thậm chí còn chưa tốt nghiệp THPT nhưng vẫn có trong tay những tấm bằng đại học!

Cũng vẫn theo lời khai của một số cán bộ này (đã được thời sự VTV1 lúc 19h dẫn lại) những tấm bằng giả có giá từ và chục đến cả trăm triệu đồng. Dư luận không khỏi đặt ra câu hỏi rằng với những cán bộ cấp xã cỡ phó chủ tịch mặt trận, hội nông dân, trưởng phòng nông nghiệp,... khi mà mức lương bậc công chức được công khai, thì họ lấy đâu ra nhiều tiền mà mua bằng giả như thế? Phải chăng tấm bằng chính là nguyên nhân dẫn đến tệ tham ô, tham nhũng? Và cũng chính nhờ "oai" vào tấm bằng (dù là giả) mà họ sẽ có cơ hội thăng tiến xa hơn nữa?

... Đến "dân trí" và "quan trí"

Tình trạng "không học vẫn có bằng" hay "học giả, bằng giả" trong cán bộ không phải bây giờ mới có. Nó là vấn nạn nhức nhối trong nhiều năm nay, làm đau đầu cả Bộ Nội vụ lẫn Bộ GD-ĐT.

Giữa năm 2010, Mỹ công bố danh sách 21 trường đại học "dỏm" tại nước này. Đây là những trường không được công nhận là đại học và có nhiều dấu hiệu vi phạm trong công tác tuyển sinh, đào tạo.

Câu chuyện trường đại học rởm "xứ người" những tưởng chẳng liên quan đến "xứ ta" nhưng thật bất ngờ chính từ công bố trên mà dư luận "xứ ta" được phen "dậy sóng" khi từ đây, báo chí và các cơ quan chức năng đã phanh phui ra hàng loạt vụ quan chức cấp tỉnh "xài" bằng đại học giả được mua từ các trường này.

Đầu tiên là vụ ông Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Thọ với tấm "bằng tiến sĩ" mua từ trường đại học Nam Thái Bình Dương (một trong số 21 trường "dỏm" mà phía Mỹ đã công bố công khai), tiếp đến là ông Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cũng với tấm bằng tiến sĩ rởm này mà sau này ông đã thừa nhận là mua với giá 17.000 USD.

Ngẫm từ người mẹ ăn cám lợn nuôi 4 con đại học - 2

Một đường dây chuyên làm bằng giả bị CA triệt phá.

Hai trăm năm trước, Nguyễn Văn Siêu - một học giả nổi tiếng thời Nguyễn từng nói một câu đại ý rằng: Khi sự học coi trọng khoa cử, thiếu chiều sâu, coi trọng hình thức và bằng cấp thì đạo học thường không ra gì. Có lẽ, với cương vị là Hàn lâm viện Kiểm thảo (vua Minh Mạng phong) khi đó, bằng tầm nhìn xa của mình, ông đã nhìn ra cái hạn chế của nền giáo dục khi quá coi trọng hình thức, coi trọng bằng cấp (học để làm quan, để tiến thân) mà quên đi chiều sâu (tri thức thực sự mà người học lĩnh hội được từ việc học tập).

Nỗi lo của Nguyễn Văn Siêu hơn hai trăm năm trước, đến hôm nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự.

Lâu nay, người ta vẫn thường hay nói phải nâng cao dân trí. Nói mãi thành quen, ít khi chịu nghĩ lại câu mình vừa nói. Sự thực có lẽ không hẳn vậy, sau gần một thế kỷ, nếu lấy điểm mốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 với hơn 90% dân số nước ta mù chữ mà so với hôm nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trình độ dân trí của nước ta đã tiến những bước dài.

Số người không biết đọc biết viết chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đài báo, tivi, internet, các phương tiện thông tin truyền thông khác... cập nhật đến từng gia đình đã làm thay đổi căn bản và sâu sắc nhận thức và sự hiểu biết của người dân.

Mặt bằng "dân trí" nước ta hiện nay không hề thấp, đó là sự thực. Có chăng, cái cần quan tâm lúc này là vấn đề về "quan trí" mà thôi, "quan trí" của một bộ phận không nhỏ cán bộ đã và đang "xài" bằng cấp giả để che đi cái sự học cũng giả kia của mình mới là điều đáng phải bàn. 

Nam thanh niên ngược đãi, ép khỉ con hút thuốc

20:09 |
Bức ảnh nam thanh niên cầm chú khỉ con trên tay, miệng chú khỉ ngậm điếu thuốc lá đang cháy, được chia sẻ trên trang facebook cá nhân mấy ngày nay đã khiến cộng đồng mạng bất bình phản ứng.
  
Hình ảnh trên được chia sẻ trên trang facebook của một người có tên Ngoc Luong. Trong bức ảnh, nam thanh niên khoảng ngoài 20 tuổi, mặc trang phục dân quân tự vệ màu xanh lá cây, miệng ngậm thuốc, tay phải nắm chặt một chú khỉ con ốm yếu, miệng chú khỉ cũng bị nhét điếu thuốc đang cháy dở.

Nhìn kỹ có thể phán đoán, nhiều khả năng chú khỉ trong bức ảnh là một chú khỉ non vừa dính bẫy.

Hình ảnh đang gây bất bình trên mạng.

Hình ảnh đang gây bất bình trên mạng.

Bức ảnh này hiện đang lan truyền khá nhanh. Khá nhiều thành viên là bạn bè của người đăng tải bức ảnh bày tỏ sự bất bình, phản đối trước việc làm phản cảm, thiếu tính nhân văn của thanh niên trong bức ảnh. Một số thành viên còn đặt dấu hỏi về số phận của con khỉ non tội nghiệp này.

Thậm chí các công dân mạng còn vào cuộc truy tìm nhân vật trong ảnh. Bước đầu xác minh nam thanh niên trong ảnh tên là Q, trú tại xóm Cò, xã Hương Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Địa điểm trong ảnh được phán đoán là Vườn Quốc gia Vũ Quang - một khu bảo tồn thiên nhiên vốn có rất nhiều loài động vật quý hiếm.

Chiều ngày 1/7, sau khi được PV cung cấp thông tin về tấm ảnh, một cán bộ tại Sở NN&PTNT Hà Tĩnh cho biết sẽ chỉ đạo xác minh vụ việc. 

Thực hư chuyện bà cụ hấp hối bị con cháu khiêng ra đường

20:05 |
Sáng 30/6 khi vừa từ bệnh viện về nhà, cụ Nguyễn Thị Tú (83 tuổi) ở Ba Đình phải nằm ngoài cửa hơn 5h đồng hồ, đến tận chiều tối nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương cụ mới được đưa vào nhà.

Trên Facebook đang lan truyền loạt hình ảnh về một cụ bà đang nằm đắp chăn co ro trên một chiếc giường xếp ngay ngoài đường, cùng với tiêu đề "Chồng chết con dâu bỏ mẹ chồng ra giữa trời mưa gió".

Theo một số thông tin từ Facebook cho hay, cụ bà xuất hiện trong bức ảnh đã bị con dâu cùng với cháu nội khiêng ra ngoài đường trong lúc đang hấp hối. Hình ảnh cụ già bị nằm ngoài cửa giữa trời mưa do con cháu không cho vào nhà đang khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.

Để rõ thực hư sự việc, phóng viên Infonet đã có mặt tại nhà chị Nguyễn Kim Bảo (58 tuổi), ở Ngõ 2, Phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội) là con dâu của cụ Nguyễn Thị Tú (82 tuổi). Cụ Tú chính là người trong bức ảnh được lan truyền.

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, chị Bảo cho biết việc mọi người nói con dâu và cháu nội khiêng cụ ra ngoài đường là hoàn toàn không đúng.

Thực hư chuyện bà cụ hấp hối bị con cháu khiêng ra đường - 1

Chị Thoa đang chăm sóc cho cụ Tú. Cụ Tú đã tỉnh nhưng sức khỏe vẫn còn yếu

Chị Bảo cho hay, tối ngày hôm trước cô em chồng có gọi bảo chị sáng vào thăm bà nhưng do có việc đột xuất, phải đi trốn nợ nên cả ba mẹ con chị đều đi ngay trong sáng, không có ai ở nhà để mở cửa cho bà.

Lúc đang đi trốn nợ thì cô em chồng có bảo đang trên đường đưa bà về nhà tôi nhưng lúc đó chúng tôi đã đi xa, không thể quay về nên có bảo mọi người đưa bà về tạm bà về nhà chú Sơn hoặc cô Thoa (con trai và con gái bà Tú), hôm sau chúng tôi sẽ quay về đón bà, tuy nhiên mọi người không chịu đưa bà về. Trong khi đó cô Thoa - em chồng tôi có nhà ngay bên cạnh mà cứ để mặc bà ngoài đường nên mới xảy ra cơ sự đó. Còn chúng tôi lúc nào cũng đồng tình để bà ở tại nhà tôi để chúng tôi phụng dưỡng.

"Tôi thật sự không hiểu, là con trai của bà nhưng em chồng tôi lại để mẹ đẻ của mình ở ngoài đường như vậy", cô Bảo bức xúc.

Theo chị Bảo, việc các cô, chú đưa bà về quá đột xuất, chị không thể sắp xếp kịp chứ không có chuyện cô và cháu nội cố tình để bà nằm ngoài đường như thế.

"Ngoài ra một số thông tin cho rằng, chúng tôi ngược đãi, để cụ phải đi nhặt rác cũng hoàn toàn sai. Cụ già rồi nên thích nhặt nhạnh mấy thứ linh tinh chứ chưa bao giờ chúng tôi để cụ phải làm việc như vậy", chị Bảo khẳng định.

Theo chị Bảo thì đây là lần đầu tiên xảy ra việc cụ phải nằm ngoài cửa như thế. Là sự việc bất khả kháng chứ không ai muốn thế.

Thực hư chuyện bà cụ hấp hối bị con cháu khiêng ra đường - 2

Ngôi nhà nơi cụ Tú cùng con dâu và cháu nội sinh sống

Cũng theo chị Bảo, sau khi chồng mất được 27 ngày thì xảy ra tranh chấp ngôi nhà giữa các anh chị em trong gia đình, có thể các con cái lấy bà ra làm bình phong nên mới để bà nằm ngoài đường khiến mọi người bức xúc, hiểu nhầm chị và các cháu đối xử ngược đãi với bà.

Trao đổi với chị Nguyễn Thị Thoa (con gái ruột của cụ Tú), chị Thoa cho biết : "Sáng hôm qua trên đường đưa bà từ nơi chữa bệnh ở Bắc Ninh về Hà Nội, tôi đã gọi cho chị Bảo, là dâu trưởng trong nhà là sẽ đưa mẹ tôi về nhưng chị Bảo nghe xong rồi tắt máy mà không nói gì. Tôi gọi cho cháu Yến, là con gái của chị Bảo nhưng cháu Yến cũng không về", chị Thoa nói.

Sáng ngày hôm qua, mẹ tôi phải nằm đợi từ 9h sáng đến tận trưa thì được một người hàng xóm cho sang nằm nhờ, đến chiều mẹ tôi mệt nặng, đi vệ sinh nên buộc phải đưa mẹ ra ngoài cửa để đợi. Chúng tôi gọi điện liên tục nhưng không ai chịu về mở cửa, 5-6 tiếng đồng hồ mẹ tôi phải nằm ngoài đường để đợi vào nhà. Đến 6h tối chúng tôi buộc phải khá khóa để đưa cụ vào và đây là lần thứ hai cụ phải nằm ngoài cửa chứ không phải là lần đầu như chị Bảo nói.

Cũng theo chị Thoa, từ trước đến nay cụ thường ở nhà chú Sơn, là con trai ruột của cụ nhưng giờ cụ bị ngã, đau yếu nên chị muốn cụ chuyển về ở đây để chị tiện chăm sóc.

Một số người dân láng giềng cũng cho biết, nếu hôm qua không có hàng xóm, chính quyền địa phương thì chắc giờ này cụ vẫn đang nằm ở ngoài đường.

"Việc ngược đãi hay không thì chúng tôi không biết, cũng không rõ sự tình gia đình mâu thuẫn như thế nào nhưng làm con cái mà để mẹ đang ốm đau phải nằm ngoài đường gần cả ngày như thế là không được".

Chị Vũ Thị Chuyên, Tổ trưởng tổ dân phố 25, phường Phúc Xá cho biết, sáng hôm qua khi cụ từ viện về phải nằm ở cửa, rất nhiều bà con, chính quyền địa phương đều có mặt chứng kiến.

Theo chị Chuyên, trong sáng hôm đó mọi người đã gọi điện nhiều cho con dâu nhưng chị đã tắt máy, gọi cho cháu nội thì bảo về nhưng đợi mãi không thấy. Đến tận chiều tối buộc phải phá khóa để đưa bà vào nhà. Đến khoảng 8h tối, chính quyền địa phương đã yêu cầu gia đình ra nhà văn hóa làm việc tuy nhiên hai đứa cháu nhất quyết không đồng tình để người cô ruột chăm sóc cụ. Hai đứa cháu chỉ đồng ý cho bà vào nhà chứ không để cô, chú đến chăm sóc. Sau khi phía chính quyền khuyên bảo và yêu cầu rằng nếu cụ có xảy ra chuyện gì thì hai đứa phải chịu trách nhiệm thì lúc đó chúng nó mới đồng ý.

"Cụ Tú rất khổ, bị ngã gãy tay, gãy chân, gãy xương chậu, mọi người dân ở đây hôm qua biết chuyện đều rất bức xúc", chị Chuyên nói.

Cũng theo Tổ trưởng tổ dân phố thì đây là lần thứ hai, cụ Tú không được vào nhà. Lần trước cũng phải nhờ chính quyền can thiệp.

"Qua tiếp xúc thì chúng tôi cũng biết cụ rất muốn ở đây. Cụ không ăn cùng con cái nên hay đi lang thang ngoài đường. Chúng tôi cũng nhiều lần gặp gỡ, nói chuyện với gia đình, cụ không sống được bao lâu nữa nên phải có trách nhiệm chăm sóc cụ. Đã để cụ ở đây thì phải chăm nom cụ chu đáo, đến nơi đến chốn", chị Chuyên cho biết.

Kỳ lạ: Hai cha con "người rắn" ở Quảng Nam

19:50 |
Hai cha con ông Nguyễn Đình Nhi (46 tuổi) và cháu Nguyễn Đình Vương (13 tuổi, trú thôn An Lương, xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) được ví như "người rắn", vì họ đang sống với một căn bệnh lạ hiếm gặp, da nứt nẻ khắp cả người và lột như rắn...
  
Ngày 1/7, phóng viên Dân Việt tìm về lại thôn An Lương, xã Tam Anh Bắc, hỏi nhà ông Nhi, ai ai cũng biết chỉ ngay và họ còn nói rằng "tìm cha con "người rắn" đó hả?".

Tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp 4 xập xệ, ông Nhi kể về căn bệnh quái ác đeo bám ông 46 năm và đứa con trai 13 tuổi.

Ông sinh ra trong một gia đình có ba anh em, ông là con thứ 2. Từ khi sinh ra, ông có màu da khác với cả nhà, đỏ ửng hồng, tay, chân xuất hiện một đường thẳng như đốm trắng rồi bắt đầu lan dần ra từ mặt xuống đến chân. Thời đó, gia đình ông nghèo khổ, không có tiền đưa ông đi bệnh viện chữa trị, cứ thế rồi các vết đỏ ấy ngày càng to dần và da bắt đầu có sự chuyển lột như rắn, lúc đầu da lột rất mỏng, sau này dày lên dần và rất ngứa khi chuyển trời...

Kỳ lạ: Hai cha con

Hai bố con ông Nhi có da như da rắn, nứt nẻ, lột quanh năm.

Đến năm 2001, ông gặp và cưới chị Lê Thị Phượng (SN 1967, trú xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành). Một năm sau, chị Phượng sinh được đứa con trai đầu lòng rất bụ bẫm đặt tên là Nguyễn Đình Vương. Lúc cháu Vương mới chào có nước da trắng trẻo, cả nhà ai cũng vui mừng. Nhưng niềm vui bị "tắc nghẽn" khi cháu Vương lên 1 tuổi, chân tay cháu Vương cũng bắt đầu có triệu chứng giống như cha. Cũng lúc này, anh Nhi bắt đầu phát bệnh nặng, toàn thân nổi vảy, da bắt đầu rỉ máu kéo dài từ mặt xuống đến chân, nặng nhất là hai bàn chân, tay, nó co quắp, ngón tay bắt đầu rút co lại chứ không thẳng ra như bình thường, anh nằm một chỗ.

Chị Phượng thấy 2 cha con cùng mắc căn bệnh lạ nên không chịu nổi cú sốc, rồi phát bệnh tâm thần phải đưa vào điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam. Sau nhiều năm điều trị tại bệnh viện, chị Phượng không khỏi và được gia đình mẹ đẻ đưa về nhà tại xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành để tiện chăm sóc, còn hai cha con anh Nhi nương tựa với nhau bằng một sào ruộng và hơn 600 ngàn đồng tiền hỗ trợ và tình thương của bà con xóm làng xung quanh hàng chục năm nay.

Ông Nhi đau xót: "Mình mắc bệnh đã đành, giờ đến đứa con duy nhất cũng bị lây nhiễm căn bệnh quái ác từ cha, còn vợ thì mắc bệnh tâm thần, tai ương sao cứ ập đến gia đình nghèo như tôi. Lúc Vương mới sinh ra, tôi khóc hết nước mắt vì vui mừng, cầu mong cho con không giống mình, để cháu được đi học, được biết cái chữ để thành người, bữa sau còn giúp bố mẹ. Nhưng ai ngờ, cháu cũng bị lây nhiễm từ căn bệnh không rõ nguyên nhân của tôi. Năm 2009, hai cha con tôi ra Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng xét nghiệm, tại đây họ nói không tìm ra bệnh của hai cha con. Thế là, cha con tôi âm thầm sống với căn bệnh lạ từ đó đến nay...".

Kỳ lạ: Hai cha con

Kỳ lạ: Hai cha con

Cả thân hình hai cha con ông Nhi đều bị nứt nẻ, rỉ máu, từ đầu đến chân.

Có mặt tại nhà ông Nhi, ông Nguyễn Thanh Thảo (46 tuổi, hàng xóm) tâm sự: "Hoàn cảnh của anh Nhi rất bi đát, khó khăn. Không phải nhìn thấy hoàn cảnh của anh Nhi vậy mà chúng tôi xa lánh họ, hai bố con anh Nhi vẫn sinh hoạt cộng đồng với chúng tôi bình thường. Chúng tôi vẫn yêu thương họ, mỗi khi đến mùa gieo sạ, bà con trong xóm đều giúp anh Nhi chuyển phân ra đồng, cày cấy sạ giùm sào lúa cho anh. Cầu mong sao có một luồng sáng mới đến với gia đình anh Nhi, giúp hai cha con họ trở lại như người bình thường...".

Ông Trương Minh Trung, Chủ tịch UBND xã Tam Anh Bắc, cho biết: "Gia đình ông Nhi là hộ nghèo của xã. Đây cũng là trường hợp đặc biệt, nên xã rất quan tâm hỗ trợ tối đa cho hai cha con ông. Xã cũng mới làm chế độ hưởng khuyết tật cho cháu Vương, mong sao các chuyên gia sớm tìm ra và chữa trị được căn bệnh lạ cho hai cha con ông Nhi".

Trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, ông Hai nói: "Bây giờ mới nghe đến trường hợp lạ như vậy. Nhưng người mà có da lột như rắn, nứt nẻ như vậy cần phải xét nghiệm mới chẩn đoán được đó là bệnh gì. Nếu gia đình ông Nhi muốn được hỗ trợ, ngành y tế Quảng Nam sẵn sàng giúp hai cha con họ tìm ra căn bệnh lạ để sớm được điều trị".

Giận chồng, thai phụ tự đâm vào bụng

19:50 |
Do thiếu kiềm chế trong lúc vợ chồng mâu thuẫn với nhau, thai phụ cầm con dao đâm thẳng vào bụng dẫn đến chấn thương nặng phải đưa cấp cứu.

Ngày 1/7, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Long An cho biết đã tiếp nhận và cấp cứu thành công một ca thai phụ tự đâm thủng sâu vào bụng, lòi ruột nhưng đã được các bác sĩ cứu sống.

Giận chồng, thai phụ tự đâm vào bụng - Ảnh 1

Giận chồng, thai phụ tự đâm vào bụng (Ảnh minh họa).

Theo gia đình nạn nhân, khoảng 20h ngày 30/6, chị Trần Thị Ngọc Diễm (SN 1988, ngụ xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành) có mâu thuẫn và cự cãi lớn tiếng với chồng. Dù được mọi người can ngăn nhưng hai bên chỉ im lặng một lúc rồi tiếp tục gây sự.

Không chịu nổi cảnh chồng chửi mình thậm tệ, chị Diễm chụp lấy con dao để trên bàn tự đâm mạnh hai nhát vào bụng khiến ruột đổ ra ngoài. Do mất quá nhiều máu, nạn nhân ngất xỉu tại chỗ.

Theo bác sĩ khoa cấp cứu, chị Diễm hiện đang mang thai tháng thứ 8, cú đâm quá mạnh khiến thai nhi bị tổn thương. 

“Tình huống xấu nhất là có thể chấm dứt quan hệ giữa hai nước”

19:48 |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, tình huống xấu có thể xảy ra sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 là có sự hạn chế giao thương giữa biên giới Việt - Trung, đóng cửa biên giới và cao nhất là chấm dứt quan hệ giữa 2 nước…


Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên tới cuộc họp báo Chính phủ chiều 1/7 ngay khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa kết luận phiên họp thường kỳ tháng 6.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên.


Phát biểu về tình hình Biển Đông tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Nên nói: qua 2 tháng sau thời điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan, Chính phủ đưa ra kết luận về việc thống nhất, đồng thuận thực hiện các mục tiêu xác định. Việt Nam khẳng định hành động ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam là trái với đạo lý, trái pháp lý và quan hệ hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam – Trung Quốc. Việc này tạo nên hệ quả không tốt không chỉ đối với Việt Nam mà đe doạ cả tình hình an ninh trong khu vực và thế giới.

Việt Nam khẳng định sự kiên trì có mặt trên vùng biển của mình để khẳng định chủ quyền đối với 2 quẩn đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Việt Nam cũng tiếp tục đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, kiên trì giải pháp hoà bình, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước quốc tế về Luật Biển. Dư luận quốc tế đến nay cơ bản ủng hộ và đánh giá rất cao sự kiên trì của Việt Nam, kiên nhẫn chấp nhận đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hoà bình. Bạn bè cũng nhắc nhở Việt Nam cố gắng không để dẫn đến xung đột vì bất cứ xung đột nào cũng là lọt vào “bẫy”, âm mưu của Trung Quốc. Chưa có gì xảy ra mà Trung Quốc đã vu cáo trắng trợn rằng Việt Nam có hành vi quấy phá trên biển.

“Việt Nam đã hành động trên tinh thần rất thiện chí với bạn. Đến nay Việt Nam đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc lần thứ 3 đồng thời có những đề nghị hoà bình với Trung Quốc nhưng bạn vẫn không đáp lại” – Bộ trưởng Nên khái quát.

Trả lời câu hỏi về những tình huống xấu mà Chính phủ dự kiến xảy ra trên Biển Đông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết: “Thực ra các “kịch bản” này đã được đề ra từ lâu. Với đường lối độc lập tự chủ của Việt Nam, các cấp lãnh đạo nhà nước đã nêu yêu cầu làm sao để nền kinh tế Việt Nam không quá phụ thuộc vào thị trường nào”.

Tình huống xấu đề ra, theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, là có thể có sự hạn chế giao thương giữa biên giới 2 nước Việt – Trung, tình huống khác là đóng cửa biên giới và cao nhất có thể là chấm dứt quan hệ giữa 2 nước. Bộ trưởng Nên xác nhận, tình huống nào thì cũng gây khó khăn nhất định cho Việt Nam nhưng không phải quá khó đến mức Việt Nam không thể vượt qua được. Mức độ ảnh hưởng được xác định là không quá lớn.

Có một số tỉnh có nêu sự khó khăn trong giao thương là do tăng cường kiểm soát hoạt động qua đường tiểu ngạch của Trung Quốc, còn lại các hoạt động đều diễn ra bình thường. Việc này, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên có lợi cho nền sản xuất, hoạt động thương mại chính ngạch của Việt Nam.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thông tin thêm việc Chính phủ giao cơ quan chức năng củng cố hồ sơ pháp lý để khi cân nhắc để khi thấy thực sự cần thiết, ở thời điểm có lợi nhất thì tiến hành khởi kiện Trung Quốc. Theo đó, Chính phủ đang tiếp tục tập hợp ý kiến nhân dân làm cơ sở bổ sung cho suy nghĩ, hành động của mình một cách chín chắn hơn.

Tại phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương nỗ lực cao nhất, tiếp tục thực hiện nghiêm túc chủ trương, định hướng của Trung ương Đảng, Chính phủ, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, kiên định, kiên trì các giải pháp, biện pháp, đối sách đấu tranh bằng biện pháp hoà bình trên thực địa, bằng chính trị - ngoại giao, bằng thông tin, truyền thông trong nước và nước ngoài, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chức năng và các địa phương trong thời gian tới tập trung theo dõi sát, nắm chắc tình hình, chủ động xử lý và báo cáo kịp thời những tình huống mới, phức tạp.
Thủ tướng cũng giao các cơ quan chức năng tiếp tục củng cố, chuẩn bị hồ sơ để TƯ Đảng xem xét, cân nhắc thực hiện việc đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế.
Các Bộ, ngành, địa phương nhận lệnh tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị thiệt hại; làm tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. "Dứt khoát không để tái diễn sự việc như vừa qua tại một số địa phương", Thủ tướng nêu rõ. Bên cạnh đó, tăng cường thông tin, tuyên truyền về môi trường đầu tư kinh doanh, củng cố niềm tin của nhà đầu tư.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc triển khai các giải pháp chủ động, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước, cả trước mắt và lâu dài.
Văn phòng Chính phủ cho biết, tại phiên họp, ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội đều đánh giá cao các giải pháp, biện pháp, đối sách của TƯ Đảng, Chính phủ trong việc thực hiện đồng bộ các biện pháp đấu tranh hòa bình để bảo vệ chủ quyền, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Đánh giá cao các chỉ đạo của Chính phủ trong việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài sau vụ việc một số người kích động và lợi dụng biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan để phá hoại, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho một số doanh nghiệp ở một số địa phương vừa qua. Các ý kiến cũng bày tỏ đồng thuận với các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp của Chính phủ về đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam trong thời gian tới.
Được tạo bởi Blogger.