Công việc mới của ông Trương Đình Anh sau khi rời FPT

20:23 |
Dịch vụ thanh toán trực tuyến MoMo và quỹ đầu tư ATAMS là hai hoạt động kinh doanh mà ông Trương Đình Anh có sự hiện diện rõ rệt nhất.
  
Theo thông tin từ Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh, ngày 30/6, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đơn từ nhiệm chức vụ ủy viên HĐQT của ông Trương Đình Anh.

Thực ra đây chỉ là bước đi mang tính thủ tục của sự kiện ông Trương Đình Anh rời FPT đã bắt đầu từ cuối 2012 với việc từ chức Tổng Giám đốc.

Hoạt động của vị Tổng giám đốc cá tính này sau khi rời FPT chắc chắn là câu hỏi mà nhiều người quan tâm với nhân vật nổi tiếng của giới công nghệ này.

Trao đổi với Gafin, ông Trương Đình Anh cho biết, hiện tại ông hoạt động với tư cách là nhà đầu tư cá nhân.

Trong một số hồ sơ cá nhân đăng tải, ông Trương Đình Anh có ghi thông tin đang đầu tư vào MoMo.vn và quỹ đầu tư ATAMS, trong đó hiện ông đang làm giám đốc ATAMS và là thành viên HĐQT MoMo.vn.

Ông Đình Anh đã tham gia vào MoMo từ tháng 4/2013 và tham gia vào ATAMS từ tháng 10/2012. Ông Trương Đình Anh từ chức Tổng Giám đốc FPT vào cuối tháng 9 năm 2012.

Còn ATAMS, quỹ đầu tư do ông Trương Đình Anh đang làm giám đốc, hiện có rất ít thông tin. Ngay cả trang web atams.net cũng chưa thấy hoạt động. Theo một số thông tin thì dường như đây là một quỹ đầu tư của một nhóm các nhà kinh doanh tại Việt Nam cùng ông Trương Đình Anh lập ra, đầu tư chủ yếu vào công nghệ và truyền thông, và hiện tại mang tính cá nhân nhiều hơn.

FPT
Công việc hiện tại sau khi rời FPT trên hồ sơ cập nhật của ông Trương Đình Anh là MoMo.vn và Giám đốc quỹ đầu tư ATAMS.

Điều này cũng phù hợp với thông tin ông Trương Đình Anh chia sẻ với Gafin hiện tại ông hoạt động với tư cách là nhà đầu tư cá nhân. Công nghệ và truyền thông cũng là hai lĩnh vực sở trưởng của ông Trương Đình Anh với những dấu ấn thành công lớn trên thị trường (FPT Telecom và VnExpress).

MoMo, viết tắt từ Mobile Money, là dịch vụ ví điện tử mobile, trên thế giới được đánh giá là xu hướng phát triển rất tiềm năng trong tương lai của dịch vụ thanh toán.

Ngoài 2 dự án trên trên, thị trường hiện cũng có thông tin ông là thành viên HĐQT của một số công ty công nghệ, như VNG Group và Galaxy Group.

Ông Trương Đình Anh đã bất ngờ từ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT cuối tháng 9 năm 2102 do những khác biệt trong chiến lược và phương thức điều hành giữa ông và HĐQT.

Sau đó, ông gần như không tham gia gì vào hoạt động của FPT rồi tiếp tục từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT FPT Telecom, rời khỏi HĐQT FPTOnline.

Tháng 10/2013, ông bán 1,2 triệu cổ phiếu FPT, thu về khoảng 50 tỷ đồng.

Ông Trương Đình Anh là một trong những lãnh đạo gắn bó lâu năm với FPT từ năm 1993 và đã có hơn 20 năm làm việc tại Tập đoàn này. 

Ý tưởng "ngớ ngẩn" kiếm cả triệu USD

20:16 |
Chỉ mất 8 tiếng đồng hồ lập trình và một ý tưởng rất đơn giản và nghe chừng hơi kỳ lạ, đó là ứng dụng gửi tin nhắn trên điện thoại, với chỉ một tin nhắn duy nhất mang nội dung "Yo". Ấy thế mà sau khi ra đời, Yo đã nhận tới 1 triệu USD tiền đầu tư, và 4 triệu tin nhắn "Yo" đã được gửi đi.

Một ứng dụng trên điện thoại di động mới ra đời mang tên Yo, cho phép người dùng tương tác với bạn bè và những người trên danh bạ của mình mà chẳng mất ký tự nào. Bình thường một tin nhắn có 140 ký tự mà bạn vẫn thấy thiếu. Với Yo, người dùng sẽ gửi và nhận một thông báo với chỉ một lời đơn giản, duy nhất gửi đến: "Yo".

Ý tưởng

Ý tưởng này nghe có vẻ "buồn cười" và ngỡ như sẽ thất bại. Thế nhưng Arbel, chủ của ý tưởng này và cũng là người lập trình nên nó lại không nghĩ thế. "Mọi người nghĩ đây chỉ là một ứng dụng với tin nhắn 1 nghĩa duy nhất "Yo". Nhưng thực ra không phải thế. Chúng tôi gọi đây là tin nhắn hiểu theo ngữ cảnh. Với mỗi ngữ cảnh mà bạn gửi tin nhắn nó lại có nghĩa khác nhau". Arbel trả lời phỏng vấn trên tờ New York Times. Bạn có một danh bạ điện thoại. Bạn chọn những người mà bạn muốn gửi tin nhắn, và họ sẽ nhận được một thông báo với từ "Yo", kèm theo đó là giọng audio sẽ phát lên từ này. Theo từng ngữ nghĩa mà người nhận có thể hiểu khác nhau. Ví dụ vào buổi sáng, bạn muốn nói "Chào buổi sáng", bạn gửi "Yo". Bạn muốn nói rằng bạn đang nghĩ đến người ấy, bạn gửi "Yo" cho người ấy. Bạn muốn báo hiệu rằng bạn đã xong việc, bạn gửi "Yo".

Ý tưởng

Ứng dụng này đã nhận được 1 triệu USD tài trợ từ một nhóm các nhà đầu tư, mà CEO là ông Moshe Hogeg, người đã vô tình khơi nguồn cho ý tưởng này. Moshe đã hỏi Arbel là liệu Arble có thể thiết kế một ứng dụng chỉ có 1 nút bấm duy nhất để ông có thể gọi các trợ lý của mình mà không cần phải nhấc điện thoại lên. Theo tờ Financial Times, Arbel lúc đó không có thời gian để suy nghĩ về yêu cầu này, nhưng chỉ một ngày sau, anh đã nhận ra đây có thể là một ý tưởng thú vị. Chỉ mất 8 tiếng lập trình, Yo đã ra đời. "Yo" có thể là bất cứ điều gì mà bạn muốn nói với bạn bè mình. Và từ chỗ bị chỉ trích là "ngớ ngẩn", "Yo" giờ đây được người dùng đón nhận một cách thích thú.

Không cần email đăng ký, không cần kết nối với Facebook hay Twitter, thậm chí cũng không cần phải mở ứng dụng ấy ra sau khi đã cài, người dùng vẫn có thể sử dụng được. Arbel đã nhìn thấy tiềm năng của ý tưởng này có thể thay đổi cách thức liên lạc hiện nay. Hãy tưởng tượng bạn đang chờ mua một cốc Cappuchino ở Starbucks, thay vì chờ người người bán hàng gọi tên bạn, bạn chỉ cần ngồi một chỗ chờ giọng nói Yo phát ra từ điện thoại của bạn. Hay nhận được Yo từ hãng hàng không khi đến giờ lên máy bay, thay vì phải nghe ngóng từ hệ thống loa phát thanh. Yo cũng ăn theo sự kiện World Cup hiện nay, người dùng có thể gửi "Yo" tới một username tên là "Worldcup" để nhận lại "Yo" bất cứ khi nào mà đội bóng của bạn ghi bàn.

Từ ý tưởng của Arbel, ứng dụng này có thể được phát triển lên, bao gồm một nút cho các blooger gửi tới những người theo dõi họ một "Yo" bất cứ khi nào họ đăng bài mới. Hoặc nhãn hàng bán lẻ yêu thích của bạn có thể gửi "Yo" cho bạn khi họ cho ra mắt sản phẩm mới.

Hiện Yo đã có 50.000 lượt tải và 4 triệu tin nhắn được gửi đi. Nếu bạn có ý tưởng gì đó để kinh doanh, cho dù đơn giản hay bị coi la ngớ ngẩn, hãy nhớ đến Yo và bắt tay vào thực hiện ngay. Biết đâu lúc đó bạn sẽ "Yo" cùng bạn bè của mình vì mình đã thành công.

Nhiều chính sách mới về đất đai bắt đầu có hiệu lực

19:28 |
Theo Luật Đất đai sửa đổi, người dân sẽ được quan tâm, đảm bảo quyền lợi hơn khi bị Nhà nước thu hồi đất.

Nhiều chính sách mới về đất đai bắt đầu có hiệu lực

Luật Đất đai sửa đổi cùng 5 nghị định hướng dẫn chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 sẽ mở ra một trang mới về quản lý đất đai theo hướng tạo thuận lợi và đảm bảo công bằng hơn cho người sử dụng đất.

Một trong những nội dung quan trọng của Luật Đất đai sửa đổi là Nhà nước sẽ hỗ trợ nhằm giúp ổn định đời sống và sản xuất của người dân khi bị thu hồi đất.

Theo đó, đối với cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi từ 30 - 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng, được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở hoặc 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.

Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng, thời gian hỗ trợ là 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở; 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở hoặc tối đa 36 tháng nếu phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Mức hỗ trợ trong thời gian nêu trên được tính bằng tiền tương đương 30kg gạo trong một tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương. Riêng đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất, mức hỗ trợ ổn định sản xuất được tính bằng tiền, cao nhất bằng 30%/ năm thu nhập sau thuế theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó.

Một nội dung quan trọng khác của Luật Đất đai sửa đổi và Nghị định 44/2014 là việc áp giá đất theo thị trường.

Đối với đất ở tại đô thị; đất thương mại, dịch vụ tại đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ tại đô thị có khả năng sinh lợi cao, có lợi thế trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ thì căn cứ vào thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất.

Trường hợp quy định mức giá đất cao hơn 30% phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định.

Đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư, trong địa giới hành chính phường thì căn cứ vào thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 50% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất.

Bảng giá đất được điều chỉnh trong trường hợp Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà mức giá đất điều chỉnh tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất của loại đất tương tự; hoặc khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất trong bảng giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên

Bên cạnh việc định giá đất theo thị trường, Nghị định 43/2014 cũng hướng dẫn khá cụ thể về thời điểm tính gia hạn 24 tháng đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm...

Ngoài ra, cũng từ ngày 1/7, thời hạn cho thuê đất; giao đất, công nhận quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tăng lên 50 năm thay vì 20 năm như quy định hiện hành.

Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp còn lại vẫn giữ nguyên ở mức tối đa 70 năm đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm; 99 năm đối với thuê đất xây trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao và 70 năm đối với đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính.

Cùng với các quy định mới về đất đai, một số chính sách quan trọng khác cũng sẽ có hiệu lực từ 1/7/2014, như: xử phạt đội mũ bảo hiểm kém chất lượng; được phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy; lãnh đạo bộ, ngành, địa phương phải tiếp dân hàng tháng; giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác; hoàn thuế VAT cho hàng hoá của người nước ngoài; các quy định mới về đấu thầu...cũng sẽ có hiệu lực từ 1/7/2014.

Vĩnh Phúc thành công trong thu hút vốn FDI

20:12 |
Tại một diễn đàn xúc tiến đầu tư tại nước ngoài mới đây, ông Phạm Văn Vọng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhấn mạnh, Vĩnh Phúc "đang phấn đấu có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015" và luôn sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp đến khảo sát đầu tư.

Vĩnh Phúc thành công trong thu hút vốn FDI

Vĩnh Phúcthành công trong thu hút vốn FDI
Dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô của Công ty Toyota Việt Nam - một doanh nghiệp thành công tại Vĩnh Phúc
Ngoài các ưu đãi theo quy định chung của Chính phủ Việt Nam, khi đầu tư vào Vĩnh Phúc, nhà đầu tư nước ngoài còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư do tỉnh ban hành, trong đó có chính sách hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ đào tạo nghề và tuyển dụng lao động..., thời hạn giải quyết hồ sơ được rút ngắn chỉ còn 1/3 so với quy định chung.

Tỉnh đã xây dựng và triển khai Đề án Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tập trung vào giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trên địa bàn (hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ).

Ông Vọng cho biết thêm, Vĩnh Phúc cam kết sẽ tiếp tục cải thiện các điều kiện về thủ tục hành chính, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực..., nhằm tạo lập môi trường đầu tư ổn định, minh bạch và thông thoáng để các nhà đầu tư tham gia đầu tư và thực hiện thành công các dự án.

Hiện tại, toàn tỉnh có 21 dự án đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản, với tổng vốn đăng ký 717 triệu USD, đứng thứ hai về vốn đăng ký và đứng đầu về tỷ lệ vốn thực hiện trong số các nước, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trên địa bàn. Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, gia công cơ khí, đồ điện dân dụng...

Trong tốp đầu về vốn đăng ký đầu tư của Nhật Bản, trước hết phải kể đến Công ty Honda Việt Nam. Công ty đã nhiều lần tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, với số vốn ban đầu là 104 triệu USD (năm 1996), sau hơn 18 năm hoạt động, số vốn đăng ký đã tăng lên tới 410 triệu USD.

Từ khi thành lập đến nay, Công ty Honda Việt Nam đã đóng góp hơn 20.000 tỷ đồng vào ngân sách của tỉnh, tạo việc làm với thu nhập ổn định cho gần 10.000 lao động tại nhà máy và hàng chục ngàn lao động tại các công ty vệ tinh, hệ thống cửa hàng ủy quyền. Sản xuất và kinh doanh xe máy là lĩnh vực hoạt động đầu tiên của Honda khi vào thị trường Việt Nam; tổng doanh số xe máy bán ra đạt hơn 15 triệu chiếc, với nhiều dòng xe phù hợp với thị hiếu và tài chính của người Việt, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và thương hiệu.

Tiếp đến là Công ty Toyota Việt Nam, doanh nghiệp FDI sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam, với vốn đăng ký đến thời điểm hiện tại 89 triệu USD. Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1996 với công suất 36.500 xe/năm, Công ty Toyota Việt Nam đã giải quyết việc làm tại chỗ cho gần 20.000 lao động. Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã đóng góp gần 3 tỷ USD cho ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, các doanh nghiệp khác của Nhật Bản, như Công ty Sản xuất phanh Nissin Việt Nam (với vốn đăng ký 49 triệu USD); Công ty TNHH Kohsei Multipack Việt Nam (vốn đăng ký 30 triệu USD), Công ty TNHH Maruichi Sun Steel (vốn đăng ký 21,4 triệu USD); Công ty TNHH Exedy Việt Nam (vốn đăng ký 12 triệu USD... cũng có tiến độ triển khai nhanh và hoạt động có hiệu quả; các chỉ tiêu kinh tế luôn tăng trưởng ổn định và năm sau cao hơn năm trước, đóng góp quan trọng vào thành tích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong tháng 3/2014, tại Khu công nghiệp Bá Thiện II (Bình Xuyên), Công ty TNHH Suzukaku Việt Nam đã tổ chức động thổ xây dựng nhà máy mới. Có tổng vốn đầu tư đăng ký 5 triệu USD, nhà máy chủ yếu sản xuất các linh kiện cung cấp cho công nghiệp lắp ráp xe máy, ô tô - lĩnh vực đang được Vĩnh Phúc kêu gọi đầu tư, nhằm mở rộng và đẩy mạnh ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ô tô, xe máy.

Theo kế hoạch, tháng 8/2014, nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Để đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả của dự án, UBND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất để Công ty giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai xây dựng và thực hiện dự án...

Đánh giá chung về môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc, hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản đều cho rằng, họ đã và đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh ở Vĩnh Phúc, dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn tiếp diễn. Theo họ, những yếu tố "được" của môi trường đầu tư - kinh doanh ở Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung chính là sự ổn định về xã hội - chính trị, dễ tuyển dụng lao động và quy mô thị trường gia tăng. Đặc biệt, các doanh nghiệp Nhật Bản đã lựa chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân, vì họ nhận thấy, đây là tỉnh có nền công nghiệp phát triển và có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, nhất là đối với lĩnh vực công nhiệp phụ trợ; có nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển.

Khi đến Vĩnh Phúc, các nhà đầu tư đã được lãnh đạo tỉnh đón tiếp rất nồng nhiệt, các cơ quan chức năng tạo mọi điều kiện để họ sớm hoàn tất các thủ tục nhằm có thể triển khai dự án một cách thuận tiện nhất và sớm nhất. Chính vì vậy, 100% dự án đầu tư của Nhật Bản vào Vĩnh Phúc được đánh giá là rất thành công.

Từ hoạt động sản xuất - kinh doanh và các hoạt động xã hội, các dự án đầu tư của Nhật Bản đã thu hút gần 10.000 lao động trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, góp phần hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tương đối đồng bộ trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển; tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực; hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao với tác phong công nghiệp hiện đại, kỷ luật lao động tốt, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Các doanh nghiệp này chính là cầu nối cho sự phát triển bền vững và ngày càng thịnh vượng giữa Vĩnh Phúc với Nhật Bản và thế giới.

Tuy nhiên, để công tác thu hút vốn FDI đạt hiệu quả, tỉnh cần làm rõ sự khác biệt giữa Vĩnh Phúc và các tỉnh khác có cùng lợi thế. Vĩnh Phúc cần lưu ý phát triển công nghiệp phụ trợ, chăm sóc các doanh nghiệp sau đầu tư, cải cách bộ phận một cửa theo hướng lo "trọn gói" thủ tục cho doanh nghiệp, xem xét lại giá thuê đất trong các khu công nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Ông Phùng Quang Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, Vĩnh Phúc luôn coi trọng công tác cải thiện môi trường đầu tư, trong đó có thu hút FDI. Với phương châm: "Tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều là công dân Vĩnh Phúc. Thành công của doanh nghiệp chính là thành công và niềm tự hào của tỉnh", UBND tỉnh Vĩnh Phúc luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất, đồng thời luôn sát cánh, cùng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, Vĩnh Phúc sẽ tích cực cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, điện, nước sạch.

Hà Nội: Mua nhà đất dưới 1 tỷ đồng chỗ nào?

19:41 |
Giá nhà đất đã giảm liên tục 3 năm, nếu bạn chỉ có khoảng 1 tỷ đồng thì việc lựa chọn mua căn hộ chung cư hay mảnh đất thổ cư là điều không khó hiện nay...

Chung cư nhỏ giá quanh 1 tỷ

Trên thị trường Hà Nội hiện nay, nhiều dự án chung cư thương mại đang được chào bán với diện tích nhỏ, giá rẻ trên dưới 15 triệu đồng/m2.

Tại khu vực huyện Từ Liêm, dự án An Bình Tower ở khu đô thị Resco cũng đang bán các căn hộ với diện tích từ 48,5 - 66,7m2; giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đã bao gồm VAT và phí bảo trì. Như vậy, với căn hộ có diện tích nhỏ nhất tại dự án này có giá chưa đến 1 tỷ đồng.

Tại khu vực Hà Đông, chung cư CT12 Văn Phú thuộc tổ hợp khu đô thị mới Văn Phú cũng đang được bán trên thị trường với mức giá từ 13 triệu đồng/m2. Hiện đã xây gần xong thô, dự kiến bàn giao nhà vào quý 1/2015. Tính ra, những căn hộ trên dưới 70m2 cũng chỉ khoảng 1 tỷ đồng.

Chung cư đang xây dựng có giá dưới 15 triệu đồng/m2 đang được chào bán khá nhiều tại thị trường Hà Nội.

Một số dự án tại khu vực Linh Đàm, quận Hoàng Mai cũng đang bán trên thị trường với giá 14-15 triệu đồng/m2. Điểm đáng chú ý là tại các dự án khu vực này là diện tích căn hộ được chủ đầu tư thiết kế với nhiều diện tích nhỏ từ 45-80m2, nhưng để mua được căn hộ thì người mua phải trả thêm một khoản tiền chênh nhất định. Nhưng nếu có khoảng 1 tỷ đồng thì tại một số dự án như Kim Văn, Kim Lũ, VP6... chọn căn hộ diện tích nhỏ cũng có thể mua được.

Các căn hộ tại chung cư viện 103 Văn Quán nằm tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì đang được chủ đầu tư bán với giá từ 13,9 triệu đồng/m2 (giá bao gồm VAT + 2% Phí bảo trì + Nội thất). Với số tiền khoảng 1 tỷ đồng, người mua nhà có thể chọn các căn có diện tích nhỏ khoảng 70m2.

Dự án này đã được khởi công xây dựng vào tháng 12/2012, hiện đang xây dựng phần thân và dự kiến bàn giao nhà vào quý III/2015.

Hay tại khu vực huyện Hoài Đức, chung cư T1 Thang Long Victory nằm tại Khu đô thị An Khánh thuộc phân khúc căn hộ trung bình, cũng đang được chủ đầu tư bán với giá từ 12,9 triệu/m2 (gồm VAT và nội thất cơ bản). Dự án dự kiến bàn giao nhà vào quý 2/2015.

Đất thổ cư vùng ven

Như vậy, nếu lựa chọn mua căn hộ chung cư với khoảng 1 tỷ đồng thì người mua nhà chỉ có thể lựa chọn những dự án đang xây dựng và chỉ có thể nhận nhà về ở sau khoảng 1 năm nữa. Nhưng nếu muốn xây nhà ở ngay thì cũng chỉ với số tiền 1 tỷ đồng cũng có thể lựa chọn những mảnh đất thổ cư có diện tích nhỏ tại các vùng ven đô Hà Nội.

Hà Nội: Mua nhà đất dưới 1 tỷ đồng chỗ nào? - 1

Nhiều mảnh đất thổ cư có diện tích nhỏ tại các vùng ven Hà Nội chỉ có giá hơn 10 triệu đồng/m2.

Ví như ở khu vực Đặng Xá, Gia Lâm, nhiều mảnh đất được rao bán chỉ từ 13 triệu đồng/m2. Nếu chỉ mua mảnh đất 50m2 thì với 1 tỷ đồng, người mua vừa mua được đất lại có thể xây nhà cấp 4 ở ngay. Hiện nay giá đất thổ cư tại khu vực Gia Lâm, Long Biên dao động ở mức từ 13 - 30 triệu đồng/m2, tùy vị trí.

Hay tại khu vực huyện Thanh Trì, cách trung tâm Hà Nội chừng 13-15km, giá đất thổ cư cũng đang chào bán ở mức dao động từ 20 - 30 triệu đồng/m2.

Đất thổ cư tại xã Yên Nghĩa (Hà Đông), thời điểm năm 2011 được giao dịch ở mức 30 - 35 triệu đồng/m2, thì đến nay, mức giá thấp nhất được rao bán dao động từ 10 - 12 triệu đồng/m2, ở những khu vực có vị trí đẹp, mặt đường rộng cũng chỉ có giá khoảng 20 triệu đồng/m2.

Hay như ở khu vực An Khánh - An Thượng (huyện Hoài Đức), nếu như trước đây giá đất bị "thổi" lên tới 30 - 35 triệu đồng/m2 thì nay chỉ phổ biến ở mức 10 - 17 triệu đồng/m2.

Như vậy, nếu chấp nhận mua nhà đất ở các vùng ven đô thì chỉ với 1 tỷ đồng, những người dân có nhu cầu nhà ở đều có thể lựa chọn tìm mua những mảnh đất có diện tích 50-60m2, lại vừa đủ tiền để xây một căn nhà cấp 4 ở ngay.

Người mua cũng có thể tìm đến các văn phòng môi giới nhà đất, có người mua cả lô đất thổ cư rộng vài trăm mét, sau đó chia thành những mảnh có diện tích nhỏ, phù hợp với nhu cầu người có tầm tiền vừa phải.

Đặc biệt, đối với những mảnh đất có diện tích nhỏ dưới 30m2 cũng sẽ được cấp sổ đỏ từ ngày 1/7 tới đây theo Nghị định mới ban hành của Chính phủ cũng sẽ là thuận lợi đối với người dân ít tiền, muốn mua đất xây nhà.

Dù mua đất thổ cư hay mua chung cư để ở thì với số tiền khoảng 1 tỷ đồng, người mua nhà có thể có nhiều lựa chọn trên thị trường hiện nay, dù lựa chọn đó thường nằm ven đô, cách xa trung tâm thành phố hơn chục km.

Chủ đầm sen Hồ Tây kiếm vài chục triệu/ngày

19:34 |
Mỗi ngày, chủ đầm hoa sen ở hồ Tây thu nhập hàng triệu đồng từ các dịch vụ từ dịch vụ chụp ảnh, bán hoa...
Cứ độ đầm sen hồ Tây vào mùa nở hoa, không chỉ các bạn trẻ mà ngay cả những phụ nữ U40-50 cũng lại náo nức như trẩy hội, dòng người xúng xính yếm đào, áo dài, váy đụp để "săn" ảnh đẹp cùng hoa sen. Nếu như những năm về trước, việc đến ngắm rồi chụp cùng sen ở các đầm ven thành này là tự nhiên, miễn phí thì giờ đây, các đầm sen đã trở thành địa chỉ dịch vụ mất tiền và chụp ảnh sen cũng trở thành trào lưu mỗi khi hoa nở. Mùa hè hoa sen lên ngôi, theo đó mà các chủ đầm cũng thu bội tiền triệu từ nhiều dịch vụ đi kèm.

Chủ đầm sen Hồ Tây kiếm vài chục triệu/ngày - Ảnh 1

Đầm sen đón hàng trăm lượt khách những ngày cao điểm.

Theo tin tức, ngay từ đầu tháng 4, để thu hút khách và đặt mối khách quen, các chủ đầm đã lập ra các chòi rơm, cầu tre hay tự tạo ra các cây hoa giả để tô điểm thêm. Thậm chí, họ còn thuê một đội ngũ chuyên chụp ảnh đứng sẵn ven bờ để "câu" khách thuê dịch vụ chụp với giá hơn sàn. Yếu tố quyết định sức cạnh tranh của các đầm sen chính là hoa sen, nếu đầm nào có nhiều sen nở, rực hồng, vươn cao và lộ rõ đài sen thì càng thu hút sự thích thú của người chụp. Vậy nên, không phải đầm sen nào ở hồ Tây cũng chật kín người mà có đầm đã phải mở cửa miễn phí khi có rất ít hoa hoặc hoa xấu.

Những ngày tháng 6 vào mùa nở hoa, nhiều người dân Hà Thành kéo nhau tới các đầm sen ở khu vực hồ Tây để chụp ảnh và thưởng thức trà ướp hoa sen. Những chiếc chòi tre của các chủ đầm sen luôn đầy ắp người ngồi uống trà và lỉnh kỉnh những "đạo cụ", quần áo, hoa, máy ảnh... của người tới chụp ảnh.

Khách tập trung đến đông vào những ngày cuối tuần. Tuy nhiên, những ngày thường lượng khách đến với các đầm sen vẫn không hề ít. Để có được những vị trí chụp thuận lợi, đẹp, các "người mẫu" và nhiếp ảnh phải đi từ 4 - 5 giờ sáng để chuẩn bị và tranh thủ chụp khi đang vắng người. Vào buổi chiều, ngay từ 15h, khi trời còn nắng chang chang, đã có khá nhiều tốp đến đầm sen chuẩn bị trang phục, trang điểm để chụp ảnh.

Chủ đầm sen Hồ Tây kiếm vài chục triệu/ngày - Ảnh 2

Các chủ đầm xây dựng các lối đi ra giữa đầm, phục vụ nhu cầu của du khách chụp ảnh.

Các chủ đầm chỉ việc ngồi không cũng kiếm bội tiền. Giá vào cửa cung của các đầm sen là 50.000/người. Chưa nói đến việc chẳng có ai đi chụp ảnh sen lại đi có một mình. Mỗi lượt khách bao giờ cũng có đủ mẫu và phó nháy hoặc đi theo nhóm. Theo lời kể của một nhân viên thu vé ở đầm sen, mỗi ngày đầm của anh tiếp nhận hơn 400 lượt khách đến thăm quan, chụp ảnh. Vậy thì tính sơ sơ những ngày cao điểm, chủ đầm có trong tay vài chục triệu mà chẳng phải tốn công sức so với việc vác sen đi bán.

Chủ đầm sen Hồ Tây kiếm vài chục triệu/ngày - Ảnh 3

Các dịch vụ ở đầm sen cũng lên ngôi, thuê trang phục, rang điểm là dịch vụ nổi bật và kiếm nhiều tiền.

Cũng vì thế mà, nhiều đầm sen Tây Hồ không bán sen số lượng lớn kể cả khách có tìm đến tận đầm. Lí giải điều này, nhân viên trên cho hay, nếu bán sen sẽ rất phí, không đủ hoa, đầm không đẹp sẽ rất ít khách tìm đến. Khách đến chụp, mua sen với số lượng ít thì chủ vườn mới bán với giá 10.000/bông, như vậy sẽ lãi gấp 5 lần so với bán sen cho thương lái chỉ với giá 2.000/bông.

Chủ đầm sen Hồ Tây kiếm vài chục triệu/ngày - Ảnh 4

Dịch vụ cho thuê trang phục.

Tại các đầm sen, dịch vụ nổi bật hơn cả là cho thuê trang phục và trang điểm tại chỗ với "chuyên gia của nhà". Phần lớn, khách đến đây chụp ảnh đều thuê trang phục với giá gấp đôi so với các cửa hàng cho trang phục biểu diễn ở ngoài. Bộ quần áo yêm, váy đụp có giá thuê 100.000 đồng, áo dài 90.000/bộ, quần áo nâu 80.000/bộ. Ngoài ra, chủ đầm còn cho thuê các dụng cụ đi kèm như nón lá, gáo múc, quạt...

Một dịch vụ nữa dễ "móc" tiền của khách ở các đầm sen chính là thuê phó nháy, nếu những ai không có tay máy nào đi cùng thì chắc chắn chỉ cần nhìn sen, khung cảnh đẹp sẽ kết nối ngay với chủ đầm để xin thuê một phó nháy với giá 400.000 đồng.

Chủ đầm sen Hồ Tây kiếm vài chục triệu/ngày - Ảnh 5

Ấm trà sen phục vụ khách hàng.

Những dịch vụ đồ ăn nước uống tại đầm sen cũng rất kịp thời thoả mãn nhu cầu giải khát của khách hàng trong những ngày nắng nóng, oi bức dẫu rằng mặt hàng chưa thật sự phong phú.

Với cách nắm bắt nhu cầu khách hàng sát sao, nhạy bén và tận tình như thế này, các đầm sen hồ Tây nhanh chóng kiếm bộn tiền mà hầu như giữ được nguyên vẹn cả đầm sen hồng thơm ngát dù hơi chật bóng người. 

Khách hàng mua Zenfone 5 tại TechOne bị giảm mạnh khuyến mãi

19:44 |
Thay vì được nhận khuyến mãi bằng vật chất lên tới 2,65 triệu đồng so với cam kết ban đầu, khách hàng đặt mua Asus Zenfone 5 tại TechOne sẽ chỉ nhận được khuyến mãi bằng vật chất trị giá chưa đến 500.000 đồng.


Khách hàng mua Zenfone 5 tại TechOne bị giảm mạnh khuyến mãi
Thông báo thay đổi quà tặng đăng trên TechOne.vn. Ảnh: H.Đ

Trong thông tin vừa được Công ty TNHH TechOne (doanh nghiệp hiện sở hữu 7 điểm bán smartphone, tablet, trong đó có 6 điểm bán tại Hà Nội và 1 điểm bán tại TP. Hồ Chí Minh - PV) đưa lên website www.Techone.vn vào 22h37 phút ngày 11/6/2014, công ty này bất ngờ đưa ra thông báo gây sốc về sự thay đổi quà tặng khuyến mãi dành cho khách hàng đã đặt trước sản phẩm Asus Zenfone 4, 5, 6 chính hãng.

Cụ thể, theo thông báo của TechOne, ban đầu, căn cứ vào mức độ tiêu thụ hàng, Asus Việt Nam đã dành cho TechOne một khoản chiết khấu nếu đạt doanh số cam kết là 500 sản phẩm.

Với khoản chiết khấu này, TechOne đã quyết định trích ra để ưu đãi cho khách hàng mua hàng sớm và chuyển đổi thành bộ quà tặng mà TechOne đã đưa thông tin trên website chính thức như thời gian vừa qua bao gồm: cặp đồng hồ thời trang trị giá 1,5 triệu đồng, loa Beats mini trị giá 700.000 đồng, thẻ micro SD 16GB Class10 trị giá 450.000 đồng, gói bảo hành 24 tháng Careone trị giá 4 triệu đồng, gói Games - Phần mềm bản quyền được TechOne tự định giá tới 50 triệu đồng, kho phim HD chất lượng cao và giảm giá 10% phụ kiện khi mua kèm máy (nếu tính riêng quà tặng bằng vật chất gồm đồng hồ, loa Beats, thẻ nhớ, tất cả trị giá khoảng 2,65 triệu đồng - PV).

Tuy nhiên theo TechOne, đến thời điểm hàng gần về, do hãng không đủ hàng phân phối đến đại lý nên hãng đã quyết định cắt chiết khấu như đã cam kết ban đầu với TechOne.

"Vì hàng không đủ để đạt doanh số cam kết là 500 máy. Chính vì lý do đó, TechOne hoàn toàn bị động và không còn đủ kinh phí để tặng quà nhiều như thông báo. TechOne đã quyết định tự trích lợi nhuận trên đầu máy để tặng quà cho khách hàng và bán hàng với mức giá gần như không lợi nhuận để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng đã ủng hộ TechOne trong thời gian vừa qua", thông báo của TechOne nêu rõ.

Do đó, hiện nay quà tặng của TechOne cho sản phẩm Asus Zenfone 5 hàng chính hãng chỉ còn: thẻ nhớ 8GB trị giá 250.000 đồng, bút cảm ứng 100.000 đồng, gói Games - Phần mềm bản quyền 50 triệu đồng (do TechOne tự định giá), phim HD, giảm giá 10% phụ kiện khi mua kèm máy.

Khách hàng mua Zenfone 5 tại TechOne bị giảm mạnh khuyến mãi
Toàn văn thông báo của TechOne. Ảnh chụp màn hình.

Ngay sau khi TechOne đưa ra thông báo chính thức về việc quà tặng khuyến mãi bị cắt đột ngột, sự việc đã khiến cho khách hàng của hệ thống bán lẻ này bất ngờ và bức xúc.

Tuy nhiên đáng chú ý, căn cứ vào thông báo của TechOne thì việc quà khuyến mãi bị cắt giảm là do doanh nghiệp này "hoàn toàn bị động", do Asus Việt Nam "không đủ hàng phân phối đến đại lý" nên đã cắt khoản chiết khấu cho TechOne.

Hiện, ICTnews đã liên lạc với Asus Việt Nam và FPT Trading (doanh nghiệp độc quyền phân phối Asus Zenfone) để làm sáng tỏ sự việc.

Vải 8.000, mận 10.000 đồng: Ế ngập chợ, tràn vỉa hè

19:19 |
Vào chính vụ, các loại quả đặc trưng của mùa hè như vải, mận, dưa hấu, dưa lê, dưa bở... được bày bán la liệt khắp các chợ, trên đường phố Thủ đô. Nhiều loại hoa quả giá đột ngột giảm mạnh, rẻ như rau.

Một cân vải bằng 2 mớ rau muống

Tại các chợ Dịch Vọng, Cầu Diễn, Đại Từ... (Hà Nội), các loại hoa quả không chỉ chất đống trên quầy sạp mà còn được bày bán la liệt, đổ đống dưới đất. Khoảng 2-3 ngày nay, giá các loại trái cây bất ngờ giảm mạnh, nhiều loại còn giảm thê thảm, chỉ bằng 1/4 so với thời điểm cách đây một tuần.

Tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), vải thiều Bắc Giang có giá 15.000 đồng/kg, thanh long 20.000-25.000 đồng/kg, xoài 15.000-20.000 đồng/kg, măng cụt 25.000 đồng/kg (cách đây nửa tháng là 80.000 đồng/kg), mận 12.000-15.000 đồng/kg, loại ngon nhất giá cũng chỉ 20.000 đồng/kg.

Không chỉ vậy, tại chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy), giá các loại hoa quả còn rẻ hơn rất nhiều. Theo chị Trần Thị Thơm, tiểu thương bán hoa quả tại chợ, giá vải tại đây chỉ 8.000 đồng/kg, dưa hấu 8.000 đồng/kg, mận 10.000 đồng/kg, thanh long 15.000 đồng/kg, dưa lê 7.000 đồng/kg...

được-mùa, rớt-giá, giá-rẻ-như-rau, hoa-quả, vải-thiều, Lục-Ngạn, măng-cụt, mận, Trung-Quốc, nhà-vườn, chợ, vỉa-hè, xuất-khẩu, dội-chợ
Tại chợ, nhiều loại hoa quả giá giảm mạnh, rẻ như rau (ảnh B.H)

Đang xách trên tay nào vải, nào mận, dưa lê... , bác Nguyễn Thu Hoài (Xuân Thủy, Cầu Giấy) hồ hởi: "Giá hoa quả mấy hôm nay rẻ quá cô ạ, có loại chỉ vài nghìn đồng một cân. Chẳng hạn, dưa lê giờ 7.000 đồng/kg, đến trưa chỉ 5.000 đồng/kg. Mua cả cân mà chỉ bằng một mớ rau muống".

Tương tự, dọc các tuyến đường Giải Phóng, Nguyễn Xiển, Hồ Tùng Mậu, Trần Thái Tông, các xe hoa quả bán rong, xe ô tô lớn nhỏ đỗ tràn lan trên vỉa hè, dưới lòng đường. Họ dựng lều, căng bạt kín cả vỉa hè để bán hàng. Giá hoa quả tại đây cũng rất rẻ, như vải thiều Bắc Giang loại ngon, tươi mới hái 12.000 đồng/kg, dưa hấu quả to, ngon 10.000 đồng/kg, loại nhỏ 7.000 đồng/kg.

Chị Hương, một chủ hàng tại đây cho biết, vải đợt này đang về dội, giá giảm sâu, bất chấp đã cận ngày Rằm tháng 5. Đầu tuần trước giá vải vẫn 30.000-35.000 đồng/kg, giờ chỉ còn 1/2, 1/3. Riêng đoạn đường Nguyễn Xiển, có đến vài chục ô tô chở vải bán. Riêng chị Hương mỗi ngày bán hết một xe.

Tại được mùa?

Một số chủ hàng bán hoa quả tại Hà Nội cho rằng, nguyên nhân chủ yếu làm giá hoa quả rớt thê thảm là do ănm nay được mùa, lại đang vào thời điểm chính vụ.

Thực tế, hầu hết nhà vườn tại các tỉnh Hậu Giang, Bình Thuận, Cần Thơ... đều thừa nhận, hiện đang vào mùa thu hoạch rộ. Nhà vườn trúng mùa, nguồn cung vượt cầu, dội chợ nhưng đầu ra chỉ tiêu thụ nội địa. Một số loại quả, như thanh long, gặp khó trong việc xuất sang Trung Quốc nên giá càng giảm mạnh hơn.

được-mùa, rớt-giá, giá-rẻ-như-rau, hoa-quả, vải-thiều, Lục-Ngạn, măng-cụt, mận, Trung-Quốc, nhà-vườn, chợ, vỉa-hè, xuất-khẩu, dội-chợ
Hoa quả giá rẻ dội chợ, bán ngập trên đường đường Hà Nội (ảnh B.H)

Ngoài ra, mặc dù giá măng cụt, xoài, chôm chôm, dưa hấu... cũng giảm hơn 50% so với tháng trước nhưng vẫn rất khó bán. Hiện giá xoài tại các tỉnh miền Tây chỉ 5.000 đồng/kg, dưa hấu 5.000 đồng/quả hoặc 5.000 đồng/kg, tùy loại.

Được mùa cũng khiến giá thanh long Bình Thuận giảm mạnh nhất, từ 10.000 xuống còn 2.000-4.000 đồng/kg. Giá dâu bòn bon miền Tây cũng giảm 4 lần so với 3 tháng trước, có 3.000 đồng/kg. Riêng mặt hàng xoài, chôm chôm, thơm... đồng giá 5.000 đồng/kg.

Tại phía Bắc, ông Đỗ Văn Thắng, xã Quý Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) nói rằng gia đình ông trồng trên 5.500 m2 vải thiều. Ông nhẩm tính, hơn chục ngày nữa là bắt đầu vào vụ thu hoạch chính. Năm nay, vải cho sản lượng 6,5-7 tấn, cao hơn năm ngoái. Thế nhưng, ông Thắng cũng như nhiều nông dân trồng vải khác ở Lục Ngạn đang nơm nớp nỗi lo thương lái ép giá, và sợ nhất là "tắc" ở cửa khẩu với Trung Quốc.

"Vải chỉ thu hoạch trong thời gian ngắn. Một người mua, cả nghìn người bán. Vì thế, buổi sáng bán 20.000-25.000 đồng/kg, đến trưa chỉ còn 10.000-12.000 đồng/kg là chuyện thường", ông Thắng nói.

Ông Trần Quang Tấn, chủ tịch huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, huyện Lục Ngạn năm nay có khoảng 18.000 ha vải, sản lượng dự kiến đạt 90.000 tấn tăng khoảng 18.000 tấn so với năm ngoái. Song, ông Tấn cũng thừa nhận, do được mùa sản lượng tăng khiến giá giảm. "Đầu mùa, thời điểm 5/5 âm lịch (Tết Đoan ngọ), giá vải ở Lục Ngạn là 20.000 đồng/kg, giờ đã giảm nhiều. Đến tầm 15/6-10/7, vải vào thời điểm chính vụ giá còn giảm nữa".

Ông Tấn khẳng định, hiện các thương lái Trung Quốc vẫn qua thu mua vải bình thường như mọi năm. Đây vẫn là thị trường truyền thống của Lục Ngạn. Năm ngoái, huyện xuất khẩu khoảng 45.000 tấn vải, trong đó, 90-95% sang Trung Quốc. Tuy nhiên, để tránh lệ thuộc vào một thị trường, huyện, tỉnh cũng đang mở rộng sang các nước Úc, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào... và hướng tới thị trường Mỹ. 

Kiếm bộn tiền nhờ nghề 'chém gió' về xe

19:17 |
"5 năm kinh nghiệm, tích lũy được không ít kiến thức về nghề bán xe, cộng với việc biết ăn, biết nói. Giờ việc của tôi là nắm thông tin nhanh, săn xe, dùng mánh và kiếm tiền".

"Độc lập tác chiến"

Tôi đã biết Minh từ khá lâu, từ cái ngày anh là nhân viên bán hàng cho một showroom chuyên kinh doanh xe nhập khẩu ở Hà Nội. Xe nhập "chết" khi Thông tư 20 ra đời khiến cả nghìn người thất nghiệp hoặc chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác. Nhưng Minh thì không, đó hóa ra lại là cơ hội tốt cho anh chàng có cái miệng nói liên tục này đổi vận.

"Hồi ôtô nhập nhận án tử là bọn tôi mỗi người một ngả. Đang bán xe nhập "ngon" thế mà bỗng dưng chết ngắc khiến nhiều người sốc. Một số đổi nghề, còn đa phần vẫn "bám" lấy ôtô, anh chui vào hãng lớn, người mở showroom xe cũ. Còn tôi thì lại có cách riêng, ra ngoài làm độc lập một mình" - Minh kể.

buôn-xe, xe-cũ, bán-xe, mua-xe, giá-xe-cũ, ôtô-cũ, nghề-sales, chém-gió
Nhiều người kiếm bộn tiền nhờ nghề săn xe, ăn tiền (ảnh minh họa)

"Tôi cũng đã chán làm việc phụ thuộc. Cũng định về mấy showroom của bạn bè làm nhưng thấy cũng nản. Bán được chiếc xe trừ tiền thuê mặt bằng, tiền nhân viên, tiền điện, tiền nước rồi cuối cùng chia nhau thì cũng mệt. Thế là phóng ra mà làm một mình, độc lập tác chiến, đỡ được nhiều thứ".

Giờ thì Minh đúng là làm nghề tự do. Không có công ty riêng, không cửa hàng. Chỗ làm chủ yếu là quán cà phê, và công cụ kiếm tiền giờ cũng chỉ có cái máy tính xách tay. Công việc chính của anh là tìm các thông tin mua bán xe, xem ai cần mua, ai cần bán. Rồi cố gắng chen vào giữa mà ăn tiền chênh lệch.

Minh cho hay: "Ông cứ thử nghĩ xem, nếu ông đang rất muốn bán cái xe ông đang đi một cách dễ dàng, ông đang cần tiền và không thể chờ được lâu. Tôi sẽ giúp ông. Vì tôi biết người đang cần bán như ông và có người khác đang cần mua chính chiếc xe của ông, trong khi ông lại không có điều đó.

"Lợi nhuận của tôi nằm ở chỗ, tôi phải làm sao mua được chiếc xe với giá thấp hơn giá trị thực của nó, và bán lại với cái giá cao hơn chính cái giá trị ấy".

buôn-xe, xe-cũ, bán-xe, mua-xe, giá-xe-cũ, ôtô-cũ, nghề-sales, chém-gió
Những "thợ săn" xe nghiên cứu rất kỹ các website, diễn đàn ôtô, trang rao bán xe

"Mánh" trong nghề

"Nếu ông vừa muốn mua xe ôtô của chính chủ bán với giá rẻ vừa muốn không mất công sức tìm kiếm thì đó là điều không tưởng. Bởi vì ông biết rằng, những người như tôi cũng phải tốn rất nhiều công sức và thời gian để đi lùng mua ôtô thì mới có thể tìm được chiếc xe giá rẻ như trên về bán cho ông. Kiếm tiền mà, không gì là dễ dàng cả" - Minh kể.

Được biết, hàng ngày những "thợ săn" xe như Minh nghiên cứu rất kỹ các website, các diễn đàn ôtô, các trang rao bán xe và các tờ báo giấy khác... khi có một thông tin nào đó mới đăng lên là họ lên đường tiếp cận chiếc xe ngay lập tức rồi tiến hành thỏa thuận mua bán.

Khi ai đó có nhu cầu bán xe cũng vậy, họ không thể dễ dàng bán xe của họ với giá cao mà không tốn tý công sức, thời gian và tiền bạc nào. Nếu dễ thế thì những người như Minh hay các salon ôtô cũ hết đất làm ăn.

Nhiều chủ xe vừa muốn bán xe lại vừa muốn dùng chiếc xe hàng ngày nên khi người mua muốn gặp phải hẹn hò khá mất thời gian. Nhiều chủ xe khác lại đăng bán theo kiểu "được giá bán chơi" nếu gặp "gà" trả giá cao thì bán không thì vẫn để đi. Đội thợ săn xe dựa vào đó mà tung tin hỏa mù kiểu như "đăng bán cho vui", "buồn buốn bán xe chơi" khiến thị trường ôtô cũ hỗn loạn, thông tin ảo nhiều, người mua cũng ảo, người bán cũng ảo...

buôn-xe, xe-cũ, bán-xe, mua-xe, giá-xe-cũ, ôtô-cũ, nghề-sales, chém-gió
Thợ "săn" xe luôn thỏa thuận được những điều có lợi cho họ trong giao dịch

Thế nên khi người mua (bán) thật đăng tin thì người bán (mua) thật cũng không biết là có thật hay không. Cuối cùng là không gặp được nhau, loanh quanh một hồi lại chọn phương án dễ là mua (hoặc bán) cho thợ xe và các showroom ôtô cũ, chấp nhận mất tiền. Đó là lý do số lượng thợ săn xe - những người như Minh ngày càng đông, các showroom ôtô cũ mọc lên như nấm sau mưa trên các tuyến đường.

"Chém gió", ép giá

Chính vì người mua, người bán thật thật, ảo ảo không biết đằng nào mà lần nên nhiều chủ xe đăng tin bán ôtô thường đề là "miễn trung gian" hoặc "miễn tiếp lái". Song việc làm đó cũng chỉ là vô ích vì chủ xe cũng không phân biệt được đâu là người mua thật, đâu là thợ săn xe. Việc bán xe cũng thế, khi rao tin bán ôtô thợ xe cũng đăng "miễn trung gian", "không tiếp thợ"... làm người mua "bó tay".

"Bắt được "mồi" ai đó đang cần bán xe, việc của bọn tôi khi xem xe là chỉ ra thật nhiều nhược điểm (trong đó có những điểm đúng và những điểm phóng đại lên). Sau khi chê bôi chán rồi thì trả rẻ hết mức có thể. Mấy ông chủ xe vừa mất công tiếp khách vừa bị nghe chê bôi xe của mình ai mà chẳng phát điên lên. Lúc này tâm lý chủ xe sẽ là "bán quách đi cho rồi" và thế là rơi vào "bẫy" của bọn tôi. Vì nhiều lý do như đang cần tiền, sợ xe không bán được nên chủ xe chấp nhận bán xe dưới giá trị thật của nó. Cái này gọi là nghệ thuật "dìm" hàng" - Minh tiết lộ.

Cũng cần phải nói thêm là khi đăng tin bán ôtô, người bán không muốn tiếp thợ xe mà muốn tìm kiếm những người mua thực sự để dùng vì họ nghĩ rằng đây là những người "dễ tính" không "săm soi" chiếc xe như thợ xe và có nhiều khả năng sẽ trả giá cao hơn thợ xe. Nhưng sau khi gặp toàn những vị khách "giả", chê bai đủ điều, người bán hết kiên nhẫn và thế là họ có thể bỏ qua cả những người mua để dùng thực sự.

Ở góc độ những người cần mua xe, nhiều người mua ôtô cũ rất ngại việc phải đi nộp thuế trước bạ, đến công an để sang tên đổi chủ, đăng kiểm... trong khi thợ xe hoặc showroom ôtô cũ thường hứa sẽ giúp người mua việc này nên người mua rất thích. Gọi là giúp nhưng thợ xe cùng lắm cũng chỉ đi cùng và chỉ đường, vì mọi việc các cơ quan công quyền đều yêu cầu chính chủ phải trực tiếp làm. Sở dĩ những thợ săn xe như Minh đang sống khỏe cũng là nhờ cả người mua và bán xe cũ "lười" giao dịch hay làm các thủ tục liên quan.

Có kiến thức về xe cộ, nắm bắt thông tin nhanh, không bỏ lỡ cơ hội cộng với tài ăn nói "thành thần", đúng là Minh đang thành công khi sống bằng cái nghề "săn xe, chém gió" này. 

176 nhãn hàng sữa đồng loạt công bố giảm giá

19:13 |
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, mức giá bán buôn mà doanh nghiệp đăng ký thấp hơn so với giá trần quy định khoảng 50.000 - 80.000 đồng/hộp tùy từng sản phẩm. Hiện đã có 176 nhãn sữa lưu hành trên thị trường công bố giảm giá.



Sữa đồng loạt giảm giá.

Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã nhận được hồ sơ đăng ký giá sữa của bốn doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH N

Trong đó, Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition Việt Nam đăng ký giá bán 34 sản phẩm, Công ty TNHH Nestle Việt Nam đăng ký giá bán 18 sản phẩm, Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A Việt Nam đăng ký giá bán 42 sản phẩm và Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam đăng ký giá bán 47 sản phẩm. Tổng cộng, có 141 sản phẩm sữa được đăng ký giá với cơ quan quản lý. Mức thấp nhất là sữa Enfagrow A+4, trọng lượng 400 g với 145.497 đồng/hộp, cao nhất là Enfagrow A+3, trọng lượng 360 Brain Plus 1.800 g với 699.435 đồng/hộp.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, mức giá bán buôn mà doanh nghiệp đăng ký thấp hơn so với giá trần do Bộ Tài chính quy định khoảng 50.000-80.000 đồng/hộp tùy từng sản phẩm.

Đơn cử như, một hộp sữa Similac Gain Plus IQ 900 g được doanh nghiệp công bố giá bán buôn 405.000 đồng, thấp hơn 83.000 đồng/hộp so với mức giá trần bán buôn do bộ quy định là 488.000 đồng/hộp. Grow G-Power vanilla 900 g có giá bán buôn do doanh nghiệp công bố là 360.000 đồng/hộp, thấp hơn 60.000 đồng/hộp so với giá trần do bộ quy định là 420.000 đồng/hộp....

Ngoài giá bán buôn, các doanh nghiệp cũng khuyến nghị giá bán lẻ, như sữa Similac Gain Plus IQ 900 g được khuyến nghị giá bán lẻ là 425.000 đồng/hộp, Grow G-Power vanilla 900 g 378.000 đồng/hộp...

Cũng trong ngày hôm qua 11/6, Sở Tài chính TPHCM công bố giá đăng ký bán buôn tối đa với 30 dòng sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) do Sở quản lý. Các dòng sản phẩm này có mức giảm giá tương đối từ 6 - 13%, còn giá tuyệt đối giảm từ 2.300 đồng - 85.000 đồng, tùy theo từng loại sản phẩm.

Trước đó Bộ Tài chính cũng đã công bố giá đăng ký bán buôn tối đa của 5 dòng sản phẩm sữa thuộc Công ty Vinamilk do Bộ quản lý. Đến nay, Công ty Vinamilk đã hoàn thành giai đoạn công bố giá đăng ký bán buôn tối đa, với 35 mặt hàng.

Như vậy, hiện trên thị trưởng sữa đã có 176 mặt hàng sữa đăng ký mức giá bán buôn tối đa, theo chiều hướng giảm. Bởi kể từ ngày 11/6, theo quy định của Bộ Tài chính, kể từ ngày 11/6, các doanh nghiệp phải áp dụng mức giá bán buôn tối đa đối với các mặt hàng sữa. Và đến ngày 21/6, các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ phải niêm yết giá trần với các nhãn sữa bán lẻ. Giá bán lẻ tối đa được tính bằng giá bán buôn tối đa cộng với 15%.

Hiện tại, Cục Quản lý giá Bộ Tài chính đã có công văn yêu cầu Sở Tài chính các địa phương thực hiện kiểm tra mức giá tối đa cả khâu bán buôn và bán lẻ. Trường hợp phát hiện bất hợp lý thì yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, điều chỉnh cho phù hợp.

Đặc biệt, phải bảo đảm giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tới địa điểm xa nhất, chi phí phát sinh cao nhất không vượt quá 15% giá bán buôn tối đa của đơn vị sản xuất, nhập khẩu áp dụng. Và theo yêu cầu của Cục Giá, Sở Tài chính cần công khai giá bán buôn, bán lẻ sữa đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi để cơ quan quản lý thị trường, người tiêu dùng biết và giám sát.

Theo khảo sát của phóng viên, hiện nhiều mặt hàng trên thị trường đã được các doanh nghiệp, chủ đại lý giảm giá bán cho người tiêu dùng. Mức giá giảm cũng khá phong phú, tùy chủng loại.

Về khả năng doanh nghiệp "lách" quy định công bố giá trần bằng cách thay đổi bằng các sản phẩm mới, trong văn bản hướng dẫn thực hiện giá bán sữa của Bộ Tài chính đã nhấn mạnh đến vấn đề này. Theo đó, sản phẩm mới hoàn toàn hay sản phẩm cũ mà trọng lượng thay đổi cũng phải áp giá theo quy định giá trần của Bộ Tài chính.

Được biết, theo thông báo mới nhất của Bộ Y tế, mới chỉ có Công ty Abbott có văn bản xin cấp phép bổ sung quy cách đóng gói mới cho bốn sản phẩm. Tuy nhiên, đến nay bốn sản phẩm mới chưa được bán trên thị trường.
Được tạo bởi Blogger.