Tỉ phú Phạm Nhật Vượng lên bìa Forbes

17:43 |

Forbes phiên bản Việt Nam chính thức ra mắt với ảnh bìa là ông chủ của Vingroup Phạm Nhật Vượng, người Việt đầu tiên trở thành tỉ phú đô la (USD) của VN với khối tài sản ước tính khoảng 1,5 tỉ USD.

Đọc thêm »

Công bố 4 ngành nhiều tham nhũng

00:34 |
Theo nghiên cứu của Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên 2013 (VBF), diễn ra ngày 3/12, có 4 ngành ảnh hưởng rất lớn đến tham nhũng là hải quan, thuế, cấp giấy phép và quản lý đất đai.

Bốn ngành nhiều tham nhũng


Theo nghiên cứu của VBF, có 4 ngành ảnh hưởng rất lớn đến tham nhũng là hải quan, thuế, cấp giấy phép và quản lý đất đai. Qua khảo sát vào tháng 10/2013 của VBF về cộng đồng doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam cho thấy, tình trạng tham nhũng thường phổ biến trong lĩnh vực công hơn lĩnh vực tư nhân. Trong 3 lĩnh vực mà Chính phủ ưu tiên để chống tham nhũng, số người khảo sát lựa chọn để “đánh” với hải quan 55,2%, thuế 46,2% và quản lý đất đai là 39,8%.


Các viên chức công quyền yêu cầu những khoản hối lộ và tiền bôi trơn hầu như mỗi ngày. Nếu từ chối những yêu cầu đó DN bị làm khó dễ trong lĩnh vực liên quan. Theo các chuyên gia VBF, có tình trạng cán bộ hải quan được chi trả phí bôi trơn để giải quyết nhanh trong xuất, nhập hàng hóa; nhận hối lộ để làm ngơ trước hàng lậu, hàng cấm. VBF lưu ý rằng, việc này có phần xuất phát từ DN, khi họ muốn “được việc” trong thời gian ngắn.

Chuyên gia VBF cũng dẫn chứng trường hợp về đường dây nóng của Tổng cục Hải quan. Khi thành viên của VBF gọi thử vào đường dây, được trả lời: Không tiếp nhận những thông tin về tham nhũng của cán bộ trong ngành. Trong lĩnh vực thuế, DN thường xuyên phải trả phí bôi trơn, cán bộ thuế đề nghị cố ý khai báo giảm nghĩa vụ thuế để được hối lộ.

“Hành vi tham nhũng này là kết quả của thực trạng cán bộ thuế quyền hành lớn; còn hệ thống chính sách và quy trình thủ tục cồng kềnh, không rõ ràng”- VBF cảnh báo. Theo Ngân hàng thế giới (WB), gặp phải nhiều vấn đề tham nhũng nhất trong lĩnh vực thuế chính là những DN trước đó thường xuyên có nhiều khoản chi không chính thức.



Có 4 ngành ảnh hưởng rất lớn đến tham nhũng là hải quan, thuế, cấp giấy phép và quản lý đất đai


Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, việc tái cơ cấu DNNN, quan điểm của Chính phủ là rõ ràng, và Thủ tướng phê duyệt kế hoạch. Theo đó, thời gian tới, cổ phần hóa sẽ đẩy nhanh hơn, mục tiêu sẽ đưa 1.200 DNNN còn 600 vào năm 2015 và 300 vào năm 2020. “Năm 2012, chúng ta thực hiện được 34 DN. Còn năm nay, kế hoạch cổ phần hóa 175 DN, đã thực hiện được gần 100 DN”.


Trước độ nóng tham nhũng, tiêu cực trong ngành thuế, hải quan, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nói: “Chúng tôi tiếp tục cam kết, nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng thống tham nhũng; đơn giản, minh bạch hóa, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN”.

Để giảm thiểu tiêu cực, bà Mai cho biết, ngành thuế, hải quan áp dụng kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Có quy định về trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ; có ban phòng chống tham nhũng trong tài chính.

DNNN ưu đãi nhiều, hiệu quả ít


Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu, ông Preben Hjortlund, nói rằng, khu vực DNNN của Việt Nam chiếm tới 40% toàn bộ nền kinh tế. Trong khi được ưu đãi nhiều trong các khoản vay, tiếp cận đất đai, chỉ tiêu lợi nhuận thấp..., nhưng DNNN thường hoạt động không hiệu quả, kìm hãm tăng trưởng nền kinh tế, giảm đầu tư tư nhân trong lĩnh vực này. Việt Nam cần tiến hành cổ phần hóa DNNN trong thời gian sớm nhất, để tạo ra một môi trường có tính cạnh tranh cao, hoạt động theo cơ chế thị trường.



Người dân thực hiện thủ tục hải quan tại quầy.

Ông Steven Winkelman, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam, cho rằng, tham nhũng và xung đột lợi ích trở thành vấn đề cố hữu trong khu vực DNNN. Ông nói: “Các nhà đầu tư đang lo lắng, liệu tập đoàn nhà nước nào tiếp theo sẽ thất bại từ việc mở rộng hoạt động quá mức; tập đoàn nào sẽ buộc phải kê các tài sản xấu vào bảng cân đối kế toán”.

Một trong những bế tắc của DNNN hiện nay là thoái vốn ra khỏi lĩnh vực đầu tư ngoài ngành như ngân hàng, bất động sản...Theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, Bộ Tài chính đang nghiên cứu, tính đến các giải pháp thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh dưới mệnh giá.

Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, trong tái đầu tư công, Chính phủ tiếp tục khẳng định, những lĩnh vực mà xã hội, tư nhân làm được tạo điều kiện cho họ tham gia đầu tư. Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT cùng các bộ, xây dựng danh mục các dự án, lĩnh vực thuộc ngành mình, có thể kêu gọi đầu tư từ xã hội. Từ đó, xây dựng dự án lớn hơn về thực hiện hợp tác công tư (PPP), đầu tư tư nhân, mạnh mẽ hơn.
Theo Phạm Anh (Tiền Phong)

Ai cho phép Đại Nam biến khu công nghiệp thành đất ở?

19:55 |


Đến nay, dư luận lùm xùm trên báo chí xung quanh chuyện ông Huỳnh Uy Dũng, chủ khudu lịch (KDL) Đại Nam tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh.
Đọc thêm »

Ngân hàng “đổ bộ” xuống chợ

17:20 |


Không thể bơm thêm vốn cho doanh nghiệp (DN) từng có nợ xấu, các ngân hàng (NH) đang tìm cách tiếp cận các hộ gia đình, tiểu thương, cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ để chào mời vay vốn, với các món vay trung bình chỉ vài chục triệu đồng.
Đọc thêm »

Vàng rớt giá: Ai dám lướt?

22:07 |
Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường vàng đang có sóng, những người quan tâm đến vàng cần thận trọng khi lướt (sóng) hoặc đầu tư lâu dài. Vậy xu hướng về vàng cuối năm sẽ ra sao, điều gì sẽ chi phối?

Có sóng

Chỉ trong vòng 3 ngày, tính từ đầu tuần tới nay giá vàng trong nước đã rơi vào 2 trạng thái nóng lạnh thất thường. Ngay phiên giao dịch đầu tuần (25/11) giá vàng đã rớt thê thảm, chạm ngưỡng 35,15 triệu đồng/lượng (mua vào).


Ở mức này, giá vàng đã phá vỡ mức thấp kỷ lục từng được thiết lập vào đầu tháng 2/2011. Sau khi giảm gần 700 ngàn đồng/lượng vào ngày đầu tuần, hôm qua (27/11) giá vàng đã tăng lên 300 đồng/lượng. Những cú sốc lên xuống đột ngột của thị trường vàng dường như nằm ngoài dự báo của các nhà phân tích.

Theo ông Trần Thanh Hải, Tổng GĐ Cty Cổ phần Kinh doanh và Đầu tư Vàng Việt Nam, không ai có thể dự báo được giá vàng trong bối cảnh này. Giá vàng thế giới hiện phụ thuộc vào chính sách điều hành của Chính phủ Mỹ.




Giá vàng đang xuống rất thấp nhưng tâm lý các nhà đầu tư vẫn rất dè chừng. Ảnh: Ngọc Châu.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục giảm lãi suất cơ bản và các gói kích cầu, điều này khiến đồng USD tăng giá. Một khi USD tăng giá, vàng sẽ theo chiều hướng ngược lại. Còn với Việt Nam, giá vàng phụ thuộc vào 3 yếu tố: Sự biến động của thế giới như nói trên; (sức mua) trên thị trường (hiện nay không có) và chính sách. “Trong khi đó từ năm 2012 đến nay có rất nhiều chính sách liên quan đến vàng”, ông Hải nói.

Đại diện Tổng Cty Vàng Agribank Việt Nam-CTCP (AJC) cho rằng, thị trường vàng còn dựa vào yếu tố tâm lý. Chẳng hạn vào giữa tháng 10, trong khi hầu hết các chuyên gia cho rằng khi Mỹ đạt được những thỏa thuận về trần nợ công, giá vàng sẽ giảm.

Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác, khi nhiều người cùng nghĩ theo một xu hướng thì giá vàng phản ứng ngược lại. Bởi yếu tố tâm lý của người dân, giới đầu tư trước những bất ổn từ nền kinh tế vĩ mô luôn phức tạp.

Ông Nguyễn Công Tường, Phó phòng Kinh doanh SJC cho biết, việc giá vàng giảm đột ngột gần 700 ngàn đồng cũng là sóng lớn. Nếu ở mức giảm này của năm 2012, chắc chắn thị trường sẽ rất sôi động. “Nhà đầu tư chỉ thích có sóng để lướt. Bây giờ thị trường có sóng, nhưng không có sức mua, mua bán đều rất chậm. Và giá vàng trong tháng 12 này khó có khả năng tăng mạnh”, ông Hải nói.

Giữ vàng như ngậm sâm



Vàng có sóng nhưng không ai dám lướt ảnh: Như ý.

Vậy có nên mua vàng lúc này? Theo ông Hải, không ai đầu cơ vàng lúc này cả, bởi thị trường rất ảm đạm. Không lường trước được giá vàng nên nhà đầu tư dường như không nhảy vào. Tuy nhiên, ở ngưỡng 35 triệu đồng/lượng, giá vàng đang rơi vào vùng đáy. “Nếu là tiền tích lũy, không vay mượn, người dân có thể mua để đó. Nhưng nếu là tiền huy động từ nhiều nguồn thì không nên”, ông Hải nói.

Một lãnh đạo trong ngành vàng cho rằng, nếu giữ vàng từ đầu năm đến nay đã lỗ tới 30%. “Với những người mua vàng để tích trữ, không phải đầu cơ, giống với việc mua sâm về ngậm, phòng sức khỏe yếu”, vị này nói.

Cũng có ý kiến cho rằng, một phần thị trường ảm đạm là do kinh tế khó khăn, người dân thắt lưng buộc bụng; không có tiền ăn lấy đâu ra tiền mua vàng. Tình trạng này không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng thế. Theo ông Hải, nhiều nước trên thế giới không thiếu tiền, như Nhật, Trung Quốc… hiện nay lãi suất rất thấp và họ sẵn sàng bơm tiền ra.

Ông Trần Quốc Quýnh, Thư ký Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam cho rằng, với diễn biến của thị trường vàng thế giới những ngày vừa qua, rất khó đoán định được giá vàng sẽ tiếp tục đi xuống hay quay đầu tăng giá. Nhiều chuyên gia và tổ chức vàng thế giới nhận định giá vàng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục đà đi xuống, nhưng khó có thể thấp hơn ngưỡng 1.200 USD/ounce.

Cũng theo ông Quýnh, việc NHNN mới đây phát tín hiệu nhập vàng trở lại sẽ tác động tâm lý đến thị trường. “NHNN thông báo sẽ mua vàng cho thấy “cuộc chơi” đấu thầu bán vàng đã đến hồi kết khi nguồn dự trữ gần cạn. Việc NHNN phải mua vàng cũng là điều có thể dự đoán được. Tuy nhiên, có thể thấy trước được rằng, số vàng mua vào của NHNN sẽ không nhiều. Bởi vì nếu mua mạnh sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối, cũng như có thể tác động xấu tới thị trường tiền tệ”, ông Quýnh phân tích.


Ngày 28/11, NHNN sẽ tổ chức tiếp phiên đấu thầu vàng thứ 71 với lượng vàng miếng SJC bán ra thị trường là 15.000 lượng. Giá tham chiếu đặt cọc: 35,3 triệu đồng/lượng, thấp hơn so với mức giá bán trên thị trường (80.000 đồng/lượng). Các đơn vị tham gia đấu thầu chỉ được đặt mua từ 500 đến 1.500 lượng vàng.
Theo Nhóm PV Kinh tế (Tiền Phong)

Hà Nội đổi gần 500 ha đất lấy dự án nghìn tỷ

19:33 |
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên theo hình thức BT.




Với mục tiêu đầu tư xây dựng nút giao thông hoàn chỉnh giữa đường vành đai 2 và trục hướng tâm tại cửa ngõ phía Bắc thành phố, dự án nút giao thông trung tâm quận Long Biên sẽ bao gồm cầu vượt trực thông 6 làn xe theo hướng đường Nguyễn Văn Linh - Đông Trù (đường 5 kéo dài). Cầu vượt này sẽ vượt qua khu vực đảo xuyến, tuyến đường sắt Gia Lâm - Yên Viên và tuyến đường sắt vào kho xăng Đức Giang.

Một nút giao thông dạng đảo xuyến tự điều chỉnh cũng sẽ được xây dựng cho các dòng xe rẽ trái theo các hướng và dòng xe thô sơ.

Ngoài ra, dự án bao gồm xây mới một số tuyến đường nội đô dọc theo hai bên cầu vượt, các tuyến đường ngang, đoạn đường kết nối tạm, các hạng mục vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng...

Dự kiến tổng diện tích đất phải thu hồi vĩnh viễn để phục vụ cho dự án là hơn 15 ha, trong đó có hơn 8,2 ha là đất thu hồi mới từ và diện tích đất phải thu hồi bổ sung là hơn 1,06 ha, nằm trên 4 phường: Thượng Thanh, Đức Giang, Phúc Đồng và Gia Thụy, thuộc quận Long Biên.

Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là 2.847 tỷ đồng, bao gồm cả lãi vay trong thời gian thực hiện dự án. Toàn bộ phần vốn này sẽ do nhà đầu tư tự thu xấp và huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

Về phương án thu hồi vốn, thành phố quyết định cho nhà đầu tư được khai thác quỹ đất đối ứng 20 ha tại xã Dương Xá, Gia Lâm, quỹ đất khoảng 320 ha tại các phường Long Biên, Cự Khối và khoảng 135 ha đất bổ sung thêm ngoài bãi sông Hồng.

Được biết, nhà đầu tư được thành phố lựa chọn để thực hiện dự án là Công ty Cổ phần Him Lam, chi nhánh Hà Nội.

Tiến độ triển khai dự án được phê duyệt là 2014 - 2015.

nguồn: báo hay

Vàng “bất động” sau phiên giảm mạnh

21:48 |
Giá vàng SJC trong nước sáng nay vẫn giữ nguyên giá giao dịch so với sáng qua.

Giá vàng tại thị trường trong nước sáng nay “bất động” sau một phiên giảm khá mạnh vào sáng ngày hôm qua. Hiện vàng SJC vẫn niêm yết giá mua vào 36,39 triệu đồng/lượng, mức thấp nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây.

Trên thị trường thế giới, vào lúc 8h40 sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá vàng tăng nhẹ 2 USD/oz so với phiên sáng qua, giao dịch ở mức: Mua vào 1,275.13 USD/oz, bán ra 1,275.63 USD/oz. Theo quy đổi,giá vàng thế giới hiện đang ở mức 32,43 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 3,96 triệu đồng/lượng.

Sáng nay, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn giữ nguyên giá niêm yết vàng SJC so với sáng qua. Cụ thể: Giá vàng SJC Hà Nội giao dịch ở mức mua vào: 36,39 triệu đồng/lượng, bán ra 36,46 triệu đồng/lượng. Vàng SJC Hồ Chí Minh: Mua vào 36,39 triệu đồng/lượng; bán ra 36,44 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận: Mua vào 36,40 triệu đồng/lượng, bán ra 36,44 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua bán vàng SJC tại Phú Nhuận ở mức rất thấp: 40.000 đồng/lượng. Giá vàng Phượng Hoàng PNJ-DAB giao dịch: Mua vào 33,89 triệu đồng/lượng, bán ra 34,29 triệu đồng/lượng.


Công ty vàng bạc đá quý Doji sáng nay cũng giữ nguyên giá niêm yết so với sáng ngày hôm qua. Cụ thể, vàng SJC Hà Nội: Mua vào 36,39 triệu đồng/lượng, bán ra 36,44 triệu đồng/lượng. Vàng SJC TP.HCM mua vào 36,39 triệu đồng/lượng, bán ra 36,44 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua bán vàng SJC tại Doji vẫn ở mức thấp 50.000 đồng/lượng.

Tại ngân hàng Sacombank, giá vàng SBJ tăng 40.000 đồng/lượng mua vào và giảm 10.000 đồng/lượng bán ra so với sáng qua. Giá vàng SBJ của Sacombank giao dịch ở mức: Mua vào 36,36 triệu đồng/lượng, bán ra 36,46 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tại Sacombank mua vào 36,36 triệu đồng/lượng, bán ra 36,46 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng tại công ty Bảo Tín Minh Châu sáng nay giảm tiếp 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và bán ra so sáng ngày hôm qua. Cụ thể, giá vàng miếng 999.9 (24k): Mua vào 33.42 triệu đồng/lượng, bán ra 33.97 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn tròn trơn 999.9 (24k): Mua vào 33,42 triệu đồng/lượng, bán ra 34.97 triệu đồng/lượng. Vàng trang sức 999.9 (24k) giữ giá sáng ngày hôm qua: Mua vào 33,00 triệu đồng/lượng, bán ra 33,70 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường ngoại tệ, sáng nay, giao dịch USD nhìn chung vẫn giữ ổn định.

Ngân hàng Vietcombank niêm yết giao dịch USD ở mức: Mua vào 21.075 đồng/USD, bán ra 21.115 đồng/USD, giảm 5 đồng/USD so với ngày hôm qua.

Tại Vietinbank, giá USD không đổi so với sáng qua: Mua vào 21.080 đồng/USD, bán ra 21.115 đồng/USD.

Giá USD tại ngân hàng Eximbank cũng giao dịch ở mức ổn định: Mua vào 21.070 đồng/USD, bán ra 21.120 đồng/USD.

Giá USD tại Techcombank: Mua vào 21.070 đồng/USD và bán ra 21.135 đồng/USD.

Phương Chi (Khampha.vn)

Điều hành tỷ giá nhảy múa

18:25 |
Trong 2 tuần qua, các NHTM đồng loạt đưa giá bán USD lên kịch trần là 21.036 đồng. Thậm chí cuối tuần qua, tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước chiều bán ra USD đã tăng gần hết biên độ 1% khi chạm mức 21.360 đồng.
Sẽ là rất lý tưởng nếu nhà điều hành có thể đạt được tất cả các mục tiêu ổn định thị trường tài chính, ổn định tỷ giá, tiền tệ… để hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát. Song thực tế, việc ổn định tỷ giá đòi hỏi chính sách linh hoạt, sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều chính sách khác mới đem lại kết quả như kỳ vọng.

Ngăn tỷ giá "nhảy múa"

Ở cương vị lãnh đạo của Vụ Quản lý ngoại hối, ông Huy là người thấm thía nhất những khó khăn, áp lực khi làm sao phải đảm bảo mục tiêu giữ ổn định tỷ giá, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô. Nếu điều hành tỷ giá "lỏng" sẽ gây bất ổn thị trường, mà "cứng" quá sẽ ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu.

"Thực sự, điều hành tỷ giá hối đoái là một việc rất khó. Vì tỷ giá vừa là công cụ, vừa là mục tiêu điều hành và gánh trên vai rất nhiều yêu cầu, như: đảm bảo tăng dự trữ ngoại hối, tăng khả năng cạnh tranh, vĩ mô ổn định, làm sao cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn…", ông Huy nhấn mạnh.

Diễn biến thực tế cho thấy tỷ giá VND/USD đã liên tục "nhảy múa" trong suốt giai đoạn 2008 - 2011, tăng tới 6,3 - 10,07%. Điều này đã gây tác động tiêu cực đến thị trường ngoại hối, doanh nghiệp lãnh đủ thiệt hại vì tỷ giá biến động quá mạnh. Từ năm 2011, NHNN phối hợp đồng bộ hàng loạt công cụ chính sách tiền tệ mới "kìm cương" được tỷ giá (chỉ tăng nhẹ 2,2%) và dần đi vào ổn định. Với xu hướng và diễn biến thị trường ngoại tệ hiện nay, giá
USD năm 2013 ước tính chỉ tăng 1,4 - 1,5%.

Khi tỷ giá nổi "sóng" hồi đầu năm 2013, nhiều ý kiến cho rằng nên phá giá VND để hỗ trợ xuất khẩu. Nhưng có ý kiến khác lo ngại việc phá giá VND sẽ gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô, gia tăng lạm phát, làm nhà đầu tư hoang mang… Trước những quan điểm trái chiều, NHNN vẫn kiên trì giữ ổn định tỷ giá ở mức tương đối giữa VND và các loại ngoại tệ chủ chốt.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, việc giữ ổn định tỷ giá hối đoái trong suốt năm 2012 và đến giữa năm 2013 mới điều chỉnh nhỏ giọt ở mức 1% là một nỗ lực của NHNN. Cam kết không điều chỉnh tỷ giá quá 3% của NHNN hồi đầu năm là một yếu tố quan trọng để xã hội, nước ngoài tin tưởng vào chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam.

"Nếu không thay đổi cách thức xuất khẩu, nhập khẩu, vẫn dựa vào vốn đầu tư nước ngoài thì chính sách tỷ giá không cần thay đổi. Và tỷ giá có thể diễn ra đúng như kịch bản của đại diện Ngân hàng HSBC đưa ra (tỷ giá VND/USD sẽ ổn định quanh mức 21.500 VND/USD trong năm 2014 - 2015)", ông Ánh nói và kỳ vọng những diễn biến thị trường ngoại hối trong quá khứ sẽ là kinh nghiệm để NHNN đưa ra giải pháp điều chỉnh tỷ giá hợp lý hơn trong các năm tới.
Ông Huy chia sẻ có 3 áp lực dẫn đến sự điều chỉnh tỷ giá: sự mất cân đối cung - cầu ngoại tệ, hiện tượng đầu cơ, tâm lý bất ổn của người dân. Trong đó, khi cung - cầu bị mất cân đối, khả năng lớn là NHNN phải điều chỉnh tỷ giá nếu không sẽ phải bán ngoại tệ để can thiệp thị trường. Còn nếu áp lực xuất phát từ tâm lý bất ổn và đầu cơ thì có thể xử lý dễ hơn.

Gánh nặng "tỷ đô"



Nhìn lại 2 năm qua, ông Huy cho rằng chính sách điều hành thị trường ngoại hối của NHNN đã phát huy hiệu quả. Đến thời điểm này, NHNN hoàn toàn có thể điều hành lượng tiền cung ứng và thanh khoản dư thừa tạm thời trong hệ thống, góp phần ổn định tỷ giá, thị trường tiền tệ, củng cố lòng tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư…

Một tác động quan trọng của tỷ giá ổn định là góp phần đưa cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam thặng dư ở mức cao, hơn 10 tỷ USD (năm 2012). Năm 2013, dự báo sẽ thặng dư khoảng 7 - 8 tỷ USD. Điều này đã tạo điều kiện cho NHNN tăng mua USD, cải thiện dự trữ ngoại hối quốc gia ở mức trên 22 tỷ USD năm ngoái và khả năng tăng lên khoảng 30 tỷ USD trong năm nay. Đây được coi là ranh giới an toàn cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Mức dự trữ này sẽ giúp ổn định tỷ giá, đảm bảo sẵn sàng can thiệp thị trường, khiến giới đầu cơ muốn lũng đoạn cũng phải dè chừng vì có thể gánh chịu thiệt hại lớn.

Nhờ tỷ giá ổn định, thị trường vàng bớt "sóng" to, giá vàng đi dần vào ổn định theo đúng định hướng của nhà điều hành. Tâm lý đầu cơ, tích trữ vàng của người dân cũng phần nào bớt sôi sục và hạn chế tình trạng "vàng hóa".

Sự ổn định của tỷ giá sẽ tác động tích cực đến nợ nước ngoài của Việt Nam nói chung và nợ công nói riêng. Vì tỷ giá chỉ cần tăng 3 - 4% thì số nợ mỗi năm sẽ tăng thêm hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhất là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn bỗng dưng gánh lỗ chênh lệch tỷ giá rất lớn.

Với chừng ấy mục tiêu quan trọng, việc điều chỉnh tỷ giá "linh hoạt" và "không gây sốc" cho nền kinh tế sẽ phải được nhà điều hành cân nhắc thận trọng, phù hợp với diễn biến thị trường ở từng thời điểm. Sẽ khó có câu trả lời cụ thể, nhưng ông Huy cho rằng cần có một số tiền đề quan trọng, như: NHNN phải làm chủ thị trường tiền tệ một cách vững chắc, điều hành lãi suất tương đối chủ động (nhất là lãi suất ngắn hạn), áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, kiểm soát luồng vốn "nóng" ra vào ra thị trường…


Hoa Tâm(Theo Thời Báo Kinh Doanh)

Tại sao đã có lãi, EVN vẫn không thể giảm giá???

20:31 |

Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc EVN, than rằng, rất khó giảm giá điện dù khung giá của Chính phủ phê duyệt có đưa ra mức giá bán lẻ bình quân tối thiểu thấp hơn tới 4,7% so với giá bán điện hiện nay. 


Chỉ có tăng

Khung giá bán lẻ điện vừa được Thủ tướng ban hành cho giai đoạn năm 2013-2015. Trong đó, mức giá tối thiểu là 1.437 đồng/kWh, thấp hơn 4,7% so với giá bán lẻ bình quân hiện nay. Mức giá tối đa là 1.835 đồng/kWh, cao hơn 21,6% so với giá hiện nay. Một khung giá như vậy ngụ ý rằng, giá điện của Việt Nam sẽ có thể tăng, cũng có thể giảm.

Song, đó chỉ là tính toán trên lý thuyết. Nhìn vào thực tế hiện nay, hi vọng về một khả năng giảm giá điện vẫn còn rất xa vời.

Chia sẻ với PV, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Đinh Quang Tri, cho biết, khung giá được xác định dựa trên các dự báo về tăng giá nhiên liệu, chênh lệch tỷ giá trong các năm tới. Trong đó, mức giá tối đa 1.835 đồng/kWh vào năm 2015 là đã bao gồm cả việc phân bổ khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 26.600 tỷ đồng của EVN.

Cho đến nay, tập đoàn đã xử lý được 11.000 tỷ đồng bằng nguồn lợi nhuận thu được trong năm 2012. Do đó, giá điện từ nay đến năm 2015 sẽ phải gánh 15.000 tỷ đồng còn lại.



Vị Phó Tổng giám đốc EVN tính toán, nhiều khả năng, EVN sẽ bù được khoản lỗ này vào năm 2014, nhờ hai năm gần đây, kinh doanh điện gặt hái nhiều thuận lợi. Mưa nhiều, thủy điện dồi dào nên năm nay, EVN chắc chắn không phát sinh lỗ. Mức lãi sau thuế dự kiến năm nay là 120 tỷ đồng.

Tuy nhiên, xu hướng tăng giá là chủ yếu. Theo phân tích của ông Tri, nhiên liệu đầu vào vẫn có thể tăng mạnh. Như đợt tăng giá ngày 1/8 vừa qua, nguyên nhân chủ yếu là do cú tăng mạnh kỷ lục của giá than bán cho điện, có loại tăng lên tới 50% so với trước.

Bên cạnh đó, giá khí bán cho các nhà máy điện hiện nay cũng vẫn chưa thị trường hóa. Tương lai, theo lộ trình Chính phủ phê duyệt, giá khí bán cho điện cũng ngày một nhích dần.

Việc điều hành giá điện vẫn tuân theo Quyết định 24 của Thủ tướng năm 2011 về cơ chế giá điện theo thị trường. Theo đó, EVN vẫn phải dựa vào biến động đầu vào với ba thông số như giá nhiên liệu, tỷ giá và cơ cấu sản lượng điện huy động từ các nguồn điện khác nhau trên thực tế để tính toán các phương án giá điện. Mỗi lần điều chỉnh giá, EVN vẫn phải làm đề án trình Bộ Công Thương thẩm định, trình Bộ Tài chính và Chính phủ nếu đề xuất tăng quá 5%.

"Nếu các biến động đầu vào làm giá thành điện tăng lên thì EVN sẽ tăng giá điện, nếu giá thành điện đầu vào giảm thì EVN cũng giảm giá điện", ông Tri nói.

Ví dụ như các khoản lỗ tỷ giá được bù xong, cơ cấu sản lượng điện phát thuận lợi, mưa nhiều, thủy điện - nguồn giá rẻ được huy động cao, tỷ giá không tăng, giá nhiên liệu không tăng thì giá điện có thể giảm xuống mức giá tối thiểu. Đơn cử như năm 2011, EVN đã lãi tới 4.000 tỷ đồng nhờ đồng Yên mất giá, chênh lệch tỷ giá có lợi. Tuy nhiên, các đồng tiền khác lại tăng giá nên EVN vẫn lỗ.

"Song, mọi tính toán dự báo đều cho thấy, ngành điện ít có cơ hội áp dụng mức giá tối thiểu mà Chính phủ công bố", ông Tri nhấn mạnh.

Ông Tri cũng cho biết, giá điện từ nay đến cuối năm sẽ không xem xét điều chỉnh thêm.

EVN lãi nhiều hơn lỗ

Theo các chuyên gia ngành điện, ngoại trừ hai năm 2010-2011, EVN hầu như đều có lãi. Trong hai năm này, EVN lỗ tới 12.000 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do hạn hán kéo dài, thủy điện cạn nước, công suất nguồn điện giá rẻ thấp.

Tỷ lệ thủy điện chiếm trên 60% nguồn điện, nhiệt điện và các nguồn khác chiếm gần 40%. Vào mùa khô, phần 40% nguồn điện này không đủ để gánh bù cho phần hơn 60% nguồn điện bị hao hụt còn lại. Trong khi đó, nguồn nhiệt điện than không thể tải vào miền Nam được vì năng lực truyền tải qua đường dây 500kV có hạn. Vì vậy, để đối phó với thiếu điện khu vực miềnNam, EVN đổ dầu vào chạy nên phát sinh lỗ. Thế nên mới có chuyện năm 2011, EVN giao chỉ tiêu lỗ cho các công ty con để phấn đấu giảm lỗ.

Trước nữa, giai đoạn 1994 đến trước năm 2010, trung bình mỗi năm, EVN có lãi khoảng 3.000- 4.000 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận khoảng 1,3-1,4%. Đến năm 2012, số lãi của EVN tăng lên là 6.000 tỷ đồng. Đây được coi là năm lãi cao nhất.

Tuy nhiên, các mức lãi đó không thấm vào đâu so với nhu cầu đầu tư nguồn điện và các khoản nợ kếch sù mà EVN đang gánh. Cùng đó, giá thành điện lại tăng cao, tương ứng với lộ trình tăng giá than, giá khí...

Chính vì vậy, theo lý giải của các vị chuyên gia trong ngành này, dù có lãi thì EVN vẫn tăng giá điện. Về bản chất, việc tăng giá điện thực chất là để giải quyết toàn bộ hệ quả của quá trình xây dựng nguồn điện, lưới điện với tổng vốn hàng trăm nghìn tỷ đồng. Hiện nay, nợ của EVN là cực lớn. Gần 120 ngàn tỷ mà các ngân hàng nêu ra vừa qua chỉ là khoản vay trong nước. EVN là "chúa chổm" khi mà 70-80% vốn đầu tư các nguồn điện mới gần đây đều vay nước ngoài, chủ yếu là vay Trung Quốc.

Song, các vị chuyên gia trong ngành cũng tính toán, 9 tháng vừa qua, EVN tiết kiệm được 2,2 tỷ kWh. Sản lượng này nhân với giá bình quân 1.508 đồng/kWh, EVN tiết kiệm được tới hơn 3.317 tỷ đồng.

Khi EVN mới ra đời, tổn thất điện năng là 17-18%, giờ, tỷ lệ tổn thất còn 9%. Bình quân mỗi năm tiết giảm 1% tổn thất, nhân với tổng sản lượng điện 100.000 tỷ kWh, tương lai là sản lượng 300.000 tỷ kWh thì con số mà tập đoàn này tiết kiệm giảm giá thành sẽ cực kỳ lớn.

Vì vậy, EVN phải tìm mọi cách giảm giá thành điện, tiết kiệm điện, nâng cao chất lượng hệ thống cung cấp điện để giảm áp lực tăng giá điện.
nguồn: báo dân trí

Vàng lậu nguy cơ tái xuất vì nhẫn tròn trơn

17:41 |


Trong khi giao dịch vàng miếng èo uột, doanh số bán nhẫn tròn trơn bỗng tăng mạnh, đồng thời tỷ giá tự do nóng lên, khiến không ít người nghĩ tới khả năng nhập lậu vàng lại tái diễn sau nhiều tháng yên ắng.
Đọc thêm »
Được tạo bởi Blogger.